CTTĐT - Theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Hội đồng nhân dân các cấp họp thường lệ mỗi năm hai kỳ. Ngoài kỳ họp thường lệ, Hội đồng nhân dân tổ chức các kỳ họp chuyên đề theo yêu cầu công việc. Việc nâng cao chất lượng kỳ họp Hội đồng nhân dân có ý nghĩa hết sức quan trọng góp phần nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân.
Chất lượng các kỳ họp Hội đồng nhân dân ngày càng được nâng cao, là cầu nối giữa lãnh đạo huyện với cử tri và nhân dân
Kỳ họp là kết quả của rất nhiều khâu, nhiều công đoạn, với sự tham gia của nhiều cơ quan, đơn vị, trong đó khâu chuẩn bị tổ chức, xác định nội dung, chương trình là khâu quan trọng quyết định tính chất thành công của kỳ họp. Qua thực tiễn hoạt động của Hội đồng nhân dân trong thời gian qua cho thấy, công tác chuẩn bị kỳ họp Hội đồng nhân dân khá chu đáo cả về nội dung và hình thức, được tiến hành đúng theo luật định, đảm bảo có sự phối hợp chặt chẽ giữa Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện và các cơ quan, đơn vị của huyện.
Chất lượng các kỳ họp Hội đồng nhân dân ngày càng được nâng cao, là cầu nối giữa lãnh đạo huyện với cử tri trong giải quyết những khó khăn, vướng mắc và quyết định nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, thu chi ngân sách, đảm bảo quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, không ngừng nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Thường trực Hội đồng nhân dân huyện Trấn Yên đã tổ chức thành công 03 kỳ họp thường lệ, đã ban hành 22 nghị quyết, trong đó có: 04 nghị quyết về hoạt động của HĐND, 09 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, 9 nghị quyết về công tác cán bộ. Nhìn chung các nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện đã ban hành đều phù hợp với đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tình hình, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, tại kỳ họp cuối năm 2021, Thường trực Hội đồng nhân dân huyện xây dựng kế hoạch tổ chức các kỳ họp thường lệ trình Hội đồng nhân dân huyện thông qua. Trước mỗi kỳ họp, Hội đồng nhân dân huyện đều tổ chức cuộc họp mở rộng để cho ý kiến về nội dung và thời gian tổ chức kỳ họp, qua đó xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan trong công tác chuẩn bị kỳ họp, quy định cụ thể về mốc thời gian thực hiện các công việc chuẩn bị kỳ họp; thông báo nội dung, chương trình, thời gian tổ chức kỳ họp đến Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Tòa án, Viện Kiểm sát, Chi cục Thi hành án dân sự, các phòng ban liên quan để chuẩn bị các tài liệu kỳ họp theo luật định và phân công các Ban Hội đồng nhân dân tiến hành thẩm tra các báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết, chỉ đạo Văn Phòng cấp ủy và chính quyền đôn đốc các cơ quan chuẩn bị tốt các tài liệu liên quan đến nội dung kỳ họp.
Ủy ban nhân dân huyện đã căn cứ vào kế hoạch tổ chức kỳ họp của Thường trực HĐND, đã chủ động phân công, đôn đốc các cơ quan liên quan chuẩn bị nội dung các văn bản, tài liệu phục vụ kỳ họp Hội đồng nhân dân. Nhờ có sự chỉ đạo kịp thời của Ủy ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn đã tích cực chuẩn bị báo cáo, tờ trình, dự thảo Nghị quyết trình kỳ họp theo đúng thời gian quy định.
Trước mỗi kỳ họp, đối với những nội dung quan trọng liên quan đến các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện, Ủy ban nhân dân huyện đã họp xin ý kiến Ban Thường vụ Huyện ủy cho ý kiến thống nhất trước khi trình Hội đồng nhân dân để ban hành nghị quyết. Dành 1/2 ngày để Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tổ chức thảo luận đối với các tài liệu trình tại kỳ họp, đề xuất các nội dung chất vấn gửi về Thường trực Hội đồng nhân dân huyện để tổng hợp trình tại kỳ họp. Thường xuyên theo dõi, chỉ đạo Văn Phòng chủ động dự thảo các báo cáo của Thường trực, phân công chuyên viên tham dự các cuộc tiếp xúc cử tri, xây dựng kế hoạch chuẩn bị phục vụ kỳ họp, đôn đốc các cơ quan chuẩn bị và gửi tài liệu kỳ họp đúng với thời gian quy định.
