CTTĐT - Để thực hiện mục tiêu “xanh” theo Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh Yên Bái, nhiệm kỳ 2020-2025, huyện Trạm Tấu đã và đang tập chung vào nhiều giải pháp thiết thực phù hợp với đặc thù của địa phương trong đó trọng tâm là thực hiện tốt việc quản lý bảo vệ phát triển các diện tích rừng phòng hộ nhằm tạo ra môi trường sinh thái xanh, sạch, đẹp cũng như nâng cao chất lượng rừng phòng hộ đầu nguồn của tỉnh.
Người dân xã Hát Lừu chăm sóc rừng theo dự án làm giàu rừng do tổ chức GIZ tài trợ.
Với 78,5% diện tích là đất lâm nghiệp, nên giữ rừng là một trong 3 nhiệm vụ trọng tâm của huyện vùng cao Trạm Tấu. Xác định được điều đó trong những năm qua, huyện Trạm Tấu đã có nhiều cách làm sáng tạo để nâng cao chất lượng rừng trên địa bàn góp phần giữ vững độ che phủ của rừng. Tại Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025, Trạm Tấu xác định mục tiêu cụ thể trong 5 năm từ 2020-2025 sẽ trồng mới 650 ha rừng, tỷ lệ tre phủ rừng đạt 62%. Để thực hiện được mục tiêu này huyện sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và mọi người dân đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng. Thực hiện phân định diện tích đất quy hoạch phát triển rừng gắn với diện tích đất quy hoạch cho các mục đích khác đảm bảo không có sự chồng chéo, nhằm phát triển hài hòa công tác bảo vệ rừng, sản xuất nông nghiệp, bố trí dân cư và xây dựng cơ sở hạ tầng. Ông Lò Văn Tiếp - Chủ tịch UBND xã Hát Lừu cho biết: Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng - phòng cháy chữa cháy rừng (QLBVR - PCCCR) hàng năm xã đã kiện toàn Ban Chỉ đạo Phát triển lâm nghiệp bền vững, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên phụ trách các thôn, đồng thời tăng cường công tác tuyền nâng cao nhận thức của người dân về công tác QLBVR và lợi ích của rừng mang lại, nhờ đó chất lượng rừng của địa phương không ngừng được nâng lên. Thông qua công tác tuyên truyền của cán bộ huyện và cán bộ xã về lợi ích của rừng người dân xã Hát Lừu nói riêng và huyện Trạm Tấu nói chung đã hiểu được ý nghĩa của việc trồng cây gây rừng và bảo vệ rừng. Anh Lò Văn Lợp - thôn Hát 2, xã Hát Lừu chia sẻ: Nhiều năm trở lại đây người dân chúng tôi đã không còn xâm canh vào các diện tích rừng phòng hộ, tích cực tham gia công tác phòng cháy chữa cháy rừng và các dự án làm giàu rừng được hỗ trợ tại địa phương.
Huyện Trạm Tấu hiện có trên 35.000 ha rừng phòng hộ và được giao khoán cho 56 chủ hợp đồng với 5.815 hộ nhận khoán bảo vệ. Huyện đã và đang thực hiện quản lý tốt các diện tích rừng tự nhiên phòng hộ, rừng tự nhiên sản xuất, rừng phòng hộ kết hợp hoạt động bảo vệ với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường, sinh thái, sử dụng có hiệu quả không gian, môi trường rừng để phát triển kinh tế theo quy định của Luật Lâm nghiệp trong đó thực hiện triệt để việc ngăn chặn người dân tự ý vào rừng khai thái, thu hái măng sặt gai, phong lan, các cây dược liệu quý hiếm như: Lan kim tuyến, thất diệp nhất chi hoa, tam thất rừng...săn bắt các loại động vật rừng trái phép. Đồng thời thực hiện tốt công tác PCCCR để bảo vệ bền vững tài nguyên rừng . Ông Vũ Trọng Huân - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Trạm Tấu - Nghĩa Lộ cho biết: Để thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng Hạt Kiểm lâm Trạm Tấu - Nghĩa Lộ đã đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát việc lấn chiếm đất rừng, tổ chức cho nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng và người dân ký cam kết bảo vệ rừng, tiến hành rà soát các diện tích có nguy cơ cháy rừng cao để có phương án PCCCR phù hợp và hiệu quả nhất, đồng thời thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa 3 lực lượng là kiểm lâm, công an và quân đôi từ huyện đến cơ sở trong công tác tuần tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm lâm luật.
