CTTĐT - Ngày 11/3/2022, huyện Trấn Yên đã tổ chức Hội nghị triển khai nuôi tằm và tiêu thụ sản phẩm kén tằm năm 2022.
Quang cảnh Hội nghị
Năm 2021, chương trình phát triển trồng dâu nuôi tằm tại huyện Trấn Yên có nhiều đột phá mới, việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong trồng dâu nuôi tằm đảm bảo chặt chẽ, đồng bộ. Toàn huyện có 20 cơ sở nuôi tằm con tập trung và thu mua kén tằm cho gần 1.500 hộ nuôi tằm lớn; 11 cơ sở cung cấp trứng cho các hộ chăn nuôi; Trấn Yên đã thực hiện được 3 dự án liên kết theo chuỗi giá trị theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh tại xã Việt Thành, Quy Mông và Y Can. Sản lượng kén tằm năm 2021 đạt trên 973 tấn, giá trị 100 tỷ đồng…
Năm 2022, Trấn Yên có kế hoạch trồng mới 80 ha dâu, đến nay Nhân dân các địa phương đã trồng được trên 46ha, đồng thời tiếp tục ứng dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho diện tích gần 726 ha dâu kinh doanh, đảm bảo năng suất, sản lượng lá để nuôi tằm. Thực hiện mô hình liên kết nuôi tằm con tập trung giữa doanh nghiệp với Tổ hợp tác, Hợp tác xã; Cung cấp đủ tằm giống đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cho các hộ nuôi tằm lớn. Tập trung hướng dẫn kỹ thuật cho gần 1.500 hộ nuôi tằm lớn cải tạo, xây dựng mới nhà nuôi tằm lớn phù hợp với diện tích dâu của hộ gia đình; Tiếp tục thực hiện 3 dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị tại xã Tân Đồng, Báo Đáp, Quy Mông, Trấn Yên phấn đấu sản lượng kén tằm đạt 1.100 tấn. Để thu mua sản phẩm kén tằm bền vững, Công ty Cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đã xây dựng nhà máy ươm tơ tại xã Báo Đáp và cam kết thu mua toàn bộ số lượng kén tằm của người chăn nuôi tằm trên địa bàn Trấn Yên để phục vụ 2 giàn máy ươm tơ đi vào hoạt động, với công suất 3,6 tấn kén/ngày và giai đoạn 2 đầu tư tiếp 6 giàn máy, với tổng công suất 10,6 tấn kén/ngày./.
1903 lượt xem
CTV: Thanh Hùng
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 11/3/2022, huyện Trấn Yên đã tổ chức Hội nghị triển khai nuôi tằm và tiêu thụ sản phẩm kén tằm năm 2022.Năm 2021, chương trình phát triển trồng dâu nuôi tằm tại huyện Trấn Yên có nhiều đột phá mới, việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong trồng dâu nuôi tằm đảm bảo chặt chẽ, đồng bộ. Toàn huyện có 20 cơ sở nuôi tằm con tập trung và thu mua kén tằm cho gần 1.500 hộ nuôi tằm lớn; 11 cơ sở cung cấp trứng cho các hộ chăn nuôi; Trấn Yên đã thực hiện được 3 dự án liên kết theo chuỗi giá trị theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh tại xã Việt Thành, Quy Mông và Y Can. Sản lượng kén tằm năm 2021 đạt trên 973 tấn, giá trị 100 tỷ đồng…
Năm 2022, Trấn Yên có kế hoạch trồng mới 80 ha dâu, đến nay Nhân dân các địa phương đã trồng được trên 46ha, đồng thời tiếp tục ứng dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho diện tích gần 726 ha dâu kinh doanh, đảm bảo năng suất, sản lượng lá để nuôi tằm. Thực hiện mô hình liên kết nuôi tằm con tập trung giữa doanh nghiệp với Tổ hợp tác, Hợp tác xã; Cung cấp đủ tằm giống đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cho các hộ nuôi tằm lớn. Tập trung hướng dẫn kỹ thuật cho gần 1.500 hộ nuôi tằm lớn cải tạo, xây dựng mới nhà nuôi tằm lớn phù hợp với diện tích dâu của hộ gia đình; Tiếp tục thực hiện 3 dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị tại xã Tân Đồng, Báo Đáp, Quy Mông, Trấn Yên phấn đấu sản lượng kén tằm đạt 1.100 tấn. Để thu mua sản phẩm kén tằm bền vững, Công ty Cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đã xây dựng nhà máy ươm tơ tại xã Báo Đáp và cam kết thu mua toàn bộ số lượng kén tằm của người chăn nuôi tằm trên địa bàn Trấn Yên để phục vụ 2 giàn máy ươm tơ đi vào hoạt động, với công suất 3,6 tấn kén/ngày và giai đoạn 2 đầu tư tiếp 6 giàn máy, với tổng công suất 10,6 tấn kén/ngày./.