Trong hoạt động thẩm tra các Ban của Hội đồng nhân dân đã tiến hành thu thập thông tin, tài liệu có liên quan, những nội dung chưa thống nhất các Ban đã yêu cầu cơ quan chuyên môn giải trình, làm rõ. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu, chỉnh sửa, bổ sung dự thảo nghị quyết, góp phần nâng cao chất lượng và tính khả thi của việc ban hành nghị quyết, tiết kiệm thời gian kỳ họp. Khi xây dựng chương trình điều hành kỳ họp, Thường trực Hội đồng nhân dân đặc biệt chú trọng đến việc hạn chế thời gian đọc báo cáo tại hội trường, tăng cường thời gian thảo luận, tại kỳ họp các báo cáo được trình bày trong khoảng thời gian đã được ấn định, chỉ đọc một số văn bản trọng tâm; các báo cáo thẩm tra của các Ban được trình bày tóm tắt, chỉ nêu những vấn đề chưa đồng ý và các kiến nghị, đề xuất. Dành nhiều thời gian cho thảo luận, chất vấn và trả lời chất vấn, phản ánh những vấn đề bức xúc của cử tri, nhất là những vấn đề liên quan đến lĩnh vực tải nguyên môi trường, quy hoạch, xây dựng, giải phóng mặt bằng, vấn đề chế độ chính sách, mua bảo hiểm y tế tự nguyện, giải pháp duy trì các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu; trong đó nhóm vấn đề chất vấn được thông qua báo trước cho đại biểu và các đơn vị được chất vấn tại kỳ họp biết để chuẩn bị chu đáo.
Nhìn chung công tác chuẩn bị kỳ họp được Thường trực Hội đồng nhân dân quan tâm chỉ đạo sâu sát và thường xuyên kiểm tra tiến độ thực hiện. Tài liệu kỳ họp được chuẩn bị đầy đủ, sắp xếp theo trình tự nội dung, chương trình kỳ họp được đăng tải trên trang thông tin điện tử và gửi văn bản giấy đến đại biểu đúng quy định.
Chất lượng của kỳ họp bắt đầu từ khâu chuẩn bị kỳ họp, Thường trực Hội đồng nhân dân cần chủ động lựa chọn những vấn đề cần sự tham gia thảo luận của Đại biểu, gợi ý nội dung thảo luật sát với tình hình thực tế, sát với tâm tư nguyện vọng chính đáng của cử tri, gợi ý thẳng vào những vấn đề “nóng” đang được dư luận quan tâm. Trong thời gian chuẩn bị kỳ họp, Thường trực HĐND đã tổng hợp những bức xúc chung nhất của nhân dân tại Hội nghị tiếp xúc cử tri, tổng hợp những tồn tại từ các đợt giám sát, những kiến nghị chính đáng chung nhất của các địa phương về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh để xây dựng thành một bản “gợi ý thảo luận” gửi vào tài liệu kỳ họp để Đại biểu nghiên cứu trước. Đồng thời, trong quá trình diễn ra kỳ họp, Chủ tọa luôn bám vào những vấn đề đã chuẩn bị để điều hành đúng như dự kiến. Chủ tọa kỳ họp phải “truyền lửa” vào kỳ họp, làm cho kỳ họp thực sự sinh động; tiếp sức cho Đại biểu làm tròn chức năng nhiệm vụ của người đại biểu nhân dân; phải khéo léo uyển chuyển trong quá trình điều hành.
Cùng với đó tự thân mỗi Đại biểu HĐND cũng cần khẳng định mình tại các kỳ họp. Đây là một nửa góp nên sự thành công của kỳ họp. Nếu sự chuẩn bị kỳ họp của Thường trực Hội đồng nhân dân đã rất chu đáo nhưng không được Đại biểu tích cực tham gia thì kỳ họp không thể thành công. Kết thúc kỳ họp, Đại biểu HĐND tiếp tục theo dõi việc thực hiện những nội dung đã được UBND và ngành chuyên môn tiếp thu, ghi nhận tại kỳ họp.