Để hoàn thành mục tiêu đến năm 2025 trồng hoàn thành 650 ha rừng nâng tổng số diện tích rừng trên địa bàn toàn huyện đạt 46.090 ha. Là cơ quan tham mưu cho cấp ủy, chính quyền huyện trong công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng, Ban quản lý rừng phòng hộ đã tham mưu cho huyện thực hiện tốt chương trình mục tiêu phát triển rừng bền vững gắn với tái cơ cấu ngành tại địa bàn huyện, tổ chức rà soát đánh giá việc thực hiện kết quả hàng năm, kết quả thực hiện các đề án, chính sách bảo vệ phát triển rừng, tổng hợp, đề xuất, điều chỉnh kế hoạch đề án để phù hợp với nguồn lực, tình hình, yêu cầu thực tế tại địa phương đồng thời vận dụng sáng tạo, linh hoạt trong công tác quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng bền vững theo quy định hiện hành, tăng cường kêu gọi đầu tư vào phát triển làm giàu rừng, nhân rộng các mô hình trồng rừng cây gỗ lớn bằng các cây bản địa.
Trong năm 2022, huyện Trạm Tấu phấn đấu trồng mới 320 ha rừng trong đó có 70 ha rừng sản xuất do người dân tự bỏ vốn đầu tư và 250 ha rừng phòng hộ. Để hoàn thành kế hoạch giao, từ cuối năm 2021 Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Trạm Tấu đã phối hợp với các cơ quan chức năng và các xã tiến hành rà soát diện tích đất lâm nghiệp có khả năng trồng rừng, lập hồ sơ thiết kế trồng rừng theo đúng quy trình kỹ thuật, chủ động gieo ươm hơn 400.000 cây giống đảm bảo từ khâu lựa chọn hạt giống, đóng bầu, gieo hạt, đến công tác chăm sóc đều được giám sát chặt chẽ, với cơ cấu giống chủ yếu là cây thông, pơ mu, tô hạp, re hương và sơn tra, đây là những cây gỗ lớn bản địa, có khả năng làm giàu rừng. Ông Đào Công Trình - Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Trạm Tấu cho biết: Hàng năm Ban đã chủ động xây dựng kế hoạch, phối hợp với chính quyền địa phương rà soát quỹ đất, cũng như bố trí cây trồng phù hợp đặc biệt chú ý đến các loài cây bản địa gỗ lớn nhằm nâng cao diện tích, chất lượng của rừng. Chủ động xây dựng kế hoạch xin hỗ trợ nguồn vốn để trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất từ nguồn vốn ngân sách hoặc vốn tự thu từ dịch vụ rừng. Đồng thời kêu gọi sự đầu tư từ các tổ chức phi chính phủ như tổ chức GIZ và các tổ chức khác để hỗ trợ trồng rừng, chủ động sản xuất nguồn cây giống phục vụ trồng rừng phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của huyện.
Cùng với thực hiện tốt việc quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng để hướng tới mục tiêu “xanh”, huyện Trạm Tấu tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các lĩnh vực du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ. Đặc biệt trong lĩnh vực du lịch huyện sẽ phát triển theo hướng du lịch xanh thân thiện với môi trường; phát triển du lịch cộng đồng tại các địa phương gần rừng gắn với bảo vệ rừng, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số. Bà Dương Phương Thảo - Trưởng Phòng Văn hóa thông tin huyện Trạm Tấu cho biết: Chúng tôi sẽ tập trung phát triển du lịch theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc, thân thiện với môi trường và giữ gìn cảnh sắc thiên nhiên, không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế.
Để thực hiện hoàn thành mục tiêu “xanh” huyện Trạm Tấu xác định rõ từng mục tiêu nhiệm vụ, lộ trình và trách nhiệm tổ chức thực hiện của các cấp ủy các cấp, tổ chức Đảng cơ quan đơn vị, cá nhân trong thực hiện mục tiêu một cách cụ thể, phù hợp sát với tình hình thực tế bảo đảm chất lượng, hiệu quả cao nhất. Đồng thời tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân trong quá trình thực hiện, kế thừa và phát huy thành quả “xanh rừng, xanh ruộng, xanh nương rẫy” để đạt được mục tiêu “xanh” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh vào năm 2025.
