CTTĐT - Nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu dùng trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông vận tải, Sở Y tế, Công an tỉnh, Cục quản lý thị trường tập trung chỉ đạo thực hiện các nội dung sau:
Chủ động xây dựng phương án đảm bảo cung ứng, lưu thông hàng hóa, đảm bảo đủ hậu cần hàng hóa lương thực, thực phẩm, hàng thiết yếu
Chủ động có phương án hoặc đề xuất với các cơ quan chức năng biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu, ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán; Chủ động tham mưu các phương án bảo đảm nguồn cung hàng hóa, có kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng, dự trữ hàng hóa thiết yếu phục vụ tiêu dùng của người dân; triển khai các biện pháp bình ổn thị trường; Tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trình khuyến mại tập trung quốc gia năm 2025, Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, về khu, cụm công nghiệp kết hợp với các chương trình hội chợ, khuyến mãi, giảm giá, kích cầu tiêu dùng; Chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn có phương án dự trữ để đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trường dịp cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng, đo lường xăng dầu lưu thông trên thị trường.
Chủ động xây dựng phương án đảm bảo cung ứng, lưu thông hàng hóa, đảm bảo đủ hậu cần hàng hóa lương thực, thực phẩm, hàng thiết yếu theo phương châm “4 tại chỗ” để phục vụ người dân trên địa bàn; đôn đốc các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn nắm chắc tình hình dịch bệnh, tình hình thị trường, nhu cầu của người dân có phương án đảm bảo nguồn hàng hóa, phương án cung ứng hàng hóa phù hợp. Có phương án bố trí về con người, phương tiện để sẵn sàng hỗ trợ vận chuyển hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân tại các địa bàn khi cần thiết. Tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện vận chuyển hàng hóa ra vào địa phương để cung ứng hàng hóa tiêu dùng trên địa bàn.
Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chủ động đẩy mạnh khai thác, dự trữ lượng hàng hóa tăng thêm, đặc biệt là hàng hóa thiết yếu như: gạo, dầu ăn, thịt gia súc, gia cầm, trứng, thực phẩm công nghệ chế biến (mỳ gói, sữa, bánh kẹo…). Sẵn sàng phối hợp với Sở Công Thương, chính quyền các cấp thực hiện điều tiết nguồn hàng phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.
277 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu dùng trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông vận tải, Sở Y tế, Công an tỉnh, Cục quản lý thị trường tập trung chỉ đạo thực hiện các nội dung sau: Chủ động có phương án hoặc đề xuất với các cơ quan chức năng biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu, ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán; Chủ động tham mưu các phương án bảo đảm nguồn cung hàng hóa, có kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng, dự trữ hàng hóa thiết yếu phục vụ tiêu dùng của người dân; triển khai các biện pháp bình ổn thị trường; Tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trình khuyến mại tập trung quốc gia năm 2025, Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, về khu, cụm công nghiệp kết hợp với các chương trình hội chợ, khuyến mãi, giảm giá, kích cầu tiêu dùng; Chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn có phương án dự trữ để đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trường dịp cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng, đo lường xăng dầu lưu thông trên thị trường.
Chủ động xây dựng phương án đảm bảo cung ứng, lưu thông hàng hóa, đảm bảo đủ hậu cần hàng hóa lương thực, thực phẩm, hàng thiết yếu theo phương châm “4 tại chỗ” để phục vụ người dân trên địa bàn; đôn đốc các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn nắm chắc tình hình dịch bệnh, tình hình thị trường, nhu cầu của người dân có phương án đảm bảo nguồn hàng hóa, phương án cung ứng hàng hóa phù hợp. Có phương án bố trí về con người, phương tiện để sẵn sàng hỗ trợ vận chuyển hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân tại các địa bàn khi cần thiết. Tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện vận chuyển hàng hóa ra vào địa phương để cung ứng hàng hóa tiêu dùng trên địa bàn.
Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chủ động đẩy mạnh khai thác, dự trữ lượng hàng hóa tăng thêm, đặc biệt là hàng hóa thiết yếu như: gạo, dầu ăn, thịt gia súc, gia cầm, trứng, thực phẩm công nghệ chế biến (mỳ gói, sữa, bánh kẹo…). Sẵn sàng phối hợp với Sở Công Thương, chính quyền các cấp thực hiện điều tiết nguồn hàng phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.
Các bài khác
- Tăng cường công tác quản lý trong hoạt động khai thác, tập kết, vận chuyển, kinh doanh, sử dụng cát sỏi lòng sông (10/12/2024)
- Đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn và một số ngành công nghệ số cốt lõi (06/12/2024)
- Tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024 (03/12/2024)
- Thông báo Tuyển dụng lao động số lượng lớn (02/12/2024)
- Thông báo tuyển lao động đi làm việc có thời hạn tại Nhật Bản (01/12/2024)
- Thông báo Tuyển dụng lao động phổ thông (30/11/2024)
- Chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi trong mùa đông (28/11/2024)
- Cảnh báo hiện tượng giả mạo thương hiệu ngành điện lực lừa đảo khách hàng (27/11/2024)
- UBND tỉnh Yên Bái hướng dẫn trình tự, thủ tục việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (27/11/2024)
- Yên Bái: Tập trung triển khai quyết liệt các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (26/11/2024)
Xem thêm »