CTTĐT -Trong Di chúc của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Cấp ủy, chính quyền các cấp cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của Nhân dân”. Học Bác, thôn Bản Cọ xã Hồng Ca (Trấn Yên) đã và đang có nhiều giải pháp để giúp người dân phát triển kinh tế, giảm nghèo, nhằm nâng cao đời sống cho Nhân dân.
Các đồng chí lãnh đạo huyện Trấn Yên thăm diện tích măng thương phẩm của người dân thôn Bản Cọ xã Hồng Ca.
Thôn Bản Cọ hiện có 145 hộ, 551 khẩu, gồm 3 dân tộc cùng sinh sống đó là: Kinh, Tày và Mông, trong đó 52% là đồng bào dân tộc thiểu số. Với đặc điểm của xã vùng cao, thu nhập chính của người dân Bản Cọ dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp, nên năm 2017 khi sáp nhập 2 thôn Khe Nhàng - Bản Cọ thì tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí cũ là 15%. Học Bác để chăm lo người dân có cuộc sống ấm no, sung túc, Bản Cọ có nhiều cách làm hay, mô hình sáng tạo để tăng thu nhập người dân.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, Bản Cọ đã vận động Nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, gắn với chuỗi giá trị. Nhờ đó, Bản Cọ đã hình thành được 4 vùng kinh tế trọng điểm, đó là: vùng trồng quế 150ha, vùng trồng tre Bát Độ 65ha, vùng cây ăn quả có múi 24ha và vùng trồng Dâu nuôi tằm trên 1ha. Cùng với đó, người dân Bản Cọ còn tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh lúa, tích cực trồng cây màu và xây dựng các mô hình chăn nuôi tập trung, nhờ đó vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa nâng cao đời sống bền vững cho người dân. Bình quân hàng năm, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của Bản Cọ đạt trên 9 tỷ đồng. Điển hình trong phát triển kinh tế của thôn là hộ gia đình anh Đoàn Chí Công với mô hình trồng cây ăn quả có múi và trồng rừng, mỗi năm cũng cho thu nhập 1 tỷ đồng và giải quyết việc làm cho 4 lao động địa phương; hay mô hình chăn nuôi lợn tập trung của gia đình ông Vũ Như Phú cũng cho thu nhập trên 300 triệu đồng/năm.
Người dân bản Cọ tích cực áp dụng KHKT vào sản xuất
Những năm gần đây, thôn Bản Cọ đang chuyển đổi mạnh cơ cấu nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Với trên 50% dân số được đào tạo từ sơ cấp nghề trở lên đã giúp trên 30% số lao động của thôn chuyển sang phi nông nghiệp, với các nghề như kinh doanh dịch vụ, chế biến gỗ rừng trồng, gia công kim loại, làm việc tại các công ty và đi lao động ở nước ngoài. Đến nay, thôn đã thành lập được 2 HTX, 3 tổ xây dựng, 16 hộ kinh doanh các loại hình, tiêu biểu có hộ gia đình anh Nguyễn Văn Chinh với mô hình gia công kim loại, thu nhập bình quân đạt 1 tỷ đồng/năm và giải quyết việc làm ổn đình cho 7 lao động, với mức thu nhập đạt 9 triệu đồng/người/tháng…
Để giảm bền vững hộ nghèo, hàng năm thôn xây dựng chỉ tiêu và giải pháp thực hiện, đồng thời huy động được sức mạnh đoàn kết của cả cộng đồng dân cư để giúp các hộ nghèo công lao động, cây con giống và phương thức sản xuất. Chỉ tính riêng trong năm 2021, Nhân dân trong thôn đã giúp 5 hộ nghèo 100 công lao động sửa chữa lại nhà, cứng hóa nền nhà, đường vào nhà, hỗ trợ 2 triệu đồng/hộ nghèo để mua cây con giống, tổng giá trị gần 50 triệu đồng. Với cách làm cụ thể của cả cộng đồng và sự vươn lên của từng gia đình, nên 5 năm trở lại đây Bản Cọ giảm được 30 hộ nghèo. Từ các giải pháp phù hợp đã giúp Bản Cọ nâng mức thu nhập và giảm nghèo bền vững cho người dân. Năm 2021, thu nhập bình quân đầu người của thôn đạt 47 triệu đồng/người, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới giảm còn 0,46% (tương đương với 5 hộ). Năm 2022, Bản Cọ phấn đấu nâng mức thu nhập bình quân đầu người đạt 50 triệu và giảm 2 hộ nghèo.
Kinh tế phát triển đã giúp Bản Cọ có thêm tiềm lực đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân. Hiện 93% tổng chiều dài các tuyến đường được cứng hóa, gần 50% số km đường có điện thắp sáng về đêm, nhà văn hóa thôn, khu thể thao đáp ứng được các hoạt động của thôn; 98% số hộ có nhà ở đạt yêu cầu, trong đó 90% số gia đình có nhà xây khang trang, sạch đẹp; Môi trường được đảm bảo, an ninh được giữ vững… Kết quả này đã giúp Bản Cọ được công nhận thôn nông thôn mới kiểu mẫu vào năm 2021, đặc biệt, mới đây thôn Bản Cọ đã thành lập và ra mắt “Câu lạc bộ xây dựng gia đình hạnh phúc”. Đây là tiền đề để Bản Cọ thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và sự hài lòng của người dân một cách bền vững. Góp phần xây dựng xã Hồng Ca phát triển nhanh, bền vững theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc.
Giúp người dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng theo tư tưởng của Bác tại thôn Bản Cọ đã và đang trở thành mô hình điểm không riêng gì xã Hồng Ca và của cả huyện Trấn Yên nói chung, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội Đảng các cấp, cũng như vì mục tiêu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân như Bác Hồ từng căn dặn./.