1359 lượt xem
CTV: Thu Hằng - Lộc Chầm
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Để thực hiện mục tiêu “xanh” theo Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh Yên Bái, nhiệm kỳ 2020-2025, huyện Trạm Tấu đã và đang tập chung vào nhiều giải pháp thiết thực phù hợp với đặc thù của địa phương trong đó trọng tâm là thực hiện tốt việc quản lý bảo vệ phát triển các diện tích rừng phòng hộ nhằm tạo ra môi trường sinh thái xanh, sạch, đẹp cũng như nâng cao chất lượng rừng phòng hộ đầu nguồn của tỉnh.Với 78,5% diện tích là đất lâm nghiệp, nên giữ rừng là một trong 3 nhiệm vụ trọng tâm của huyện vùng cao Trạm Tấu. Xác định được điều đó trong những năm qua, huyện Trạm Tấu đã có nhiều cách làm sáng tạo để nâng cao chất lượng rừng trên địa bàn góp phần giữ vững độ che phủ của rừng. Tại Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025, Trạm Tấu xác định mục tiêu cụ thể trong 5 năm từ 2020-2025 sẽ trồng mới 650 ha rừng, tỷ lệ tre phủ rừng đạt 62%. Để thực hiện được mục tiêu này huyện sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và mọi người dân đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng. Thực hiện phân định diện tích đất quy hoạch phát triển rừng gắn với diện tích đất quy hoạch cho các mục đích khác đảm bảo không có sự chồng chéo, nhằm phát triển hài hòa công tác bảo vệ rừng, sản xuất nông nghiệp, bố trí dân cư và xây dựng cơ sở hạ tầng. Ông Lò Văn Tiếp - Chủ tịch UBND xã Hát Lừu cho biết: Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng - phòng cháy chữa cháy rừng (QLBVR - PCCCR) hàng năm xã đã kiện toàn Ban Chỉ đạo Phát triển lâm nghiệp bền vững, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên phụ trách các thôn, đồng thời tăng cường công tác tuyền nâng cao nhận thức của người dân về công tác QLBVR và lợi ích của rừng mang lại, nhờ đó chất lượng rừng của địa phương không ngừng được nâng lên. Thông qua công tác tuyên truyền của cán bộ huyện và cán bộ xã về lợi ích của rừng người dân xã Hát Lừu nói riêng và huyện Trạm Tấu nói chung đã hiểu được ý nghĩa của việc trồng cây gây rừng và bảo vệ rừng. Anh Lò Văn Lợp - thôn Hát 2, xã Hát Lừu chia sẻ: Nhiều năm trở lại đây người dân chúng tôi đã không còn xâm canh vào các diện tích rừng phòng hộ, tích cực tham gia công tác phòng cháy chữa cháy rừng và các dự án làm giàu rừng được hỗ trợ tại địa phương.
Huyện Trạm Tấu hiện có trên 35.000 ha rừng phòng hộ và được giao khoán cho 56 chủ hợp đồng với 5.815 hộ nhận khoán bảo vệ. Huyện đã và đang thực hiện quản lý tốt các diện tích rừng tự nhiên phòng hộ, rừng tự nhiên sản xuất, rừng phòng hộ kết hợp hoạt động bảo vệ với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường, sinh thái, sử dụng có hiệu quả không gian, môi trường rừng để phát triển kinh tế theo quy định của Luật Lâm nghiệp trong đó thực hiện triệt để việc ngăn chặn người dân tự ý vào rừng khai thái, thu hái măng sặt gai, phong lan, các cây dược liệu quý hiếm như: Lan kim tuyến, thất diệp nhất chi hoa, tam thất rừng...săn bắt các loại động vật rừng trái phép. Đồng thời thực hiện tốt công tác PCCCR để bảo vệ bền vững tài nguyên rừng . Ông Vũ Trọng Huân - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Trạm Tấu - Nghĩa Lộ cho biết: Để thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng Hạt Kiểm lâm Trạm Tấu - Nghĩa Lộ đã đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát việc lấn chiếm đất rừng, tổ chức cho nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng và người dân ký cam kết bảo vệ rừng, tiến hành rà soát các diện tích có nguy cơ cháy rừng cao để có phương án PCCCR phù hợp và hiệu quả nhất, đồng thời thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa 3 lực lượng là kiểm lâm, công an và quân đôi từ huyện đến cơ sở trong công tác tuần tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm lâm luật.