1485 lượt xem
CTV: Việt Linh
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Hội đồng nhân dân các cấp họp thường lệ mỗi năm hai kỳ. Ngoài kỳ họp thường lệ, Hội đồng nhân dân tổ chức các kỳ họp chuyên đề theo yêu cầu công việc. Việc nâng cao chất lượng kỳ họp Hội đồng nhân dân có ý nghĩa hết sức quan trọng góp phần nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân. Kỳ họp là kết quả của rất nhiều khâu, nhiều công đoạn, với sự tham gia của nhiều cơ quan, đơn vị, trong đó khâu chuẩn bị tổ chức, xác định nội dung, chương trình là khâu quan trọng quyết định tính chất thành công của kỳ họp. Qua thực tiễn hoạt động của Hội đồng nhân dân trong thời gian qua cho thấy, công tác chuẩn bị kỳ họp Hội đồng nhân dân khá chu đáo cả về nội dung và hình thức, được tiến hành đúng theo luật định, đảm bảo có sự phối hợp chặt chẽ giữa Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện và các cơ quan, đơn vị của huyện.
Chất lượng các kỳ họp Hội đồng nhân dân ngày càng được nâng cao, là cầu nối giữa lãnh đạo huyện với cử tri trong giải quyết những khó khăn, vướng mắc và quyết định nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, thu chi ngân sách, đảm bảo quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, không ngừng nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Thường trực Hội đồng nhân dân huyện Trấn Yên đã tổ chức thành công 03 kỳ họp thường lệ, đã ban hành 22 nghị quyết, trong đó có: 04 nghị quyết về hoạt động của HĐND, 09 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, 9 nghị quyết về công tác cán bộ. Nhìn chung các nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện đã ban hành đều phù hợp với đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tình hình, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, tại kỳ họp cuối năm 2021, Thường trực Hội đồng nhân dân huyện xây dựng kế hoạch tổ chức các kỳ họp thường lệ trình Hội đồng nhân dân huyện thông qua. Trước mỗi kỳ họp, Hội đồng nhân dân huyện đều tổ chức cuộc họp mở rộng để cho ý kiến về nội dung và thời gian tổ chức kỳ họp, qua đó xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan trong công tác chuẩn bị kỳ họp, quy định cụ thể về mốc thời gian thực hiện các công việc chuẩn bị kỳ họp; thông báo nội dung, chương trình, thời gian tổ chức kỳ họp đến Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Tòa án, Viện Kiểm sát, Chi cục Thi hành án dân sự, các phòng ban liên quan để chuẩn bị các tài liệu kỳ họp theo luật định và phân công các Ban Hội đồng nhân dân tiến hành thẩm tra các báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết, chỉ đạo Văn Phòng cấp ủy và chính quyền đôn đốc các cơ quan chuẩn bị tốt các tài liệu liên quan đến nội dung kỳ họp.
Ủy ban nhân dân huyện đã căn cứ vào kế hoạch tổ chức kỳ họp của Thường trực HĐND, đã chủ động phân công, đôn đốc các cơ quan liên quan chuẩn bị nội dung các văn bản, tài liệu phục vụ kỳ họp Hội đồng nhân dân. Nhờ có sự chỉ đạo kịp thời của Ủy ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn đã tích cực chuẩn bị báo cáo, tờ trình, dự thảo Nghị quyết trình kỳ họp theo đúng thời gian quy định.
Trước mỗi kỳ họp, đối với những nội dung quan trọng liên quan đến các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện, Ủy ban nhân dân huyện đã họp xin ý kiến Ban Thường vụ Huyện ủy cho ý kiến thống nhất trước khi trình Hội đồng nhân dân để ban hành nghị quyết. Dành 1/2 ngày để Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tổ chức thảo luận đối với các tài liệu trình tại kỳ họp, đề xuất các nội dung chất vấn gửi về Thường trực Hội đồng nhân dân huyện để tổng hợp trình tại kỳ họp. Thường xuyên theo dõi, chỉ đạo Văn Phòng chủ động dự thảo các báo cáo của Thường trực, phân công chuyên viên tham dự các cuộc tiếp xúc cử tri, xây dựng kế hoạch chuẩn bị phục vụ kỳ họp, đôn đốc các cơ quan chuẩn bị và gửi tài liệu kỳ họp đúng với thời gian quy định.