1544 lượt xem
CTV: Thanh Hùng
Cổng thông tin điện tử tỉnh -Trong Di chúc của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Cấp ủy, chính quyền các cấp cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của Nhân dân”. Học Bác, thôn Bản Cọ xã Hồng Ca (Trấn Yên) đã và đang có nhiều giải pháp để giúp người dân phát triển kinh tế, giảm nghèo, nhằm nâng cao đời sống cho Nhân dân.Thôn Bản Cọ hiện có 145 hộ, 551 khẩu, gồm 3 dân tộc cùng sinh sống đó là: Kinh, Tày và Mông, trong đó 52% là đồng bào dân tộc thiểu số. Với đặc điểm của xã vùng cao, thu nhập chính của người dân Bản Cọ dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp, nên năm 2017 khi sáp nhập 2 thôn Khe Nhàng - Bản Cọ thì tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí cũ là 15%. Học Bác để chăm lo người dân có cuộc sống ấm no, sung túc, Bản Cọ có nhiều cách làm hay, mô hình sáng tạo để tăng thu nhập người dân.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, Bản Cọ đã vận động Nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, gắn với chuỗi giá trị. Nhờ đó, Bản Cọ đã hình thành được 4 vùng kinh tế trọng điểm, đó là: vùng trồng quế 150ha, vùng trồng tre Bát Độ 65ha, vùng cây ăn quả có múi 24ha và vùng trồng Dâu nuôi tằm trên 1ha. Cùng với đó, người dân Bản Cọ còn tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh lúa, tích cực trồng cây màu và xây dựng các mô hình chăn nuôi tập trung, nhờ đó vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa nâng cao đời sống bền vững cho người dân. Bình quân hàng năm, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của Bản Cọ đạt trên 9 tỷ đồng. Điển hình trong phát triển kinh tế của thôn là hộ gia đình anh Đoàn Chí Công với mô hình trồng cây ăn quả có múi và trồng rừng, mỗi năm cũng cho thu nhập 1 tỷ đồng và giải quyết việc làm cho 4 lao động địa phương; hay mô hình chăn nuôi lợn tập trung của gia đình ông Vũ Như Phú cũng cho thu nhập trên 300 triệu đồng/năm.
Người dân bản Cọ tích cực áp dụng KHKT vào sản xuất
Những năm gần đây, thôn Bản Cọ đang chuyển đổi mạnh cơ cấu nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Với trên 50% dân số được đào tạo từ sơ cấp nghề trở lên đã giúp trên 30% số lao động của thôn chuyển sang phi nông nghiệp, với các nghề như kinh doanh dịch vụ, chế biến gỗ rừng trồng, gia công kim loại, làm việc tại các công ty và đi lao động ở nước ngoài. Đến nay, thôn đã thành lập được 2 HTX, 3 tổ xây dựng, 16 hộ kinh doanh các loại hình, tiêu biểu có hộ gia đình anh Nguyễn Văn Chinh với mô hình gia công kim loại, thu nhập bình quân đạt 1 tỷ đồng/năm và giải quyết việc làm ổn đình cho 7 lao động, với mức thu nhập đạt 9 triệu đồng/người/tháng…
Để giảm bền vững hộ nghèo, hàng năm thôn xây dựng chỉ tiêu và giải pháp thực hiện, đồng thời huy động được sức mạnh đoàn kết của cả cộng đồng dân cư để giúp các hộ nghèo công lao động, cây con giống và phương thức sản xuất. Chỉ tính riêng trong năm 2021, Nhân dân trong thôn đã giúp 5 hộ nghèo 100 công lao động sửa chữa lại nhà, cứng hóa nền nhà, đường vào nhà, hỗ trợ 2 triệu đồng/hộ nghèo để mua cây con giống, tổng giá trị gần 50 triệu đồng. Với cách làm cụ thể của cả cộng đồng và sự vươn lên của từng gia đình, nên 5 năm trở lại đây Bản Cọ giảm được 30 hộ nghèo. Từ các giải pháp phù hợp đã giúp Bản Cọ nâng mức thu nhập và giảm nghèo bền vững cho người dân. Năm 2021, thu nhập bình quân đầu người của thôn đạt 47 triệu đồng/người, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới giảm còn 0,46% (tương đương với 5 hộ). Năm 2022, Bản Cọ phấn đấu nâng mức thu nhập bình quân đầu người đạt 50 triệu và giảm 2 hộ nghèo.
Kinh tế phát triển đã giúp Bản Cọ có thêm tiềm lực đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân. Hiện 93% tổng chiều dài các tuyến đường được cứng hóa, gần 50% số km đường có điện thắp sáng về đêm, nhà văn hóa thôn, khu thể thao đáp ứng được các hoạt động của thôn; 98% số hộ có nhà ở đạt yêu cầu, trong đó 90% số gia đình có nhà xây khang trang, sạch đẹp; Môi trường được đảm bảo, an ninh được giữ vững… Kết quả này đã giúp Bản Cọ được công nhận thôn nông thôn mới kiểu mẫu vào năm 2021, đặc biệt, mới đây thôn Bản Cọ đã thành lập và ra mắt “Câu lạc bộ xây dựng gia đình hạnh phúc”. Đây là tiền đề để Bản Cọ thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và sự hài lòng của người dân một cách bền vững. Góp phần xây dựng xã Hồng Ca phát triển nhanh, bền vững theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc.
Giúp người dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng theo tư tưởng của Bác tại thôn Bản Cọ đã và đang trở thành mô hình điểm không riêng gì xã Hồng Ca và của cả huyện Trấn Yên nói chung, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội Đảng các cấp, cũng như vì mục tiêu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân như Bác Hồ từng căn dặn./.