Nằm ở cửa ngõ Tây Bắc, nơi tiếp giáp giữa đồng bằng sông Hồng, trung du với khu vực miền núi, Yên Bái là nơi hội tụ của nhiều dân tộc. Nhiều sắc thái văn hóa, đa dạng, phong phú, độc đáo hòa quyện đã tạo cho Yên Bái một vùng văn hóa đa sắc màu với kho tàng văn hóa dân gian độc đáo.
Thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ về xây dựng đời sống văn hóa, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, qua triển khai các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh về phát triển văn hóa, đặc biệt là Nghị quyết số 33, Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 9 (khóa XI) về "Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, đời sống vật chất, tinh thần người dân Yên Bái đã có những tiến bộ vượt bậc.
Từ triển khai các phong trào thi đua yêu nước, nhất là thi đua phát triển kinh tế, xóa đói nghèo, trung bình mỗi năm Yên Bái giảm được 4 - 5% hộ nghèo; riêng huyện vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải giảm trung bình 8%. Nâng cao dân trí, quan tâm sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đến nay, 100% xã, phường, thị trấn đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, giáo dục THCS; hết năm 2016, có 436 cơ sở giáo dục, trong đó có 420 cơ sở mầm non, phổ thông; toàn tỉnh có 118 trường đạt chuẩn quốc gia.
Các cơ sở khám chữa bệnh được mở rộng, nâng cấp, đáp ứng cơ bản nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân. Đến nay, 88,7% dân số có bảo hiểm y tế; 76 xã, phường đạt chuẩn về y tế; 98,5% trẻ được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc - xin phòng bệnh.
Từ Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đến nay, hầu hết các thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được quy ước, hương ước trong xây dựng đời sống văn hóa. Trong đó, việc thực hiện văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội có chuyển biến tích cực theo hướng lành mạnh, tiết kiệm, ngăn chặn đẩy lùi các hủ tục, mê tín, dị đoan.
Qua phong trào, công tác xây dựng gia đình văn hóa (GĐVH) và phát huy những đạo lý tốt đẹp gia đình Việt Nam được chú trọng; tỷ lệ gia đình đạt chuẩn GĐVH tăng qua hàng năm. Cụ thể như năm 2014, toàn tỉnh có 158.950/194.578 hộ đăng ký xây dựng GĐVH, qua bình xét có 70% hộ được công nhận thì năm 2016 có 172.174/203.948 hộ đăng ký và có 73% hộ được công nhận.
Cùng với xây dựng GĐVH, phong trào xây dựng làng, bản, tổ dân phố, xã, phường, cơ quan, đơn vị văn hóa được củng cố theo tiêu chí mới, nâng lên về chất lượng. Nếu như năm 2014, toàn tỉnh có 1.474/2.303 làng, bản, tổ dân phố đăng ký xây dựng làng, bản tổ dân phố văn hóa, chiếm 48% được công nhận, thì năm 2016, toàn tỉnh có 1.807/2.303 làng, bản, tổ dân phố đăng ký xây dựng văn hóa, có 50% được công nhận. Năm 2014, có 1.089/1.185 cơ quan, đơn vị đăng ký xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa, có 79% được công nhận thì năm 2016, toàn tỉnh có 1.266/1345 cơ quan, đơn vị đăng ký, qua đánh giá 78% được công nhận.
Từ triển khai các nghị quyết của Đảng về phát triển văn hóa, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng phát triển mạnh mẽ từ vùng thấp đến vùng cao. Hiện, toàn tỉnh có 1.695 đội văn nghệ quần chúng, 505 câu lạc bộ thể dục, thể thao, 58 hội thể thao và 5 liên đoàn thể thao.
Rèn luyện thể thao theo tấm gương của Bác Hồ, đến nay, toàn tỉnh có 235.000 người tham gia hoạt động thể dục thể thao, trong đó có 21.390 gia đình hoạt động thể thao thường xuyên; 30% dân số tham gia hoạt động thể thao thường xuyên. Việc quản lý, bảo tồn, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc tiếp tục được quan tâm.
