CTTĐT - Xóa đói, giảm nghèo là quyết tâm của Lục Yên những năm qua, mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần theo từng năm nhưng công cuộc giảm nghèo vẫn có nhiều thách thức, nhất là từ năm 2022 mức chuẩn nghèo nâng lên cùng những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19.
Thời gian qua, huyện Lục Yên triển khai thực hiện đồng bộ các chủ trương, chính sách về xóa đói giảm nghèo để cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người nghèo. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của các thôn, xã khó khăn được sự đầu tư và đã có những thay đổi rõ rệt. Thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo được cải thiện. Quyết tâm giảm nghèo đã được hiện thực hóa thành những “con số biết nói”: Năm 2016 số hộ nghèo toàn huyện là 7.868 hộ, chiếm tỷ lệ 28,6%; đến năm 2021 con số này đã giảm xuống là 947 hộ, chiếm tỷ lệ 3,26%. Một số xã có tỷ lệ giảm hộ nghèo ấn tượng như: Trung Tâm, Phan Thanh, Khánh Thiện, thôn 2 Túc - xã Phúc Lợi, thôn 2 - xã Mường Lai, Thôn Bó Mi - xã Tân Phượng…
Gia đình chị Mã Thị Nhật và anh Nông Văn Trà ở thôn Tông Luông - xã Khánh Thiện là một điển hình về nỗ lực thoát nghèo. Trước năm 2020, gia đình anh chị thuộc diện cận nghèo và được vay vốn của Ngân hàng CSXH, sau khi đã trả xong khoản vay này, năm 2020 anh chị tiếp tục vay 50 triệu của Ngân hàng CSXH để nuôi trâu, không chỉ chăn nuôi thuận lợi, anh chị còn đầu tư vốn vào kinh doanh xưởng gỗ. Lợi nhuận từ chăn nuôi và kinh doanh đã giúp gia đình anh Trà, chị Nhật đi từ hộ cận nghèo đến hộ khá của xã Khánh Thiện.
Là xã có kết quả giảm nghèo khá ấn tượng, từ xã vùng 3 về xã vùng 1 và hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới, những năm qua cùng với sự đầu tư của nhà nước, hỗ trợ của các chương trình, tổ chức xã hội… xã Khánh Thiện đã biết phát huy nội lực, tận dụng lợi thế của địa phương xây dựng thành công thương hiệu Gạo nếp Lào mu, được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao và được cấp quyền sở hữu trí tuệ. Người dân nơi đây cần cù, chịu thương chịu khó, đất trồng được tận dụng hầu hết cả 3 vụ trong năm, rừng luôn luôn được phủ xanh, tích cực tham gia các lớp hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, học nghề… kết thúc năm 2021 tỷ lệ hộ nghèo của xã chỉ còn 60/1263 hộ, chiếm 4,7%.
Để thực hiện thành công công cuộc xóa đói giảm nghèo, những năm qua huyện Lục Yên đã thực hiện lồng ghép có hiệu quả các chương trình đầu tư phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.Trong 5 năm, đầu tư xây dựng 117 công trình cơ sở hạ tầng tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn; mở 110 lớp đào tạo nghề cho hơn 3.300 lao động nông thôn; giới thiệu, tạo việc làm mới cho gần 15.000 lao động; giải quyết cho 9.099 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, cải thiện điều kiện sinh hoạt, học tập với tổng số vốn giải ngân là 345.955 triệu đồng; hỗ trợ làm nhà ở cho 802 hộ nghèo, kinh phí hỗ trợ là 20,6 tỷ đồng.
Phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” do Thủ tướng Chính phủ phát động đã thực sự trở thành một hoạt động thiết thực, ý nghĩa, được đông đảo nhân dân huyện Lục Yên đồng tình ủng hộ, qua đó vận động xây dựng quỹ Vì người nghèo đạt hơn 4 tỷ đồng để có thêm nguồn lực hỗ trợ an sinh cho người nghèo và các chính sách hỗ trợ về y tế, giáo dục, hỗ trợ tiền điện... Hơn 1.000 hộ nghèo đã được các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh và huyện giúp đỡ thoát nghèo.
Góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Lục Yên phải kể tới như: Chương trình 135, Chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi, Chính sách tín dụng ưu đãi, Chính sách mua thẻ bảo hiểm y tế, Chính sách hỗ trợ học sinh nghèo về giáo dục, Chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, Chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, Chính sách hỗ trợ người nghèo hưởng thụ văn hóa, thông tin… Trong đó chính sách tín dụng ưu đãi ngày càng khẳng định vai trò là một công cụ quan trọng trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện. Từ năm 2006 đến nay, Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện đã giải quyết cho 5.939 hộ nghèo vay vốn với số tiền 209.431 triệu đồng; 3.291 hộ cận nghèo vay với số tiền 104.279 triệu đồng, 1.399 hộ mới thoát nghèo vay với số tiền 36.251 triệu đồng. Ngoài ra, còn cho vay sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm, xây dựng nhà vệ sinh, lắp đặt hệ thống nước hợp vệ sinh, học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn… Nguồn vốn tín dụng chính sách phát huy được hiệu quả; các hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận kịp thời nguồn vốn vay và đúng đối tượng thụ hưởng chính sách.
