CTTĐT - Với tiềm năng, lợi thế về thổ nhưỡng, điều kiện tự nhiên, những năm qua huyện Lục Yên đã khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để người dân phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa tập trung. Nhờ đó, góp phần đa dạng hình thức phát triển kinh tế, tạo sinh kế ổn định, lâu dài cho người dân, nhất là người dân tộc thiểu số ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
Chăn nuôi trâu theo hướng bán công nghiệp được nhiều hộ dân Lục Yên phát triển.
Ông Phùng Văn Giao, xã Minh Xuân chia sẻ: “Khoảng 5 năm trở lại đây, gia đình tôi đầu tư chăn nuôi 1.500 con gà. Thời gian đầu, do chưa có kiến thức về chăn nuôi gia cầm nên đàn gà của gia đình phát triển kém, tỷ lệ gà chết cao. Sau này, khi được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi do tỉnh, huyện tổ chức, tôi đã được trang bị đầy đủ kiến thức về cách phòng, chữa trị nhiều loại bệnh trên đàn gà, quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP... Nhờ đó, hoạt động chăn nuôi của gia đình ngày càng phát triển. Trung bình mỗi năm, tôi xuất bán 3 lứa gà, mỗi lứa 1.000 con, lợi nhuận thu được đạt khoảng 40 triệu đồng/lứa.”
Gia đình ông Nông Văn Khuyến, thôn Mỏ Cao xã An Phú bắt đầu bén duyên với nghề nuôi bò sinh sản, bò thịt từ năm 2009. Lúc đầu, do chưa có vốn và chưa có kinh nghiệm chăm sóc nên ông chỉ mua 2 con bò giống sinh sản về nuôi, sau 1 năm đầu tư chăm sóc 2 con bò đã sinh sản lứa bê đầu tiên. Nhận thấy nuôi bò sinh sản dễ chăm sóc, chi phí chăn nuôi ít, mang lại hiệu quả kinh tế cao, do vậy, khi bò sinh bê cái ông đều giữ lại để làm giống và tìm mua những con bò sinh sản khỏe mạnh để mở rộng quy mô chăn nuôi. Hiện gia đình ông luôn duy trì từ 10 đến 12 con bò sinh sản, có thời kỳ cao điểm đàn bò của gia đình ông lên tới 15 con. Để bảo đảm nguồn thức ăn cho đàn bò, ông Khuyến đã cải tạo đất sản xuất để trồng cỏ voi, đây là nguồn thức ăn chính cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho bò. Ngoài ra, để tăng cường lượng thức ăn cho đàn bò, ông đã đi thu mua rơm của các hộ khác trong vùng về phơi khô dự trữ để bò ăn dần. Đồng thời, ông cũng chú ý đến việc ủ cỏ voi để dự trữ thức ăn cho đàn bò vào mùa đông. Hiện nay, với 10 con bò sinh sản đã giúp gia đình ông Khuyến thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Những năm gần đây huyện Lục Yên đã quyết liệt chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền đẩy mạnh tuyên truyền người dân chuyển đổi dần từ phương thức chăn nuôi nông hộ sang phương thức gia trại, trang trại, công nghiệp và bán công nghiệp. Ðặc biệt, cùng với các chính sách hỗ trợ của Trung ương, tỉnh thông qua các chương trình, dự án (Nghị quyết 69, nông thôn mới...) huyện đã mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi; ban hành chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, trong đó ưu tiên phát triển chăn nuôi; chú trọng liên kết các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thành mô hình để tiện chăm sóc, ứng dụng khoa học kỹ thuật, thử nghiệm mô hình các nhóm sở thích chăn nuôi với mục đích hỗ trợ, giúp đỡ, trao đổi kinh nghiệm giữa các hộ thành viên...Đến hết năm 2021 và 3 tháng đầu năm 2022, tổng đàn gia súc chính của huyện đạt 109.800 con, trong đó đàn trâu: 18.050 con; đàn bò 1.650 con; đàn lợn 90.100 con. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2021 đạt 11.514 tấn, đạt 149% so với kế hoạch, trong đó sản lượng thịt hơi xuất chuồng chính 9.110 tấn. Cùng với đó, huyện tập trung chỉ đạo, triển khai hỗ trợ nguồn vốn thực hiện các đề án, chính sách phát triển sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn huyện: hỗ trợ 09 cơ sở chăn nuôi lợn nái 15 con; 06 cơ s ở chăn nuôi lợn kết hợp 05 nái 50 thịt; 30 cơ sở chăn nuôi lợn nội 03 nái 20 thịt; 41 cơ sở chăn nuôi trâu bò quy mô 10 con/lứa; 14 cơ sở chăn nuôi gia cầm và 06 cơ sở chăn nuôi dê quy mô 30 con/lứa trở lên.
Ông Trần Quốc Tuấn - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Yên cho biết: “Thời gian tới huyện tiếp tục chú trọng tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả chăn nuôi bằng việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật; tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi; phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi; vận động nhân dân chuyển đổi đất trồng cây kém hiệu quả sang thâm canh trồng cỏ và các cây nguyên liệu thức ăn cho gia súc, gia cầm. Ðồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp chuyển giao công nghệ vào lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y... Từ đó, góp phần đa dạng hóa các mô hình sinh kế, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống nhân dân.”
