Mở rộng diện tích trồng, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm khoai sọ đạt OCOP 3 sao, huyện Trạm Tấu còn phối hợp hoàn chỉnh hồ sơ đăng ký bảo hộ Chỉ dẫn địa lý "Phình Hồ” cho sản phẩm chè Shan.
Đồng bào Mông xã Phình Hồ thu hoạch chè Shan.
Nhằm phát huy thế mạnh một số cây trồng đặc sản giống bản địa của địa phương như khoai sọ và chè Shan tuyết Phình Hồ, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân, những năm gần đây, huyện Trạm Tấu đã chỉ đạo các xã tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân mở rộng diện tích trồng khoai sọ - giống khoai đặc sản thơm, dẻo của địa phương.
Đồng thời, xây dựng thương hiệu khoai sọ Trạm Tấu của Hợp tác xã Hưng Thùy đạt OCOP 3 sao vào tháng 12/2020; xây dựng, đăng ký bảo hộ Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm chè Shan tuyết Phình Hồ, đưa các sản phẩm đặc sản của huyện đến với khách hàng trong và ngoài nước, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân.
Để minh chứng cho điều đó, đồng chí Nguyễn Văn Hòe - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Trạm Tấu đưa chúng tôi đi thăm một số mô hình trồng khoai sọ của đồng bào Mông ở xã Bản Mù.
Điều khiển xe máy đi chậm lại ngắm những nương khoai sọ người đân đang thu hoạch từ thôn Mù Thấp đến Mù Cao - Trưởng Phòng NN&PTNT huyện trao đổi nhanh: "Trước đây, đồng bào Mông ở Bản Mù cũng như những xã khác sản xuất nông nghiệp mang nặng tính tự cung, tự cấp, làm không đủ ăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm khá cao tới trên 70%".
Hai năm vừa qua, Phòng đã cử cán bộ về các xã phối hợp với Đảng ủy, chính quyền tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi diện tích lúa nương kém hiệu quả sang trồng ngô đồi, khoai sọ theo hướng sản xuất hàng hóa giúp người dân thoát nghèo bền vững. Vụ khoai sọ năm 2021, toàn huyện trồng được 212 ha, năng suất bình quân đạt 10 tấn/ha, giá bán đạt từ 12.000 - 15.000 đồng/kg...” - đồng chí Nguyễn Văn Hòe cho biết .
Chúng tôi đến thôn Mù Thấp gặp vợ chồng chị Giàng Thị Dí và anh Mùa A Thái đang thu hoạch nốt diện tích khoai sọ cuối vụ. Anh Mùa A Thái phấn khởi: "Những năm trước đây chỉ trồng lấy một vài tạ để ăn và chăn nuôi thôi, không ai nghĩ là bán được khoai để lấy tiền tiêu đâu. Cán bộ bảo trồng nhiều vào để bán lấy tiền, sẽ có người đến tận nhà thu mua cho, thế là mình bảo vợ cùng trồng được 200 m2, bán được hơn 12 triệu đồng. Năm nay, mình trồng được 400 m2, cũng bán được gần 25 triệu đồng, mua quần áo mới cho các con mặc đỡ rét, còn để dành một nửa tiền gần tết xuống huyện mua cái ti vi về xem...”.
Theo kế hoạch năm 2022, huyện Trạm Tấu sẽ tuyên truyền, vận động nhân dân ở 11 xã trong huyện trồng 400 ha khoai sọ, tập trung chủ yếu ở các xã: Bản Mù 85 ha, Xà Hồ 60 ha, Bản Công 75 ha, Trạm Tấu 50ha..., dự ước năng suất bình quân đạt 10 tấn/ha, sản lượng đạt trên 4.000 tấn, mang về nguồn thu nhập cho người dân trong huyện vài chục tỷ đồng, trừ chi phí ban đầu, mỗi héc-ta khoai sọ đem về cho nông dân từ 70 - 80 triệu đồng/vụ, cao hơn nhiều lần so với trồng lúa nương và một số cây trồng khác. Huyện phấn đấu đến năm 2025, trồng trên 1.000 ha; đồng thời, xây dựng chuỗi tiêu thụ sản phẩm và khoai sọ nương đã được xếp hạng sản phẩm OCOP 3 sao.
Cùng với mở rộng diện tích trồng, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm khoai sọ Trạm Tấu đạt OCOP 3 sao, năm 2021, huyện đã phối hợp với Sở Khoa học - Công nghệ Yên Bái hoàn chỉnh hồ sơ đăng ký bảo hộ Chỉ dẫn địa lý "Phình Hồ” cho sản phẩm chè Shan. Ngày 9/11/2021, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ đã ban hành Quyết định số 5158/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký Chỉ dẫn địa lý số 00112 cho sản phẩm chè Shan Phình Hồ.
Hiện có 1 doanh nghiệp và 2 hộ dân đang thu mua sản phẩm chè tươi cho bà con nông dân để sản xuất các sản phẩm chè khô chuyển đi tiêu thụ tại thị trường các tỉnh trong nước. Những năm tới, sản lượng chè Shan Phình Hồ sẽ tăng dần lên khi hơn 100 ha đang chăm sóc sẽ cho thu hoạch, đây là nguồn thu nhập chính của người dân 2 xã Phình Hồ và Làng Nhì.
