CTTĐT - Nhằm bảo vệ sức khỏe cho đàn vật nuôi, hạn chế thấp nhất những thiệt hại về kinh tế do dịch bệnh xảy ra, những ngày này các địa phương trên địa bàn huyện vùng cao Lục Yên đang tập trung tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm, với mục tiêu phấn đấu tiêm đạt so với kế hoạch đề ra.
Cán bộ thú y Lục Yên hướng dẫn người dân các loại thuốc tiêm phòng dịch cho đàn vật nuôi
Ông Hoàng Văn Sỹ, thôn Khuân Pục, xã Minh Tiến chia sẻ: “Sau khi nghe thôn thông báo về kế hoạch tiêm phòng cho đàn vật nuôi, ông đã chủ động đưa 3 con trâu của gia đình đến tiêm phòng vắc xin tụ huyết trùng theo thời gian, địa điểm. Trong những năm qua, nhờ ý thức chấp hành tốt công tác tiêm phòng theo kế hoạch, đã giúp đàn vật nuôi của gia đình ông Sỹ luôn phát triển khỏe mạnh và không bị chết do dịch bệnh”.
Ông Triệu Ngọc Đương - Chủ tịch UBND xã Minh Tiến chia sẻ: “Để công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm đạt kết quả cao, cùng với sự hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn, địa phương đã tăng cường chỉ đạo quyết liệt, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các hộ chăn nuôi nâng cao nhận thức, chấp hành nghiêm túc pháp lệnh thú y, chủ động đưa vật nuôi đến địa điểm tập kết, tạo điều kiện cho cán bộ, nhân viên thú y tiêm phòng thuận lợi. Việc thực hiện tốt công tác tiêm phòng trong những năm qua không chỉ giúp các hộ phát triển kinh tế, mà còn giúp địa phương duy trì ổn định và phát triển tổng đàn gia súc, gia cầm”.
Để công tác tiêm phòng cho đàn vật nuôi đảm bảo tiến độ và đạt kết quả cao, UBND huyện Lục Yên đã chỉ đạo các xã, thị trấn thống kê số lượng vật nuôi trong diện phải tiêm, tổ chức tập huấn tiêm phòng cho đội ngũ cán bộ thú y cơ sở và điều động cán bộ thú y các xã thành lập tổ tiêm phòng theo từng thôn. Các hộ chăn nuôi đưa gia súc đến điểm tiêm phòng tập trung. Những hộ khó khăn thì cán bộ thú y sẽ đến tận chuồng trại trực tiếp tiêm phòng cho đàn vật nuôi.
Thực hiện kế hoạch tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm vụ Xuân - Hè năm 2022, huyện Lục Yên phấn đấu tiêm 5.178 con trâu, 1.852 con bò, 7.700 con lợn, 53.576 con gà, hơn 14.990 con vịt và 1.359 con chó. Để đảm bảo cho công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm vụ Xuân - Hè năm 2021 đạt tỷ lệ theo kế hoạch đề ra, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Lâm Bình đã cung ứng 5.150 liều vắc xin tụ huyết trùng trâu, bò; 5.000 liều vắc xin tụ huyết trùng lợn; 9.000 liều Newcastle gia cầm, 170 liều vắc xin phòng dại chó cho các xã trên địa bàn huyện. Phấn đấu đến ngày 30/4/2022, 100% đàn vật nuôi được tiêm phòng đầy đủ.
Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm trong thời gian tới, UBND huyện Lục Yên tiếp tục chỉ đạo Trung tâm dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện, các xã, thị trấn tăng cường giám sát, quản lý dịch bệnh. Khi phát hiện gia súc, gia cầm chết nghi mắc dịch phải báo ngay cho cơ quan chuyên môn để xác minh, xử lý. Tăng cường công tác kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật. Tuyên truyền hướng dẫn người chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, đồng thời mở các lớp tập huấn chuyên môn cho cán bộ thú y cơ sở để đáp ứng yêu cầu của người chăn nuôi. Để công tác phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi, nhất là từ giờ đến cuối năm có hiệu quả, bên cạnh sự nỗ lực vào cuộc của các cấp, ngành thì trên hết vẫn là ý thức của mỗi người dân, tính tự giác, chấp hành của người chăn nuôi, có như vậy dịch bệnh mới được kiểm soát và xử lý kịp thời.