Nhiều giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc như trang phục, kiến trúc, nhạc cụ, dân ca dân vũ, lễ hội… được chú trọng giữ gìn, khôi phục. Từ quan tâm phục hồi, lưu giữ, hiện tại, toàn tỉnh có 89 di tích lịch sử, trong đó có 13 di tích quốc gia và 76 di tích cấp tỉnh.
Hiện, tỉnh đang lập hồ sơ khoa học rừng Nà Hẩu, huyện Văn Yên trình Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng danh thắng cấp quốc gia và đề nghị Di tích đền Đông Cuông, huyện Văn Yên là di tích quốc gia đặc biệt.
Đồng thời, xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật Xòe Thái để trình UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể nhân loại. Bên cạnh đó, công tác bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số được phát huy và gắn chặt với phát triển đời sống văn hóa cơ sở như việc xây dựng và tổ chức các hội thi, hội diễn, các lễ hội truyền thống…
Xây dựng và phát triển văn hóa, các thiết chế văn hóa được quan tâm xây dựng. Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm tỉnh đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để xây mới, nâng cấp quảng trường, công viên, trung tâm thể thao. Đặc biệt, từ sự đóng góp của người dân về ngày công, mà số lượng nhà văn hóa tăng nhanh qua mỗi năm. Đến hết năm 2016, toàn tỉnh có 1.532 nhà văn hóa thôn, bản, tổ dân phố đáp ứng nhu cầu của người dân.
Từ triển khai các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) ngày 9/6/2014 về "Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” đã tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức của nhân dân các dân tộc về tầm quan trọng của việc xây dựng, phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Văn hóa đã trở thành một nội dung quan trọng gắn bó chặt chẽ với các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Là động lực để xây dựng Yên Bái trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc.
1167 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Nằm ở cửa ngõ Tây Bắc, nơi tiếp giáp giữa đồng bằng sông Hồng, trung du với khu vực miền núi, Yên Bái là nơi hội tụ của nhiều dân tộc. Nhiều sắc thái văn hóa, đa dạng, phong phú, độc đáo hòa quyện đã tạo cho Yên Bái một vùng văn hóa đa sắc màu với kho tàng văn hóa dân gian độc đáo. Thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ về xây dựng đời sống văn hóa, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, qua triển khai các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh về phát triển văn hóa, đặc biệt là Nghị quyết số 33, Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 9 (khóa XI) về "Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, đời sống vật chất, tinh thần người dân Yên Bái đã có những tiến bộ vượt bậc.
Từ triển khai các phong trào thi đua yêu nước, nhất là thi đua phát triển kinh tế, xóa đói nghèo, trung bình mỗi năm Yên Bái giảm được 4 - 5% hộ nghèo; riêng huyện vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải giảm trung bình 8%. Nâng cao dân trí, quan tâm sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đến nay, 100% xã, phường, thị trấn đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, giáo dục THCS; hết năm 2016, có 436 cơ sở giáo dục, trong đó có 420 cơ sở mầm non, phổ thông; toàn tỉnh có 118 trường đạt chuẩn quốc gia.
Các cơ sở khám chữa bệnh được mở rộng, nâng cấp, đáp ứng cơ bản nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân. Đến nay, 88,7% dân số có bảo hiểm y tế; 76 xã, phường đạt chuẩn về y tế; 98,5% trẻ được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc - xin phòng bệnh.
Từ Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đến nay, hầu hết các thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được quy ước, hương ước trong xây dựng đời sống văn hóa. Trong đó, việc thực hiện văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội có chuyển biến tích cực theo hướng lành mạnh, tiết kiệm, ngăn chặn đẩy lùi các hủ tục, mê tín, dị đoan.
