CTTĐT - Tiếp tục thực hiện mục tiêu nâng cao giá trị và phát triển dâu tằm tơ theo hướng bền vững, vừa qua, huyện Văn Chấn đã tổ chức lễ ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm kén tằm cho HTX dâu tằm Sơn Thịnh và Đồng Khê.
Quang cảnh lễ ký kết.
Thực hiện dự án phát triển nông thôn mới thông qua thiết lập mô hình mẫu để nâng cao giá trị gia tăng cho dâu tằm tơ Yên Bái (KOPIA), thời gian qua, nông dân các xã Sơn Thịnh, Đồng Khê và Chấn Thịnh của huyện Văn Chấn đã được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng chăm sóc cây dâu và nuôi tằm đảm bảo năng suất, chất lượng kén tằm. Dự án cũng nghiên cứu chọn tạo thay thế các giống cây dâu chất lượng và giống tằm phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu hỗ trợ nhân dân sản xuất của nhân dân. Đến nay, huyện Văn Chấn có gần 150 ha dâu tằm, sản lượng năm 2021 đạt 150 tấn. Trồng dâu, nuôi tằm đã và đang tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hàng trăm hộ dân, với mức thu nhập cao gấp đôi so với trồng lúa.
Để tạo chuỗi liên kết, giúp các hộ trồng dâu, nuôi tằm tiêu thụ hết sản phẩm kén tằm với giá thành ổn định, huyện Văn Chấn đã phối hợp với dự án KOPIA tìm kiếm thị trường và giúp nhân dân liên kết với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm kén tằm. Trong chương trình này, đã tổ chức ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm kén tằm giữa công ty cổ phần HanhSilk với HTX dâu tằm Đồng Khê và HTX dâu tằm Sơn Thịnh.
Việc ký kết này đánh dấu mối quan hệ hợp tác chính thức, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa Nhà nước, nhà nông với doanh nghiệp để nâng cao giá trị sản xuất dâu tằm tơ của Văn Chấn nói riêng và Yên Bái nói chung. Đây cũng là điều kiện quan trọng để nhân dân các địa phương tích cực chăm sóc, nâng cao chất lượng sản phẩm kén tằm, xây dựng dâu tằm tơ đạt chuẩn OCOP trong thời gian tới./.
1221 lượt xem
CTV: Trần Van
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tiếp tục thực hiện mục tiêu nâng cao giá trị và phát triển dâu tằm tơ theo hướng bền vững, vừa qua, huyện Văn Chấn đã tổ chức lễ ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm kén tằm cho HTX dâu tằm Sơn Thịnh và Đồng Khê. Thực hiện dự án phát triển nông thôn mới thông qua thiết lập mô hình mẫu để nâng cao giá trị gia tăng cho dâu tằm tơ Yên Bái (KOPIA), thời gian qua, nông dân các xã Sơn Thịnh, Đồng Khê và Chấn Thịnh của huyện Văn Chấn đã được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng chăm sóc cây dâu và nuôi tằm đảm bảo năng suất, chất lượng kén tằm. Dự án cũng nghiên cứu chọn tạo thay thế các giống cây dâu chất lượng và giống tằm phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu hỗ trợ nhân dân sản xuất của nhân dân. Đến nay, huyện Văn Chấn có gần 150 ha dâu tằm, sản lượng năm 2021 đạt 150 tấn. Trồng dâu, nuôi tằm đã và đang tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hàng trăm hộ dân, với mức thu nhập cao gấp đôi so với trồng lúa.
Để tạo chuỗi liên kết, giúp các hộ trồng dâu, nuôi tằm tiêu thụ hết sản phẩm kén tằm với giá thành ổn định, huyện Văn Chấn đã phối hợp với dự án KOPIA tìm kiếm thị trường và giúp nhân dân liên kết với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm kén tằm. Trong chương trình này, đã tổ chức ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm kén tằm giữa công ty cổ phần HanhSilk với HTX dâu tằm Đồng Khê và HTX dâu tằm Sơn Thịnh.
Việc ký kết này đánh dấu mối quan hệ hợp tác chính thức, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa Nhà nước, nhà nông với doanh nghiệp để nâng cao giá trị sản xuất dâu tằm tơ của Văn Chấn nói riêng và Yên Bái nói chung. Đây cũng là điều kiện quan trọng để nhân dân các địa phương tích cực chăm sóc, nâng cao chất lượng sản phẩm kén tằm, xây dựng dâu tằm tơ đạt chuẩn OCOP trong thời gian tới./.