CTTĐT - Nhiều đoàn viên thanh niên ở huyện Văn Yên dám nghĩ, dám làm, lựa chọn mô hình kinh tế phù hợp để "khởi nghiệp" đã giúp họ không chỉ nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho bản thân mà góp sức xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn, đầy đủ hơn, ấm no, hạnh phúc hơn trên chính mảnh đất quê hương.
Gian hàng trưng bày sản phẩm của HTX Thanh Sơn
Đoàn viên Nguyễn Tuấn Anh ở thôn Khe Dứa, xã Yên Phú bắt tay vào khởi nghiệp chỉ với 2 bàn tay và khối óc của mình. Từ năm 2015, Tuấn Anh đã bắt tay vào nuôi cá lồng với quy mô chỉ 5 lồng với các giống cá thông thường như trắm cỏ, chép, rô phi đơn tính… giá trị kinh tế đem lại mỗi năm trừ tất cả các khoản chi phí là gần 100 triệu đồng. Không bằng lòng với thành quả bước đầu, lợi nhuận thu được, Nguyễn Tuấn Anh lại tiếp tục đầu tư tái sản xuất, nhân thêm số lồng cá, mở rộng diện tích mặt nước chăn nuôi. Hiện nay, Nguyễn Anh Tuấn đã phát triển được 20 lồng cá, trong đó có 2 lồng nuôi cá lăng và cá chiên. Bình quân 20 lồng cá, mỗi năm trừ tất cả các khoản chi phí cũng cho lợi nhuận từ 250 - 300 triệu đồng.
Nhận thấy triển vọng của cây cà gai leo, đoàn viên thanh niên Phạm Văn Chiến và các thành viên HTX Thanh Sơn - huyện Văn Yên đã quyết định khởi nghiệp từ cây trồng này. Mục tiêu hướng đến của bản thân Chiến và HTX là tạo ra vùng nguyên ăn của các hộ nông dân, tăng thêm thu nhập trên cùng đơn vị diện tích canh tác. Hiện tại, HTX đã xây dựng được vùng nguyên liệu với diện tích 10 ha, chủ yếu ở xã Đông Cuông, Xuân Ái... Vùng nguyên liệu này hoàn toàn do người dân tự chủ canh tác, chăm sóc với sự hỗ trợ một phần giống, phân bón, kỹ thuật chăm sóc của HTX. HTX bao tiêu, thu mua toàn bộ số được liệu của người dân. Để gia tăng giá trị của cây cà gai leo, khẳng định thương hiệu của mình, HTX đã liên kết tạo ra sản phẩm riêng cho mình. HTX hiện đang có 2 sản phẩm được chế biến từ cây cà gai leo là: Cao đặc cà gai leo và cao bột cà gai leo, đều đã được chứng nhận bản quyền, truy suất nguồn gốc rõ ràng, được người tiêu dùng đánh giá cao và có mặt trên thị trường. Đặc biệt, sản phẩm cao đặc cà gai leo của HTX là 1 sản phẩm dược liệu duy nhất đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2021 của huyện Văn Yên năm 2021”.
Anh Vũ Tùng Lâm, Phó Bí thư Huyện đoàn Văn Yên, tỉnh Yên Bái cho biết chúng tôi cũng nhiều hình thức tuyên truyền vận động, tạo điều kiện cho các bạn tham gia tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, định hướng đầu gia sản phẩm, chắc chắn phong trào khởi nghiệp trên địa bàn huyện Văn Yên các mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ sẽ có nhiều hướng đi mới khởi sắc hơn tạo ra được nhiều giá trị về kinh tế cũng như bảo đảm an sinh xã hội.
Trên thực tế, bằng ý chí và nghị lực của chính bản thân mình, nhiều đoàn viên thanh niên ở Văn Yên đã quyết định lựa chọn các mô hình kinh tế phù hợp cho mình để "khởi nghiệp" và bước đầu mang lại những thành công nhất định. Đến nay, đoàn viên thanh niên Văn Yên đã hình thành được 168 ý tưởng khởi nghiệp, 8 doanh nghiệp, 9 HTX, 58 tổ hợp tác. Đặc biệt đã có 189 mô hình sản xuất và kinh doanh của thanh niên đang phát huy hiệu quả kinh tế với mức thu nhập bình quân đạt từ 100 triệu đồng/năm và tạo việc làm thường xuyên cho 560 lao động. Điều này góp phần từng bước thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng của thanh niên.