Qua phong trào, công tác xây dựng gia đình văn hóa (GĐVH) và phát huy những đạo lý tốt đẹp gia đình Việt Nam được chú trọng; tỷ lệ gia đình đạt chuẩn GĐVH tăng qua hàng năm. Cụ thể như năm 2014, toàn tỉnh có 158.950/194.578 hộ đăng ký xây dựng GĐVH, qua bình xét có 70% hộ được công nhận thì năm 2016 có 172.174/203.948 hộ đăng ký và có 73% hộ được công nhận.
Cùng với xây dựng GĐVH, phong trào xây dựng làng, bản, tổ dân phố, xã, phường, cơ quan, đơn vị văn hóa được củng cố theo tiêu chí mới, nâng lên về chất lượng. Nếu như năm 2014, toàn tỉnh có 1.474/2.303 làng, bản, tổ dân phố đăng ký xây dựng làng, bản tổ dân phố văn hóa, chiếm 48% được công nhận, thì năm 2016, toàn tỉnh có 1.807/2.303 làng, bản, tổ dân phố đăng ký xây dựng văn hóa, có 50% được công nhận. Năm 2014, có 1.089/1.185 cơ quan, đơn vị đăng ký xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa, có 79% được công nhận thì năm 2016, toàn tỉnh có 1.266/1345 cơ quan, đơn vị đăng ký, qua đánh giá 78% được công nhận.
Từ triển khai các nghị quyết của Đảng về phát triển văn hóa, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng phát triển mạnh mẽ từ vùng thấp đến vùng cao. Hiện, toàn tỉnh có 1.695 đội văn nghệ quần chúng, 505 câu lạc bộ thể dục, thể thao, 58 hội thể thao và 5 liên đoàn thể thao.
Rèn luyện thể thao theo tấm gương của Bác Hồ, đến nay, toàn tỉnh có 235.000 người tham gia hoạt động thể dục thể thao, trong đó có 21.390 gia đình hoạt động thể thao thường xuyên; 30% dân số tham gia hoạt động thể thao thường xuyên. Việc quản lý, bảo tồn, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc tiếp tục được quan tâm.
Nhiều giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc như trang phục, kiến trúc, nhạc cụ, dân ca dân vũ, lễ hội… được chú trọng giữ gìn, khôi phục. Từ quan tâm phục hồi, lưu giữ, hiện tại, toàn tỉnh có 89 di tích lịch sử, trong đó có 13 di tích quốc gia và 76 di tích cấp tỉnh.
Hiện, tỉnh đang lập hồ sơ khoa học rừng Nà Hẩu, huyện Văn Yên trình Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng danh thắng cấp quốc gia và đề nghị Di tích đền Đông Cuông, huyện Văn Yên là di tích quốc gia đặc biệt.
Đồng thời, xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật Xòe Thái để trình UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể nhân loại. Bên cạnh đó, công tác bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số được phát huy và gắn chặt với phát triển đời sống văn hóa cơ sở như việc xây dựng và tổ chức các hội thi, hội diễn, các lễ hội truyền thống…
Xây dựng và phát triển văn hóa, các thiết chế văn hóa được quan tâm xây dựng. Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm tỉnh đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để xây mới, nâng cấp quảng trường, công viên, trung tâm thể thao. Đặc biệt, từ sự đóng góp của người dân về ngày công, mà số lượng nhà văn hóa tăng nhanh qua mỗi năm. Đến hết năm 2016, toàn tỉnh có 1.532 nhà văn hóa thôn, bản, tổ dân phố đáp ứng nhu cầu của người dân.
Từ triển khai các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) ngày 9/6/2014 về "Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” đã tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức của nhân dân các dân tộc về tầm quan trọng của việc xây dựng, phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Văn hóa đã trở thành một nội dung quan trọng gắn bó chặt chẽ với các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Là động lực để xây dựng Yên Bái trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc.