CTTĐT - Mặc dù chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi dịch bệnh Covid-19, ngay trong những tháng đầu năm 2022, huyện Văn Yên đã đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp một cách cụ thể để vừa phục hồi sản xuất kinh doanh, vừa đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch bệnh. Nhờ đó, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện đã đạt tốc độ tăng trưởng khá với mức tăng trên 13% so với cùng kỳ năm trước.
Lãnh đạo huyện Văn Yên kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn
Hiện nay, trên địa bàn huyện Văn Yên đang có 246 doanh nghiệp, hợp tác xã duy trì hoạt động hiệu quả, 12 doanh nghiệp, hợp tác xã tạm ngừng hoạt động. Tất cả các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn đều chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, việc lưu thông vận chuyển hàng hóa khó khăn, chi phí vận chuyển, chi phí sản xuất đều tăng, hàng hóa tiêu thụ chậm… Đồng chí Lưu Trung Kiên - Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Yên cho biết: “Trước thực trạng đó, huyện Văn Yên đã triển khai nhiều hoạt động nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn. UBND huyện đã chủ động thành lập Tổ tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã do đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện làm tổ trưởng, cùng các đồng chí là trưởng các ngành, phòng, ban, đơn vị là tổ viên; thành lập 02 đội phản ứng nhanh để giúp việc cho tổ. Trong đó, mỗi thành viên của tổ trực tiếp phụ trách từ 10-20 doanh nghiệp, hợp tác xã để trực tiếp liên hệ, kịp thời nắm bắt các thông tin, vướng mắc, kịp thời tư vấn giúp đỡ trong khả năng và báo cáo cơ quan có thẩm quyền tìm cách tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong trường hợp vượt thẩm quyền. Thành lập Ban quản trị và biên tập, tổ giúp việc Ban quản trị và biên tập trang chợ thương mại điện tử Văn Yên nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia vào sàn giao dịch điện tử thúc đẩy việc tiêu thụ thông thương hàng hóa. Tổng hợp các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở tất các các lĩnh vực, triển khai tới từng doanh nghiệp, hợp tác xã nắm được để thực hiện”.
Quý I/2022, Tổ tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp, hợp tác xã đã tích cực bám sát hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã, phát hiện sớm các khó khăn, vướng mắc cũng như tổng hợp và truyền tải tới các cơ quan chức năng tư vấn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các đơn vị: Dự án gió bầu xã Tân Hợp, Công ty Junma Yên Bái, Công ty BMC… qua đó đã bước đầu giúp các doanh nghiệp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc gặp phải. Đồng thời triển khai các chính sách của các cấp để hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn như hỗ trợ, giúp đỡ vay vốn lãi suất thấp, có giải pháp dãn nợ, miễn thuế cho các đơn vị do tác động tiêu cực của dịch Covid - 19; hỗ trợ, giúp đỡ trong việc cấp đất để mở rộng nhà xưởng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất và các vấn đề về quy hoạch sử dụng đất đai, việc tiêu thụ, thông thương hàng hóa, thủ tục hành chính… Ông Nguyễn Văn Nam - Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Junma Yên Bái tại xã Xuân Ái, huyện Văn Yên cho hay: “Hiện tại công ty vẫn duy trì ổn định sản xuất kinh doanh và không bị đình chệ. Người lao động có việc làm thường xuyên với mức thu nhập ổn định từ 6 - 7 triệu đồng/người/tháng. Chúng tôi cũng được địa phương tạo điều kiện giúp đỡ về mọi mặt, nhất là được tiếp cận các chính sách về vốn vay và nộp thuế”.
Có sự đồng hành, sát cánh của chính quyền huyện Văn Yên tại mọi thời điểm, từng doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn đã xây dựng các kịch bản, chủ động thích ứng trong điều kiện tình hình mới với việc thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch, có các giải pháp đổi mới cách thức tiếp cận, tìm kiếm thị trường cung cấp nguyên liệu; giữ chân người lao động, quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường xuất khẩu; tăng cường đầu tư, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nâng cao chất lượng, đổi mới mẫu mã sản phẩm để đảm bảo ổn định doanh thu và tạo việc làm ổn định cho người lao động. Ông Trần Văn Kiên - Giám đốc Hợp tác xã Công Tâm, xã Xuân Ái, huyện Văn Yên cho biết: “Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, hợp tác xã chúng tôi đã xây dựng kịch bản sản xuất, kinh doanh cụ thể. 3 tháng đầu năm, hợp tác xã không phải ngừng hoạt động, đảm bảo được tốc độ tăng trưởng và doanh thu, nguồn thu nhập của người lao động cũng được đảm bảo”.
Với những giải pháp đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả, hoạt động sản xuất công nghiệp huyện Văn Yên tiếp tục có sự tăng trưởng ấn tượng trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp. Hết tháng 3, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 3 tháng đầu năm của huyện đạt gần 342 tỷ đồng, tăng trên 13% so với cùng kỳ năm 2021; giá trị xuất khẩu hàng hóa trực tiếp đạt 1,669 triệu USD, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2021.
