CTTĐT - Huyện Mù Cang Chải vừa tổ chức hội nghị triển khai các sản phẩm OCOP năm 2022.
Toàn cảnh hội nghị Triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP năm 2022
Sau 3 năm triển khai, thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP đã mang lại những hiệu quả rõ nét trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần làm thay đổi nhận thức của người dân từ sản xuất theo tập quán lạc hậu sang sản xuất kinh tế thị trường, tạo ra hướng đi mới trong sản xuất, kinh doanh các sản phẩm truyền thống ở khu vực nông thôn của huyện. Chương trình OCOP cũng được xem là một trong những giải pháp hiệu quả để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Các sản phẩm như: Mật ong hoa tự nhiên; Chè Shan tuyết Púng Luông; Gạo nếp tan Cao Phạ; Táo mèo khô Mù Cang Chải. Từ Chương trình này không chỉ tiêu thụ ở địa phương mà còn thu hút người tiêu dùng cả nước, được phân phối rộng rãi qua đó giúp kinh tế vùng nông thôn miền núi của huyện vùng cao đặc biệt khó khăn phát triển.
Theo báo cáo, huyện Mù Cang Chải có 17 sản phẩm đã được cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh (trong đó năm 2000 có 5 sản phẩm; 2021 có 2 sản phẩm) bao gồm: Sản phẩm mật ong hoa tự nhiên Mù Cang Chải, xếp hạng đạt 3 sao; Sản phẩm Bản Văn hóa du lịch cộng đồng La Pán Tẩn (Homestay), xếp hạng đạt 3 sao; Sản phẩm Chè Shan tuyết Púng Luông, xếp hạng đạt 3 sao; Sản phẩm Làng du lịch cộng đồng (Homestay Khim Nọi), xếp hạng đạt 4 sao. Sản phẩm Điểm du lịch cộng đồng Hello Mù Cang Chải (Homestay), xếp hạng đạt 4 sao; Sản phẩm gạo nếp tan Cao Phạ, xếp hạng đạt 3 sao và Sản phẩm Táo mèo khô Mù Cang Chải, xếp hạng đạt 3 sao. Doanh thu từ các sản phẩm OCOP năm 2021: Sản phẩm Chè Shan tuyết Púng Luông đạt 150 triệu; sản phẩm Mật ong tự nhiên đạt 250 triệu; sản phẩm Gạo nếp tan Cao Phạ đạt khoảng 120 triệu; sản phẩm Táo mèo khô Mù Cang Chải đạt khoảng 320 triệu đồng.
Tại hội nghị, các đại biểu về dự đã tập trung thảo luận, tháo gỡ một số khó khăn trong quá trình xây dựng sản phẩm OCOP như: Thị trường đầu ra cho các sản phẩm còn khó khăn; Chưa chủ động trong hoàn thiện hồ sơ để tham gia chương trình OCOP; Các chủ thể tham gia các doanh nghiệp vừa và nhỏ, HTX, hộ sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều hạn chế trong nguồn vốn đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm.
Theo đó, để huy động tối đa các nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP huyện Mù Cang Chải năm 2022 đảm bảo tiến độ và hiệu quả, đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông qua các cơ quan, các ngành, MTTQ và các đoàn thể cấp huyện, các xã, thị trấn và Nhân dân, hỗ trợ các HTX nông nghiệp, HTX phi nông nghiệp và các hộ Nhân dân sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, dịch vụ du lịch theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, góp phần thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí số 13, kinh tế và tổ chức sản xuất trong Bộ Tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Nâng cao chất lượng các sản phẩm bao gồm: Sản phẩm gạo Séng Cù Hồ Bốn; sản phẩm Trà Sơn tra Tâm Phúc An; điểm du lịch cộng đồng Khau Phạ để tham gia đánh giá phân hạng OCOP cấp huyện, cấp tỉnh năm 2022.
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Sùng A Chua - Ủy Viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện nhấn mạnh: Để triển khai Chương trình đạt kết quả tích cực, các cấp chính quyền, ngành chức năng của huyện cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân đăng ký sản phẩm tham gia. Cùng với đó, các xã tích cực tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân đăng ký sản phẩm, chú trọng thực hiện các giải pháp hỗ trợ chủ thể tham gia chương trình như thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, hỗ trợ tem, nhãn mác, bao bì, logo, dịch thuật, phóng sự, in ấn hồ sơ sản phẩm. Tiếp tục tuyên truyền các chủ thể sản xuất phát triển và nâng cấp các sản phẩm đã được phê duyệt, cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh 3 sao lên 4 sao. Tạo ra sản phẩm hàng hoá chất lượng cao mang tính đặc trưng, lựa chọn sản phẩm tiêu biểu có tiềm năng phát triển theo chuỗi giá trị có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Tiếp tục chỉ đạo quyết liệt và nâng cao chất lượng các sản phẩm.
