Diện tích cam quýt của huyện có trên 1.300 ha, trong đó đang cho thu hoạch là 800 ha. Việc phát triển cam được xem là một giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng.
Các hộ dân ở thị trấn Nông trường Trần Phú thu hoạch cam.
Những năm qua, huyện Văn Chấn đã phát huy thế mạnh địa phương về thổ nhưỡng, khí hậu để tập trung thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, loại bỏ dần diện tích cây trồng kém hiệu quả chuyển sang trồng cây cam và đã có hiệu quả cao. Cam ở Văn Chấn được trồng nhiều từ những năm 1980 và được phát triển đại trà vào những năm 2000 ở các xã, thị trấn vùng ngoài của huyện.
Đến nay, diện tích cam quýt của huyện có trên 1.300 ha, trong đó, diện tích cho thu hoạch là 800 ha. Việc phát triển cam được xem là một giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Năng suất cam bình quân đạt từ 12 - 15 tấn/ha, giá trị kinh tế từ 300-500 triệu đồng/ha; nhiều hộ thu được cả tỷ đồng/ha.
Cam Văn Chấn đa dạng về chủng loại, nhưng chủ yếu là cam sành, cam Vinh, cam V2, cam Đường canh, cam chanh và quýt sen. Cam Văn Chấn có vỏ mỏng và đẹp, tỷ lệ sơ thấp, nhiều nước, ít hạt, mùi vị thơm ngọt. Tuy nhiên, diện tích trồng cam chủ yếu trên đất của hộ gia đình khai phá và đất nông lâm trường trả lại, do đó, người dân trồng nhiều giống cam trên một diện tích, diện tích manh mún, chưa có quy hoạch cho từng giống cam khác nhau.
Việc áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong trồng cam chưa có sự đồng bộ từ khâu nhân giống đến trồng, chăm sóc và bảo quản; công tác chọn giống còn nhiều hạn chế; thị trường tiêu thụ chủ yếu thông qua thương lái đến tận vườn thu mua đi tiêu thụ trong và ngoài tỉnh. Do đó, việc tiêu thụ sản phẩm cam, quýt chưa ổn định, phụ thuộc nhiều vào thương lái, giá cam thấp hơn so với cam nhiều vùng trong khu vực.
Đồng chí Hồ Đức Hợp - Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn cho biết: Qua thực tế canh tác cho thấy, cây cam phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của các xã, thị trấn vùng ngoài của huyện. Diện tích cam trồng mới không ngừng tăng lên và mỗi năm có tới hàng nghìn tấn cam được bán ra thị trường.
Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa như mong muốn, còn nhiều khó khăn, vướng mắc như sản phẩm làm ra chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường; công tác chăm sóc, bảo vệ vườn cam chưa được quan tâm đúng mức; năng suất, chất lượng chưa cao; hình thức mẫu mã chưa đáp ứng được thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng; thị trường tiêu thu chưa ổn định; chưa có sự thống nhất giữa các hộ trồng cam trong việc thâm canh, quản lý sử dụng nhãn hiệu; giá trị kinh tế của cam Văn Chấn thấp hơn cam nơi khác, mặc dù chất lượng sản phẩm như nhau.
Được biết, để nâng cao giá trị, thương hiệu và sức cạnh tranh của sản phẩm cam trên thị trường, huyện Văn Chấn đã quy hoạch vùng trồng cam tập trung, chuyên canh tại 9 xã, thị trấn vùng ngoài của huyện để thuận lợi cho việc quản lý sản xuất và tiêu thụ, với diện tích được quy hoạch lên tới 2.500 ha ở thị trấn Nông trường Trần Phú và các xã: Thượng Bằng La, Minh An, Nghĩa Tâm, Cát Thịnh, Chấn Thịnh, Đại Lịch...
Cơ cấu giống tập trung vào các loại cam sành, cam Đường canh, cam V2, cam Vinh, quýt sen và dần loại bỏ giống cam chanh, tuyển chọn những cây cam có chất lượng tốt làm cây mẹ để nhân giống tại chỗ, bố trí cơ cấu giống chín sớm (CS, BH) chín chính vụ (Đường canh, cam sành, quýt sen, cam Xã Đoài), giống chín muộn V2. Ngay sau khi công bố nhãn hiệu tập thể Cam Văn Chấn huyện đã thành lập 32 tổ liên kết của 491 hộ trồng cam được phổ biến quy chế sử dụng nhãn hiệu và ký cam kết tuân thủ quy định sử dụng tem nhãn.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Tiến - Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng chia sẻ: “để phát triển nhãn hiệu tập thể Cam Văn Chấn, địa phương cần hình thành vùng sản xuất cam tập trung có quy mô lớn. Từ đó, đưa cam Văn Chấn từng bước tham gia vào thị trường trong nước và quốc tế; hình thành chuỗi liên kết trong sản xuất, nâng cao nhận thức của người dân trong sản xuất hàng hóa, tạo cơ sở pháp lý cho các hộ trồng cam yên tâm sản xuất và bảo tồn, nhân giống, nâng cao chất lượng sản phẩm cam. Để làm được điều này, huyện cần tìm thêm những bộ giống mới rải vụ, bố trí giống cam hợp lý cho từng vùng, nghiên cứu giãn thời gian thu hoạch để nâng cao giá trị, bảo đảm đầu vụ, cuối vụ có cam cung cấp ra thị trường. Trong giải pháp phát triển thị trường, cần cần thực hiện dán tem truy xuất nguồn gốc, để khi mua một trái cam, người tiêu dùng biết cam loại gì của hộ nào, sản xuất ở thôn, xã nào”...