Vùng chè Shan mang chỉ dẫn địa lý Phình Hồ được đánh giá là một trong 10 vùng chè nguyên liệu ngon nhất Việt Nam với hơn 300.000 cây chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Tổng diện tích chè Shan Phình Hồ hiện có 211 ha, trong đó 91 ha cho thu hoạch, năng suất đạt 2,2 tấn/ha, giá bán từ 15.000 - 17.000 đồng/kg chè tươi.
|
1028 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Mở rộng diện tích trồng, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm khoai sọ đạt OCOP 3 sao, huyện Trạm Tấu còn phối hợp hoàn chỉnh hồ sơ đăng ký bảo hộ Chỉ dẫn địa lý "Phình Hồ” cho sản phẩm chè Shan.Nhằm phát huy thế mạnh một số cây trồng đặc sản giống bản địa của địa phương như khoai sọ và chè Shan tuyết Phình Hồ, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân, những năm gần đây, huyện Trạm Tấu đã chỉ đạo các xã tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân mở rộng diện tích trồng khoai sọ - giống khoai đặc sản thơm, dẻo của địa phương.
Đồng thời, xây dựng thương hiệu khoai sọ Trạm Tấu của Hợp tác xã Hưng Thùy đạt OCOP 3 sao vào tháng 12/2020; xây dựng, đăng ký bảo hộ Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm chè Shan tuyết Phình Hồ, đưa các sản phẩm đặc sản của huyện đến với khách hàng trong và ngoài nước, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân.
Để minh chứng cho điều đó, đồng chí Nguyễn Văn Hòe - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Trạm Tấu đưa chúng tôi đi thăm một số mô hình trồng khoai sọ của đồng bào Mông ở xã Bản Mù.
Điều khiển xe máy đi chậm lại ngắm những nương khoai sọ người đân đang thu hoạch từ thôn Mù Thấp đến Mù Cao - Trưởng Phòng NN&PTNT huyện trao đổi nhanh: "Trước đây, đồng bào Mông ở Bản Mù cũng như những xã khác sản xuất nông nghiệp mang nặng tính tự cung, tự cấp, làm không đủ ăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm khá cao tới trên 70%".
Hai năm vừa qua, Phòng đã cử cán bộ về các xã phối hợp với Đảng ủy, chính quyền tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi diện tích lúa nương kém hiệu quả sang trồng ngô đồi, khoai sọ theo hướng sản xuất hàng hóa giúp người dân thoát nghèo bền vững. Vụ khoai sọ năm 2021, toàn huyện trồng được 212 ha, năng suất bình quân đạt 10 tấn/ha, giá bán đạt từ 12.000 - 15.000 đồng/kg...” - đồng chí Nguyễn Văn Hòe cho biết .
Chúng tôi đến thôn Mù Thấp gặp vợ chồng chị Giàng Thị Dí và anh Mùa A Thái đang thu hoạch nốt diện tích khoai sọ cuối vụ. Anh Mùa A Thái phấn khởi: "Những năm trước đây chỉ trồng lấy một vài tạ để ăn và chăn nuôi thôi, không ai nghĩ là bán được khoai để lấy tiền tiêu đâu. Cán bộ bảo trồng nhiều vào để bán lấy tiền, sẽ có người đến tận nhà thu mua cho, thế là mình bảo vợ cùng trồng được 200 m2, bán được hơn 12 triệu đồng. Năm nay, mình trồng được 400 m2, cũng bán được gần 25 triệu đồng, mua quần áo mới cho các con mặc đỡ rét, còn để dành một nửa tiền gần tết xuống huyện mua cái ti vi về xem...”.
Theo kế hoạch năm 2022, huyện Trạm Tấu sẽ tuyên truyền, vận động nhân dân ở 11 xã trong huyện trồng 400 ha khoai sọ, tập trung chủ yếu ở các xã: Bản Mù 85 ha, Xà Hồ 60 ha, Bản Công 75 ha, Trạm Tấu 50ha..., dự ước năng suất bình quân đạt 10 tấn/ha, sản lượng đạt trên 4.000 tấn, mang về nguồn thu nhập cho người dân trong huyện vài chục tỷ đồng, trừ chi phí ban đầu, mỗi héc-ta khoai sọ đem về cho nông dân từ 70 - 80 triệu đồng/vụ, cao hơn nhiều lần so với trồng lúa nương và một số cây trồng khác. Huyện phấn đấu đến năm 2025, trồng trên 1.000 ha; đồng thời, xây dựng chuỗi tiêu thụ sản phẩm và khoai sọ nương đã được xếp hạng sản phẩm OCOP 3 sao.
Cùng với mở rộng diện tích trồng, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm khoai sọ Trạm Tấu đạt OCOP 3 sao, năm 2021, huyện đã phối hợp với Sở Khoa học - Công nghệ Yên Bái hoàn chỉnh hồ sơ đăng ký bảo hộ Chỉ dẫn địa lý "Phình Hồ” cho sản phẩm chè Shan. Ngày 9/11/2021, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ đã ban hành Quyết định số 5158/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký Chỉ dẫn địa lý số 00112 cho sản phẩm chè Shan Phình Hồ.
Hiện có 1 doanh nghiệp và 2 hộ dân đang thu mua sản phẩm chè tươi cho bà con nông dân để sản xuất các sản phẩm chè khô chuyển đi tiêu thụ tại thị trường các tỉnh trong nước. Những năm tới, sản lượng chè Shan Phình Hồ sẽ tăng dần lên khi hơn 100 ha đang chăm sóc sẽ cho thu hoạch, đây là nguồn thu nhập chính của người dân 2 xã Phình Hồ và Làng Nhì.
Vùng chè Shan mang chỉ dẫn địa lý Phình Hồ được đánh giá là một trong 10 vùng chè nguyên liệu ngon nhất Việt Nam với hơn 300.000 cây chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Tổng diện tích chè Shan Phình Hồ hiện có 211 ha, trong đó 91 ha cho thu hoạch, năng suất đạt 2,2 tấn/ha, giá bán từ 15.000 - 17.000 đồng/kg chè tươi.