Công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở Lục Yên đạt được những kết quả ấn tượng, diện mạo nông thôn ở nhiều xã trên địa bàn huyện Lục Yên đã có bước chuyển biến rõ nét, kinh tế có bước phát triển khá, an sinh xã hội được cải thiện đáng kể, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao... Song thẳng thắn nhìn nhận, kết quả giảm nghèo ở Lục Yên chưa thật sự bền vững. Mặc dù số lượng hộ nghèo của toàn huyện đã giảm, nhưng lại rơi vào hộ cận nghèo và có nguy cơ tiếp tục tái nghèo; Chất lượng cuộc sống của nhóm hộ thoát nghèo và hộ cận nghèo còn ở mức thấp, chưa đảm bảo bền vững; Các hộ thoát nghèo thực chất chỉ là vượt qua ngưỡng chuẩn nghèo, cuộc sống còn nhiều khó khăn; Một bộ phận người nghèo, đối tượng được hưởng lợi còn thụ động trong tiếp cận nguồn vốn, chưa chủ động vươn lên thoát nghèo... Đặc biệt, theo chuẩn mới được áp dụng từ năm 2022, mức chuẩn nghèo tăng lên 1.500.000đ thì số hộ nghèo của Lục Yên lại tăng lên khá lớn, theo rà soát sẽ có 5.942 hộ nghèo, chiếm 20,44% và có 3.755 hộ cận nghèo: 3.755, chiếm 12,91%. Mặt khác, trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp như hiện nay, nhiều lao động bị giảm thu nhập hoặc thậm chí mất việc làm, sẽ còn ảnh hưởng lớn tới nỗ lực giảm nghèo.
Với bản lĩnh vượt khó của người dân, kinh nghiệm, sáng tạo, linh hoạt trong thực hiện các chính sách giảm nghèo, đặc biệt là truyền thống đoàn kết, tin rằng Lục Yên sẽ có thêm những thành công mới trong hành trình giảm nghèo nhanh và bền vững, trở thành huyện phát triển của tỉnh Yên Bái.
1082 lượt xem
CTV: Khắc Điệp - Mai Huyên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Xóa đói, giảm nghèo là quyết tâm của Lục Yên những năm qua, mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần theo từng năm nhưng công cuộc giảm nghèo vẫn có nhiều thách thức, nhất là từ năm 2022 mức chuẩn nghèo nâng lên cùng những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19.Thời gian qua, huyện Lục Yên triển khai thực hiện đồng bộ các chủ trương, chính sách về xóa đói giảm nghèo để cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người nghèo. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của các thôn, xã khó khăn được sự đầu tư và đã có những thay đổi rõ rệt. Thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo được cải thiện. Quyết tâm giảm nghèo đã được hiện thực hóa thành những “con số biết nói”: Năm 2016 số hộ nghèo toàn huyện là 7.868 hộ, chiếm tỷ lệ 28,6%; đến năm 2021 con số này đã giảm xuống là 947 hộ, chiếm tỷ lệ 3,26%. Một số xã có tỷ lệ giảm hộ nghèo ấn tượng như: Trung Tâm, Phan Thanh, Khánh Thiện, thôn 2 Túc - xã Phúc Lợi, thôn 2 - xã Mường Lai, Thôn Bó Mi - xã Tân Phượng…
Gia đình chị Mã Thị Nhật và anh Nông Văn Trà ở thôn Tông Luông - xã Khánh Thiện là một điển hình về nỗ lực thoát nghèo. Trước năm 2020, gia đình anh chị thuộc diện cận nghèo và được vay vốn của Ngân hàng CSXH, sau khi đã trả xong khoản vay này, năm 2020 anh chị tiếp tục vay 50 triệu của Ngân hàng CSXH để nuôi trâu, không chỉ chăn nuôi thuận lợi, anh chị còn đầu tư vốn vào kinh doanh xưởng gỗ. Lợi nhuận từ chăn nuôi và kinh doanh đã giúp gia đình anh Trà, chị Nhật đi từ hộ cận nghèo đến hộ khá của xã Khánh Thiện.
Là xã có kết quả giảm nghèo khá ấn tượng, từ xã vùng 3 về xã vùng 1 và hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới, những năm qua cùng với sự đầu tư của nhà nước, hỗ trợ của các chương trình, tổ chức xã hội… xã Khánh Thiện đã biết phát huy nội lực, tận dụng lợi thế của địa phương xây dựng thành công thương hiệu Gạo nếp Lào mu, được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao và được cấp quyền sở hữu trí tuệ. Người dân nơi đây cần cù, chịu thương chịu khó, đất trồng được tận dụng hầu hết cả 3 vụ trong năm, rừng luôn luôn được phủ xanh, tích cực tham gia các lớp hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, học nghề… kết thúc năm 2021 tỷ lệ hộ nghèo của xã chỉ còn 60/1263 hộ, chiếm 4,7%.