"Phát triển nhãn hiệu tập thể Cam Văn Chấn, sau đó, đến chỉ dẫn địa lý, thời gian tới, Văn Chấn cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức để các hộ trồng cam hiểu rằng, thương hiệu sẽ mang lại giá trị cao cho sản phẩm và tự bảo vệ thương hiệu của mình. Bản thân các hộ sản xuất cam phải tự hoàn thiện và bảo đảm quy trình sản xuất, kinh doanh để đưa ra thị trường các sản phẩm có chất lượng tốt, ổn định, có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ quy chế sử dụng tem nhãn, bao bì cho sản phẩm Cam Văn Chấn. Chính quyền địa phương tạo điều kiện hỗ trợ các hộ trồng cam về giống, vốn, kỹ thuật, tìm kiếm thị trường bao tiêu sản phẩm cho người nông dân; tạo ra chuỗi khép kín từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm" - ông Vũ Hữu Cường - Trung tâm Nghiên cứu Hệ thống nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam chia sẻ.
Việc quản lý, phát triển nhãn hiệu "Cam Văn Chấn" có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sản phẩm nông nghiệp của huyện. Qua đó, mở ra cơ hội đưa sản phẩm cam vào thị trường lớn. Sản phẩm cam được bảo hộ quyền sở hữu, là công cụ nhằm thỏa mãn các thông tin của người tiêu dùng về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng sản phẩm, phương thức sản xuất. Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, hộ trồng cam phát triển, kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh tế.
2020 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Diện tích cam quýt của huyện có trên 1.300 ha, trong đó đang cho thu hoạch là 800 ha. Việc phát triển cam được xem là một giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng.Những năm qua, huyện Văn Chấn đã phát huy thế mạnh địa phương về thổ nhưỡng, khí hậu để tập trung thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, loại bỏ dần diện tích cây trồng kém hiệu quả chuyển sang trồng cây cam và đã có hiệu quả cao. Cam ở Văn Chấn được trồng nhiều từ những năm 1980 và được phát triển đại trà vào những năm 2000 ở các xã, thị trấn vùng ngoài của huyện.
Đến nay, diện tích cam quýt của huyện có trên 1.300 ha, trong đó, diện tích cho thu hoạch là 800 ha. Việc phát triển cam được xem là một giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Năng suất cam bình quân đạt từ 12 - 15 tấn/ha, giá trị kinh tế từ 300-500 triệu đồng/ha; nhiều hộ thu được cả tỷ đồng/ha.
Cam Văn Chấn đa dạng về chủng loại, nhưng chủ yếu là cam sành, cam Vinh, cam V2, cam Đường canh, cam chanh và quýt sen. Cam Văn Chấn có vỏ mỏng và đẹp, tỷ lệ sơ thấp, nhiều nước, ít hạt, mùi vị thơm ngọt. Tuy nhiên, diện tích trồng cam chủ yếu trên đất của hộ gia đình khai phá và đất nông lâm trường trả lại, do đó, người dân trồng nhiều giống cam trên một diện tích, diện tích manh mún, chưa có quy hoạch cho từng giống cam khác nhau.
Việc áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong trồng cam chưa có sự đồng bộ từ khâu nhân giống đến trồng, chăm sóc và bảo quản; công tác chọn giống còn nhiều hạn chế; thị trường tiêu thụ chủ yếu thông qua thương lái đến tận vườn thu mua đi tiêu thụ trong và ngoài tỉnh. Do đó, việc tiêu thụ sản phẩm cam, quýt chưa ổn định, phụ thuộc nhiều vào thương lái, giá cam thấp hơn so với cam nhiều vùng trong khu vực.