1825 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Với tiềm năng, lợi thế về thổ nhưỡng, điều kiện tự nhiên, những năm qua huyện Lục Yên đã khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để người dân phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa tập trung. Nhờ đó, góp phần đa dạng hình thức phát triển kinh tế, tạo sinh kế ổn định, lâu dài cho người dân, nhất là người dân tộc thiểu số ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.Ông Phùng Văn Giao, xã Minh Xuân chia sẻ: “Khoảng 5 năm trở lại đây, gia đình tôi đầu tư chăn nuôi 1.500 con gà. Thời gian đầu, do chưa có kiến thức về chăn nuôi gia cầm nên đàn gà của gia đình phát triển kém, tỷ lệ gà chết cao. Sau này, khi được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi do tỉnh, huyện tổ chức, tôi đã được trang bị đầy đủ kiến thức về cách phòng, chữa trị nhiều loại bệnh trên đàn gà, quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP... Nhờ đó, hoạt động chăn nuôi của gia đình ngày càng phát triển. Trung bình mỗi năm, tôi xuất bán 3 lứa gà, mỗi lứa 1.000 con, lợi nhuận thu được đạt khoảng 40 triệu đồng/lứa.”
Gia đình ông Nông Văn Khuyến, thôn Mỏ Cao xã An Phú bắt đầu bén duyên với nghề nuôi bò sinh sản, bò thịt từ năm 2009. Lúc đầu, do chưa có vốn và chưa có kinh nghiệm chăm sóc nên ông chỉ mua 2 con bò giống sinh sản về nuôi, sau 1 năm đầu tư chăm sóc 2 con bò đã sinh sản lứa bê đầu tiên. Nhận thấy nuôi bò sinh sản dễ chăm sóc, chi phí chăn nuôi ít, mang lại hiệu quả kinh tế cao, do vậy, khi bò sinh bê cái ông đều giữ lại để làm giống và tìm mua những con bò sinh sản khỏe mạnh để mở rộng quy mô chăn nuôi. Hiện gia đình ông luôn duy trì từ 10 đến 12 con bò sinh sản, có thời kỳ cao điểm đàn bò của gia đình ông lên tới 15 con. Để bảo đảm nguồn thức ăn cho đàn bò, ông Khuyến đã cải tạo đất sản xuất để trồng cỏ voi, đây là nguồn thức ăn chính cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho bò. Ngoài ra, để tăng cường lượng thức ăn cho đàn bò, ông đã đi thu mua rơm của các hộ khác trong vùng về phơi khô dự trữ để bò ăn dần. Đồng thời, ông cũng chú ý đến việc ủ cỏ voi để dự trữ thức ăn cho đàn bò vào mùa đông. Hiện nay, với 10 con bò sinh sản đã giúp gia đình ông Khuyến thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Những năm gần đây huyện Lục Yên đã quyết liệt chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền đẩy mạnh tuyên truyền người dân chuyển đổi dần từ phương thức chăn nuôi nông hộ sang phương thức gia trại, trang trại, công nghiệp và bán công nghiệp. Ðặc biệt, cùng với các chính sách hỗ trợ của Trung ương, tỉnh thông qua các chương trình, dự án (Nghị quyết 69, nông thôn mới...) huyện đã mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi; ban hành chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, trong đó ưu tiên phát triển chăn nuôi; chú trọng liên kết các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thành mô hình để tiện chăm sóc, ứng dụng khoa học kỹ thuật, thử nghiệm mô hình các nhóm sở thích chăn nuôi với mục đích hỗ trợ, giúp đỡ, trao đổi kinh nghiệm giữa các hộ thành viên...Đến hết năm 2021 và 3 tháng đầu năm 2022, tổng đàn gia súc chính của huyện đạt 109.800 con, trong đó đàn trâu: 18.050 con; đàn bò 1.650 con; đàn lợn 90.100 con. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2021 đạt 11.514 tấn, đạt 149% so với kế hoạch, trong đó sản lượng thịt hơi xuất chuồng chính 9.110 tấn. Cùng với đó, huyện tập trung chỉ đạo, triển khai hỗ trợ nguồn vốn thực hiện các đề án, chính sách phát triển sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn huyện: hỗ trợ 09 cơ sở chăn nuôi lợn nái 15 con; 06 cơ s ở chăn nuôi lợn kết hợp 05 nái 50 thịt; 30 cơ sở chăn nuôi lợn nội 03 nái 20 thịt; 41 cơ sở chăn nuôi trâu bò quy mô 10 con/lứa; 14 cơ sở chăn nuôi gia cầm và 06 cơ sở chăn nuôi dê quy mô 30 con/lứa trở lên.
Ông Trần Quốc Tuấn - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Yên cho biết: “Thời gian tới huyện tiếp tục chú trọng tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả chăn nuôi bằng việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật; tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi; phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi; vận động nhân dân chuyển đổi đất trồng cây kém hiệu quả sang thâm canh trồng cỏ và các cây nguyên liệu thức ăn cho gia súc, gia cầm. Ðồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp chuyển giao công nghệ vào lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y... Từ đó, góp phần đa dạng hóa các mô hình sinh kế, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống nhân dân.”