1429 lượt xem
CTV: Thu Nhài - Mỹ Vân
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Mặc dù chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi dịch bệnh Covid-19, ngay trong những tháng đầu năm 2022, huyện Văn Yên đã đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp một cách cụ thể để vừa phục hồi sản xuất kinh doanh, vừa đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch bệnh. Nhờ đó, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện đã đạt tốc độ tăng trưởng khá với mức tăng trên 13% so với cùng kỳ năm trước.Hiện nay, trên địa bàn huyện Văn Yên đang có 246 doanh nghiệp, hợp tác xã duy trì hoạt động hiệu quả, 12 doanh nghiệp, hợp tác xã tạm ngừng hoạt động. Tất cả các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn đều chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, việc lưu thông vận chuyển hàng hóa khó khăn, chi phí vận chuyển, chi phí sản xuất đều tăng, hàng hóa tiêu thụ chậm… Đồng chí Lưu Trung Kiên - Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Yên cho biết: “Trước thực trạng đó, huyện Văn Yên đã triển khai nhiều hoạt động nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn. UBND huyện đã chủ động thành lập Tổ tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã do đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện làm tổ trưởng, cùng các đồng chí là trưởng các ngành, phòng, ban, đơn vị là tổ viên; thành lập 02 đội phản ứng nhanh để giúp việc cho tổ. Trong đó, mỗi thành viên của tổ trực tiếp phụ trách từ 10-20 doanh nghiệp, hợp tác xã để trực tiếp liên hệ, kịp thời nắm bắt các thông tin, vướng mắc, kịp thời tư vấn giúp đỡ trong khả năng và báo cáo cơ quan có thẩm quyền tìm cách tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong trường hợp vượt thẩm quyền. Thành lập Ban quản trị và biên tập, tổ giúp việc Ban quản trị và biên tập trang chợ thương mại điện tử Văn Yên nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia vào sàn giao dịch điện tử thúc đẩy việc tiêu thụ thông thương hàng hóa. Tổng hợp các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở tất các các lĩnh vực, triển khai tới từng doanh nghiệp, hợp tác xã nắm được để thực hiện”.
Quý I/2022, Tổ tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp, hợp tác xã đã tích cực bám sát hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã, phát hiện sớm các khó khăn, vướng mắc cũng như tổng hợp và truyền tải tới các cơ quan chức năng tư vấn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các đơn vị: Dự án gió bầu xã Tân Hợp, Công ty Junma Yên Bái, Công ty BMC… qua đó đã bước đầu giúp các doanh nghiệp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc gặp phải. Đồng thời triển khai các chính sách của các cấp để hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn như hỗ trợ, giúp đỡ vay vốn lãi suất thấp, có giải pháp dãn nợ, miễn thuế cho các đơn vị do tác động tiêu cực của dịch Covid - 19; hỗ trợ, giúp đỡ trong việc cấp đất để mở rộng nhà xưởng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất và các vấn đề về quy hoạch sử dụng đất đai, việc tiêu thụ, thông thương hàng hóa, thủ tục hành chính… Ông Nguyễn Văn Nam - Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Junma Yên Bái tại xã Xuân Ái, huyện Văn Yên cho hay: “Hiện tại công ty vẫn duy trì ổn định sản xuất kinh doanh và không bị đình chệ. Người lao động có việc làm thường xuyên với mức thu nhập ổn định từ 6 - 7 triệu đồng/người/tháng. Chúng tôi cũng được địa phương tạo điều kiện giúp đỡ về mọi mặt, nhất là được tiếp cận các chính sách về vốn vay và nộp thuế”.
Có sự đồng hành, sát cánh của chính quyền huyện Văn Yên tại mọi thời điểm, từng doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn đã xây dựng các kịch bản, chủ động thích ứng trong điều kiện tình hình mới với việc thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch, có các giải pháp đổi mới cách thức tiếp cận, tìm kiếm thị trường cung cấp nguyên liệu; giữ chân người lao động, quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường xuất khẩu; tăng cường đầu tư, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nâng cao chất lượng, đổi mới mẫu mã sản phẩm để đảm bảo ổn định doanh thu và tạo việc làm ổn định cho người lao động. Ông Trần Văn Kiên - Giám đốc Hợp tác xã Công Tâm, xã Xuân Ái, huyện Văn Yên cho biết: “Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, hợp tác xã chúng tôi đã xây dựng kịch bản sản xuất, kinh doanh cụ thể. 3 tháng đầu năm, hợp tác xã không phải ngừng hoạt động, đảm bảo được tốc độ tăng trưởng và doanh thu, nguồn thu nhập của người lao động cũng được đảm bảo”.
Với những giải pháp đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả, hoạt động sản xuất công nghiệp huyện Văn Yên tiếp tục có sự tăng trưởng ấn tượng trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp. Hết tháng 3, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 3 tháng đầu năm của huyện đạt gần 342 tỷ đồng, tăng trên 13% so với cùng kỳ năm 2021; giá trị xuất khẩu hàng hóa trực tiếp đạt 1,669 triệu USD, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2021.