Đồng chí Hồ Đức Hợp - Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn cho biết: Qua thực tế canh tác cho thấy, cây cam phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của các xã, thị trấn vùng ngoài của huyện. Diện tích cam trồng mới không ngừng tăng lên và mỗi năm có tới hàng nghìn tấn cam được bán ra thị trường.
Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa như mong muốn, còn nhiều khó khăn, vướng mắc như sản phẩm làm ra chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường; công tác chăm sóc, bảo vệ vườn cam chưa được quan tâm đúng mức; năng suất, chất lượng chưa cao; hình thức mẫu mã chưa đáp ứng được thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng; thị trường tiêu thu chưa ổn định; chưa có sự thống nhất giữa các hộ trồng cam trong việc thâm canh, quản lý sử dụng nhãn hiệu; giá trị kinh tế của cam Văn Chấn thấp hơn cam nơi khác, mặc dù chất lượng sản phẩm như nhau.
Được biết, để nâng cao giá trị, thương hiệu và sức cạnh tranh của sản phẩm cam trên thị trường, huyện Văn Chấn đã quy hoạch vùng trồng cam tập trung, chuyên canh tại 9 xã, thị trấn vùng ngoài của huyện để thuận lợi cho việc quản lý sản xuất và tiêu thụ, với diện tích được quy hoạch lên tới 2.500 ha ở thị trấn Nông trường Trần Phú và các xã: Thượng Bằng La, Minh An, Nghĩa Tâm, Cát Thịnh, Chấn Thịnh, Đại Lịch...
Cơ cấu giống tập trung vào các loại cam sành, cam Đường canh, cam V2, cam Vinh, quýt sen và dần loại bỏ giống cam chanh, tuyển chọn những cây cam có chất lượng tốt làm cây mẹ để nhân giống tại chỗ, bố trí cơ cấu giống chín sớm (CS, BH) chín chính vụ (Đường canh, cam sành, quýt sen, cam Xã Đoài), giống chín muộn V2. Ngay sau khi công bố nhãn hiệu tập thể Cam Văn Chấn huyện đã thành lập 32 tổ liên kết của 491 hộ trồng cam được phổ biến quy chế sử dụng nhãn hiệu và ký cam kết tuân thủ quy định sử dụng tem nhãn.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Tiến - Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng chia sẻ: “để phát triển nhãn hiệu tập thể Cam Văn Chấn, địa phương cần hình thành vùng sản xuất cam tập trung có quy mô lớn. Từ đó, đưa cam Văn Chấn từng bước tham gia vào thị trường trong nước và quốc tế; hình thành chuỗi liên kết trong sản xuất, nâng cao nhận thức của người dân trong sản xuất hàng hóa, tạo cơ sở pháp lý cho các hộ trồng cam yên tâm sản xuất và bảo tồn, nhân giống, nâng cao chất lượng sản phẩm cam. Để làm được điều này, huyện cần tìm thêm những bộ giống mới rải vụ, bố trí giống cam hợp lý cho từng vùng, nghiên cứu giãn thời gian thu hoạch để nâng cao giá trị, bảo đảm đầu vụ, cuối vụ có cam cung cấp ra thị trường. Trong giải pháp phát triển thị trường, cần cần thực hiện dán tem truy xuất nguồn gốc, để khi mua một trái cam, người tiêu dùng biết cam loại gì của hộ nào, sản xuất ở thôn, xã nào”...
"Phát triển nhãn hiệu tập thể Cam Văn Chấn, sau đó, đến chỉ dẫn địa lý, thời gian tới, Văn Chấn cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức để các hộ trồng cam hiểu rằng, thương hiệu sẽ mang lại giá trị cao cho sản phẩm và tự bảo vệ thương hiệu của mình. Bản thân các hộ sản xuất cam phải tự hoàn thiện và bảo đảm quy trình sản xuất, kinh doanh để đưa ra thị trường các sản phẩm có chất lượng tốt, ổn định, có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ quy chế sử dụng tem nhãn, bao bì cho sản phẩm Cam Văn Chấn. Chính quyền địa phương tạo điều kiện hỗ trợ các hộ trồng cam về giống, vốn, kỹ thuật, tìm kiếm thị trường bao tiêu sản phẩm cho người nông dân; tạo ra chuỗi khép kín từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm" - ông Vũ Hữu Cường - Trung tâm Nghiên cứu Hệ thống nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam chia sẻ.
Việc quản lý, phát triển nhãn hiệu "Cam Văn Chấn" có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sản phẩm nông nghiệp của huyện. Qua đó, mở ra cơ hội đưa sản phẩm cam vào thị trường lớn. Sản phẩm cam được bảo hộ quyền sở hữu, là công cụ nhằm thỏa mãn các thông tin của người tiêu dùng về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng sản phẩm, phương thức sản xuất. Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, hộ trồng cam phát triển, kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh tế.