Trong hoạt động thẩm tra các Ban của Hội đồng nhân dân đã tiến hành thu thập thông tin, tài liệu có liên quan, những nội dung chưa thống nhất các Ban đã yêu cầu cơ quan chuyên môn giải trình, làm rõ. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu, chỉnh sửa, bổ sung dự thảo nghị quyết, góp phần nâng cao chất lượng và tính khả thi của việc ban hành nghị quyết, tiết kiệm thời gian kỳ họp. Khi xây dựng chương trình điều hành kỳ họp, Thường trực Hội đồng nhân dân đặc biệt chú trọng đến việc hạn chế thời gian đọc báo cáo tại hội trường, tăng cường thời gian thảo luận, tại kỳ họp các báo cáo được trình bày trong khoảng thời gian đã được ấn định, chỉ đọc một số văn bản trọng tâm; các báo cáo thẩm tra của các Ban được trình bày tóm tắt, chỉ nêu những vấn đề chưa đồng ý và các kiến nghị, đề xuất. Dành nhiều thời gian cho thảo luận, chất vấn và trả lời chất vấn, phản ánh những vấn đề bức xúc của cử tri, nhất là những vấn đề liên quan đến lĩnh vực tải nguyên môi trường, quy hoạch, xây dựng, giải phóng mặt bằng, vấn đề chế độ chính sách, mua bảo hiểm y tế tự nguyện, giải pháp duy trì các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu; trong đó nhóm vấn đề chất vấn được thông qua báo trước cho đại biểu và các đơn vị được chất vấn tại kỳ họp biết để chuẩn bị chu đáo.
Nhìn chung công tác chuẩn bị kỳ họp được Thường trực Hội đồng nhân dân quan tâm chỉ đạo sâu sát và thường xuyên kiểm tra tiến độ thực hiện. Tài liệu kỳ họp được chuẩn bị đầy đủ, sắp xếp theo trình tự nội dung, chương trình kỳ họp được đăng tải trên trang thông tin điện tử và gửi văn bản giấy đến đại biểu đúng quy định.
Chất lượng của kỳ họp bắt đầu từ khâu chuẩn bị kỳ họp, Thường trực Hội đồng nhân dân cần chủ động lựa chọn những vấn đề cần sự tham gia thảo luận của Đại biểu, gợi ý nội dung thảo luật sát với tình hình thực tế, sát với tâm tư nguyện vọng chính đáng của cử tri, gợi ý thẳng vào những vấn đề “nóng” đang được dư luận quan tâm. Trong thời gian chuẩn bị kỳ họp, Thường trực HĐND đã tổng hợp những bức xúc chung nhất của nhân dân tại Hội nghị tiếp xúc cử tri, tổng hợp những tồn tại từ các đợt giám sát, những kiến nghị chính đáng chung nhất của các địa phương về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh để xây dựng thành một bản “gợi ý thảo luận” gửi vào tài liệu kỳ họp để Đại biểu nghiên cứu trước. Đồng thời, trong quá trình diễn ra kỳ họp, Chủ tọa luôn bám vào những vấn đề đã chuẩn bị để điều hành đúng như dự kiến. Chủ tọa kỳ họp phải “truyền lửa” vào kỳ họp, làm cho kỳ họp thực sự sinh động; tiếp sức cho Đại biểu làm tròn chức năng nhiệm vụ của người đại biểu nhân dân; phải khéo léo uyển chuyển trong quá trình điều hành.
Cùng với đó tự thân mỗi Đại biểu HĐND cũng cần khẳng định mình tại các kỳ họp. Đây là một nửa góp nên sự thành công của kỳ họp. Nếu sự chuẩn bị kỳ họp của Thường trực Hội đồng nhân dân đã rất chu đáo nhưng không được Đại biểu tích cực tham gia thì kỳ họp không thể thành công. Kết thúc kỳ họp, Đại biểu HĐND tiếp tục theo dõi việc thực hiện những nội dung đã được UBND và ngành chuyên môn tiếp thu, ghi nhận tại kỳ họp.