1350 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nhằm bảo vệ sức khỏe cho đàn vật nuôi, hạn chế thấp nhất những thiệt hại về kinh tế do dịch bệnh xảy ra, những ngày này các địa phương trên địa bàn huyện vùng cao Lục Yên đang tập trung tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm, với mục tiêu phấn đấu tiêm đạt so với kế hoạch đề ra.Ông Hoàng Văn Sỹ, thôn Khuân Pục, xã Minh Tiến chia sẻ: “Sau khi nghe thôn thông báo về kế hoạch tiêm phòng cho đàn vật nuôi, ông đã chủ động đưa 3 con trâu của gia đình đến tiêm phòng vắc xin tụ huyết trùng theo thời gian, địa điểm. Trong những năm qua, nhờ ý thức chấp hành tốt công tác tiêm phòng theo kế hoạch, đã giúp đàn vật nuôi của gia đình ông Sỹ luôn phát triển khỏe mạnh và không bị chết do dịch bệnh”.
Ông Triệu Ngọc Đương - Chủ tịch UBND xã Minh Tiến chia sẻ: “Để công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm đạt kết quả cao, cùng với sự hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn, địa phương đã tăng cường chỉ đạo quyết liệt, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các hộ chăn nuôi nâng cao nhận thức, chấp hành nghiêm túc pháp lệnh thú y, chủ động đưa vật nuôi đến địa điểm tập kết, tạo điều kiện cho cán bộ, nhân viên thú y tiêm phòng thuận lợi. Việc thực hiện tốt công tác tiêm phòng trong những năm qua không chỉ giúp các hộ phát triển kinh tế, mà còn giúp địa phương duy trì ổn định và phát triển tổng đàn gia súc, gia cầm”.
Để công tác tiêm phòng cho đàn vật nuôi đảm bảo tiến độ và đạt kết quả cao, UBND huyện Lục Yên đã chỉ đạo các xã, thị trấn thống kê số lượng vật nuôi trong diện phải tiêm, tổ chức tập huấn tiêm phòng cho đội ngũ cán bộ thú y cơ sở và điều động cán bộ thú y các xã thành lập tổ tiêm phòng theo từng thôn. Các hộ chăn nuôi đưa gia súc đến điểm tiêm phòng tập trung. Những hộ khó khăn thì cán bộ thú y sẽ đến tận chuồng trại trực tiếp tiêm phòng cho đàn vật nuôi.
Thực hiện kế hoạch tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm vụ Xuân - Hè năm 2022, huyện Lục Yên phấn đấu tiêm 5.178 con trâu, 1.852 con bò, 7.700 con lợn, 53.576 con gà, hơn 14.990 con vịt và 1.359 con chó. Để đảm bảo cho công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm vụ Xuân - Hè năm 2021 đạt tỷ lệ theo kế hoạch đề ra, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Lâm Bình đã cung ứng 5.150 liều vắc xin tụ huyết trùng trâu, bò; 5.000 liều vắc xin tụ huyết trùng lợn; 9.000 liều Newcastle gia cầm, 170 liều vắc xin phòng dại chó cho các xã trên địa bàn huyện. Phấn đấu đến ngày 30/4/2022, 100% đàn vật nuôi được tiêm phòng đầy đủ.
Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm trong thời gian tới, UBND huyện Lục Yên tiếp tục chỉ đạo Trung tâm dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện, các xã, thị trấn tăng cường giám sát, quản lý dịch bệnh. Khi phát hiện gia súc, gia cầm chết nghi mắc dịch phải báo ngay cho cơ quan chuyên môn để xác minh, xử lý. Tăng cường công tác kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật. Tuyên truyền hướng dẫn người chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, đồng thời mở các lớp tập huấn chuyên môn cho cán bộ thú y cơ sở để đáp ứng yêu cầu của người chăn nuôi. Để công tác phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi, nhất là từ giờ đến cuối năm có hiệu quả, bên cạnh sự nỗ lực vào cuộc của các cấp, ngành thì trên hết vẫn là ý thức của mỗi người dân, tính tự giác, chấp hành của người chăn nuôi, có như vậy dịch bệnh mới được kiểm soát và xử lý kịp thời.