Để hoàn thành mục tiêu đến năm 2025 trồng hoàn thành 650 ha rừng nâng tổng số diện tích rừng trên địa bàn toàn huyện đạt 46.090 ha. Là cơ quan tham mưu cho cấp ủy, chính quyền huyện trong công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng, Ban quản lý rừng phòng hộ đã tham mưu cho huyện thực hiện tốt chương trình mục tiêu phát triển rừng bền vững gắn với tái cơ cấu ngành tại địa bàn huyện, tổ chức rà soát đánh giá việc thực hiện kết quả hàng năm, kết quả thực hiện các đề án, chính sách bảo vệ phát triển rừng, tổng hợp, đề xuất, điều chỉnh kế hoạch đề án để phù hợp với nguồn lực, tình hình, yêu cầu thực tế tại địa phương đồng thời vận dụng sáng tạo, linh hoạt trong công tác quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng bền vững theo quy định hiện hành, tăng cường kêu gọi đầu tư vào phát triển làm giàu rừng, nhân rộng các mô hình trồng rừng cây gỗ lớn bằng các cây bản địa.
Trong năm 2022, huyện Trạm Tấu phấn đấu trồng mới 320 ha rừng trong đó có 70 ha rừng sản xuất do người dân tự bỏ vốn đầu tư và 250 ha rừng phòng hộ. Để hoàn thành kế hoạch giao, từ cuối năm 2021 Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Trạm Tấu đã phối hợp với các cơ quan chức năng và các xã tiến hành rà soát diện tích đất lâm nghiệp có khả năng trồng rừng, lập hồ sơ thiết kế trồng rừng theo đúng quy trình kỹ thuật, chủ động gieo ươm hơn 400.000 cây giống đảm bảo từ khâu lựa chọn hạt giống, đóng bầu, gieo hạt, đến công tác chăm sóc đều được giám sát chặt chẽ, với cơ cấu giống chủ yếu là cây thông, pơ mu, tô hạp, re hương và sơn tra, đây là những cây gỗ lớn bản địa, có khả năng làm giàu rừng. Ông Đào Công Trình - Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Trạm Tấu cho biết: Hàng năm Ban đã chủ động xây dựng kế hoạch, phối hợp với chính quyền địa phương rà soát quỹ đất, cũng như bố trí cây trồng phù hợp đặc biệt chú ý đến các loài cây bản địa gỗ lớn nhằm nâng cao diện tích, chất lượng của rừng. Chủ động xây dựng kế hoạch xin hỗ trợ nguồn vốn để trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất từ nguồn vốn ngân sách hoặc vốn tự thu từ dịch vụ rừng. Đồng thời kêu gọi sự đầu tư từ các tổ chức phi chính phủ như tổ chức GIZ và các tổ chức khác để hỗ trợ trồng rừng, chủ động sản xuất nguồn cây giống phục vụ trồng rừng phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của huyện.
Cùng với thực hiện tốt việc quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng để hướng tới mục tiêu “xanh”, huyện Trạm Tấu tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các lĩnh vực du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ. Đặc biệt trong lĩnh vực du lịch huyện sẽ phát triển theo hướng du lịch xanh thân thiện với môi trường; phát triển du lịch cộng đồng tại các địa phương gần rừng gắn với bảo vệ rừng, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số. Bà Dương Phương Thảo - Trưởng Phòng Văn hóa thông tin huyện Trạm Tấu cho biết: Chúng tôi sẽ tập trung phát triển du lịch theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc, thân thiện với môi trường và giữ gìn cảnh sắc thiên nhiên, không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế.
Để thực hiện hoàn thành mục tiêu “xanh” huyện Trạm Tấu xác định rõ từng mục tiêu nhiệm vụ, lộ trình và trách nhiệm tổ chức thực hiện của các cấp ủy các cấp, tổ chức Đảng cơ quan đơn vị, cá nhân trong thực hiện mục tiêu một cách cụ thể, phù hợp sát với tình hình thực tế bảo đảm chất lượng, hiệu quả cao nhất. Đồng thời tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân trong quá trình thực hiện, kế thừa và phát huy thành quả “xanh rừng, xanh ruộng, xanh nương rẫy” để đạt được mục tiêu “xanh” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh vào năm 2025.