Để thực hiện thành công công cuộc xóa đói giảm nghèo, những năm qua huyện Lục Yên đã thực hiện lồng ghép có hiệu quả các chương trình đầu tư phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.Trong 5 năm, đầu tư xây dựng 117 công trình cơ sở hạ tầng tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn; mở 110 lớp đào tạo nghề cho hơn 3.300 lao động nông thôn; giới thiệu, tạo việc làm mới cho gần 15.000 lao động; giải quyết cho 9.099 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, cải thiện điều kiện sinh hoạt, học tập với tổng số vốn giải ngân là 345.955 triệu đồng; hỗ trợ làm nhà ở cho 802 hộ nghèo, kinh phí hỗ trợ là 20,6 tỷ đồng.
Phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” do Thủ tướng Chính phủ phát động đã thực sự trở thành một hoạt động thiết thực, ý nghĩa, được đông đảo nhân dân huyện Lục Yên đồng tình ủng hộ, qua đó vận động xây dựng quỹ Vì người nghèo đạt hơn 4 tỷ đồng để có thêm nguồn lực hỗ trợ an sinh cho người nghèo và các chính sách hỗ trợ về y tế, giáo dục, hỗ trợ tiền điện... Hơn 1.000 hộ nghèo đã được các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh và huyện giúp đỡ thoát nghèo.
Góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Lục Yên phải kể tới như: Chương trình 135, Chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi, Chính sách tín dụng ưu đãi, Chính sách mua thẻ bảo hiểm y tế, Chính sách hỗ trợ học sinh nghèo về giáo dục, Chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, Chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, Chính sách hỗ trợ người nghèo hưởng thụ văn hóa, thông tin… Trong đó chính sách tín dụng ưu đãi ngày càng khẳng định vai trò là một công cụ quan trọng trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện. Từ năm 2006 đến nay, Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện đã giải quyết cho 5.939 hộ nghèo vay vốn với số tiền 209.431 triệu đồng; 3.291 hộ cận nghèo vay với số tiền 104.279 triệu đồng, 1.399 hộ mới thoát nghèo vay với số tiền 36.251 triệu đồng. Ngoài ra, còn cho vay sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm, xây dựng nhà vệ sinh, lắp đặt hệ thống nước hợp vệ sinh, học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn… Nguồn vốn tín dụng chính sách phát huy được hiệu quả; các hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận kịp thời nguồn vốn vay và đúng đối tượng thụ hưởng chính sách.
Công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở Lục Yên đạt được những kết quả ấn tượng, diện mạo nông thôn ở nhiều xã trên địa bàn huyện Lục Yên đã có bước chuyển biến rõ nét, kinh tế có bước phát triển khá, an sinh xã hội được cải thiện đáng kể, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao... Song thẳng thắn nhìn nhận, kết quả giảm nghèo ở Lục Yên chưa thật sự bền vững. Mặc dù số lượng hộ nghèo của toàn huyện đã giảm, nhưng lại rơi vào hộ cận nghèo và có nguy cơ tiếp tục tái nghèo; Chất lượng cuộc sống của nhóm hộ thoát nghèo và hộ cận nghèo còn ở mức thấp, chưa đảm bảo bền vững; Các hộ thoát nghèo thực chất chỉ là vượt qua ngưỡng chuẩn nghèo, cuộc sống còn nhiều khó khăn; Một bộ phận người nghèo, đối tượng được hưởng lợi còn thụ động trong tiếp cận nguồn vốn, chưa chủ động vươn lên thoát nghèo... Đặc biệt, theo chuẩn mới được áp dụng từ năm 2022, mức chuẩn nghèo tăng lên 1.500.000đ thì số hộ nghèo của Lục Yên lại tăng lên khá lớn, theo rà soát sẽ có 5.942 hộ nghèo, chiếm 20,44% và có 3.755 hộ cận nghèo: 3.755, chiếm 12,91%. Mặt khác, trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp như hiện nay, nhiều lao động bị giảm thu nhập hoặc thậm chí mất việc làm, sẽ còn ảnh hưởng lớn tới nỗ lực giảm nghèo.
Với bản lĩnh vượt khó của người dân, kinh nghiệm, sáng tạo, linh hoạt trong thực hiện các chính sách giảm nghèo, đặc biệt là truyền thống đoàn kết, tin rằng Lục Yên sẽ có thêm những thành công mới trong hành trình giảm nghèo nhanh và bền vững, trở thành huyện phát triển của tỉnh Yên Bái.