1993 lượt xem
CTV: Thanh Sơn - Đức Khải
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nhiều đoàn viên thanh niên ở huyện Văn Yên dám nghĩ, dám làm, lựa chọn mô hình kinh tế phù hợp để "khởi nghiệp" đã giúp họ không chỉ nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho bản thân mà góp sức xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn, đầy đủ hơn, ấm no, hạnh phúc hơn trên chính mảnh đất quê hương.Đoàn viên Nguyễn Tuấn Anh ở thôn Khe Dứa, xã Yên Phú bắt tay vào khởi nghiệp chỉ với 2 bàn tay và khối óc của mình. Từ năm 2015, Tuấn Anh đã bắt tay vào nuôi cá lồng với quy mô chỉ 5 lồng với các giống cá thông thường như trắm cỏ, chép, rô phi đơn tính… giá trị kinh tế đem lại mỗi năm trừ tất cả các khoản chi phí là gần 100 triệu đồng. Không bằng lòng với thành quả bước đầu, lợi nhuận thu được, Nguyễn Tuấn Anh lại tiếp tục đầu tư tái sản xuất, nhân thêm số lồng cá, mở rộng diện tích mặt nước chăn nuôi. Hiện nay, Nguyễn Anh Tuấn đã phát triển được 20 lồng cá, trong đó có 2 lồng nuôi cá lăng và cá chiên. Bình quân 20 lồng cá, mỗi năm trừ tất cả các khoản chi phí cũng cho lợi nhuận từ 250 - 300 triệu đồng.
Nhận thấy triển vọng của cây cà gai leo, đoàn viên thanh niên Phạm Văn Chiến và các thành viên HTX Thanh Sơn - huyện Văn Yên đã quyết định khởi nghiệp từ cây trồng này. Mục tiêu hướng đến của bản thân Chiến và HTX là tạo ra vùng nguyên ăn của các hộ nông dân, tăng thêm thu nhập trên cùng đơn vị diện tích canh tác. Hiện tại, HTX đã xây dựng được vùng nguyên liệu với diện tích 10 ha, chủ yếu ở xã Đông Cuông, Xuân Ái... Vùng nguyên liệu này hoàn toàn do người dân tự chủ canh tác, chăm sóc với sự hỗ trợ một phần giống, phân bón, kỹ thuật chăm sóc của HTX. HTX bao tiêu, thu mua toàn bộ số được liệu của người dân. Để gia tăng giá trị của cây cà gai leo, khẳng định thương hiệu của mình, HTX đã liên kết tạo ra sản phẩm riêng cho mình. HTX hiện đang có 2 sản phẩm được chế biến từ cây cà gai leo là: Cao đặc cà gai leo và cao bột cà gai leo, đều đã được chứng nhận bản quyền, truy suất nguồn gốc rõ ràng, được người tiêu dùng đánh giá cao và có mặt trên thị trường. Đặc biệt, sản phẩm cao đặc cà gai leo của HTX là 1 sản phẩm dược liệu duy nhất đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2021 của huyện Văn Yên năm 2021”.
Anh Vũ Tùng Lâm, Phó Bí thư Huyện đoàn Văn Yên, tỉnh Yên Bái cho biết chúng tôi cũng nhiều hình thức tuyên truyền vận động, tạo điều kiện cho các bạn tham gia tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, định hướng đầu gia sản phẩm, chắc chắn phong trào khởi nghiệp trên địa bàn huyện Văn Yên các mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ sẽ có nhiều hướng đi mới khởi sắc hơn tạo ra được nhiều giá trị về kinh tế cũng như bảo đảm an sinh xã hội.
Trên thực tế, bằng ý chí và nghị lực của chính bản thân mình, nhiều đoàn viên thanh niên ở Văn Yên đã quyết định lựa chọn các mô hình kinh tế phù hợp cho mình để "khởi nghiệp" và bước đầu mang lại những thành công nhất định. Đến nay, đoàn viên thanh niên Văn Yên đã hình thành được 168 ý tưởng khởi nghiệp, 8 doanh nghiệp, 9 HTX, 58 tổ hợp tác. Đặc biệt đã có 189 mô hình sản xuất và kinh doanh của thanh niên đang phát huy hiệu quả kinh tế với mức thu nhập bình quân đạt từ 100 triệu đồng/năm và tạo việc làm thường xuyên cho 560 lao động. Điều này góp phần từng bước thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng của thanh niên.