Kết luận hội nghị, đồng chí Nhâm Xuân Trường - Chi Cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn khẳng định: Chương trình OCOP đã tạo “làn gió mới” và tạo đà thúc đẩy và nâng cao năng lực của các chủ thể, nhất là khu vực làng nghề, các HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông sản đặc trưng của từng xã, thị trấn trên địa bàn huyện; để thực hiện mục tiêu các sản phẩm ocop trong năm 2022 này, làm tiền đề cho những năm tiếp theo. Đồng chí yêu cầu huyện cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức từ đó thu hút sự tham gia xây dựng sản phẩm OCOP từ các tầng lớp Nhân dân. Tiếp tục kiện toàn hệ thống tổ chức chỉ đạo thực hiện chương trình. Triển khai thực hiện cơ chế, chính sách cụ thể cho chương trình OCOP để hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy sâu rộng và đồng bộ. Nâng cao chất lượng công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm. Đổi mới và đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm.
1778 lượt xem
Theo Trang TTĐT huyện Mù Cang Chải
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Huyện Mù Cang Chải vừa tổ chức hội nghị triển khai các sản phẩm OCOP năm 2022.Sau 3 năm triển khai, thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP đã mang lại những hiệu quả rõ nét trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần làm thay đổi nhận thức của người dân từ sản xuất theo tập quán lạc hậu sang sản xuất kinh tế thị trường, tạo ra hướng đi mới trong sản xuất, kinh doanh các sản phẩm truyền thống ở khu vực nông thôn của huyện. Chương trình OCOP cũng được xem là một trong những giải pháp hiệu quả để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Các sản phẩm như: Mật ong hoa tự nhiên; Chè Shan tuyết Púng Luông; Gạo nếp tan Cao Phạ; Táo mèo khô Mù Cang Chải. Từ Chương trình này không chỉ tiêu thụ ở địa phương mà còn thu hút người tiêu dùng cả nước, được phân phối rộng rãi qua đó giúp kinh tế vùng nông thôn miền núi của huyện vùng cao đặc biệt khó khăn phát triển.
Theo báo cáo, huyện Mù Cang Chải có 17 sản phẩm đã được cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh (trong đó năm 2000 có 5 sản phẩm; 2021 có 2 sản phẩm) bao gồm: Sản phẩm mật ong hoa tự nhiên Mù Cang Chải, xếp hạng đạt 3 sao; Sản phẩm Bản Văn hóa du lịch cộng đồng La Pán Tẩn (Homestay), xếp hạng đạt 3 sao; Sản phẩm Chè Shan tuyết Púng Luông, xếp hạng đạt 3 sao; Sản phẩm Làng du lịch cộng đồng (Homestay Khim Nọi), xếp hạng đạt 4 sao. Sản phẩm Điểm du lịch cộng đồng Hello Mù Cang Chải (Homestay), xếp hạng đạt 4 sao; Sản phẩm gạo nếp tan Cao Phạ, xếp hạng đạt 3 sao và Sản phẩm Táo mèo khô Mù Cang Chải, xếp hạng đạt 3 sao. Doanh thu từ các sản phẩm OCOP năm 2021: Sản phẩm Chè Shan tuyết Púng Luông đạt 150 triệu; sản phẩm Mật ong tự nhiên đạt 250 triệu; sản phẩm Gạo nếp tan Cao Phạ đạt khoảng 120 triệu; sản phẩm Táo mèo khô Mù Cang Chải đạt khoảng 320 triệu đồng.
Tại hội nghị, các đại biểu về dự đã tập trung thảo luận, tháo gỡ một số khó khăn trong quá trình xây dựng sản phẩm OCOP như: Thị trường đầu ra cho các sản phẩm còn khó khăn; Chưa chủ động trong hoàn thiện hồ sơ để tham gia chương trình OCOP; Các chủ thể tham gia các doanh nghiệp vừa và nhỏ, HTX, hộ sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều hạn chế trong nguồn vốn đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm.
Theo đó, để huy động tối đa các nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP huyện Mù Cang Chải năm 2022 đảm bảo tiến độ và hiệu quả, đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông qua các cơ quan, các ngành, MTTQ và các đoàn thể cấp huyện, các xã, thị trấn và Nhân dân, hỗ trợ các HTX nông nghiệp, HTX phi nông nghiệp và các hộ Nhân dân sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, dịch vụ du lịch theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, góp phần thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí số 13, kinh tế và tổ chức sản xuất trong Bộ Tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Nâng cao chất lượng các sản phẩm bao gồm: Sản phẩm gạo Séng Cù Hồ Bốn; sản phẩm Trà Sơn tra Tâm Phúc An; điểm du lịch cộng đồng Khau Phạ để tham gia đánh giá phân hạng OCOP cấp huyện, cấp tỉnh năm 2022.
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Sùng A Chua - Ủy Viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện nhấn mạnh: Để triển khai Chương trình đạt kết quả tích cực, các cấp chính quyền, ngành chức năng của huyện cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân đăng ký sản phẩm tham gia. Cùng với đó, các xã tích cực tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân đăng ký sản phẩm, chú trọng thực hiện các giải pháp hỗ trợ chủ thể tham gia chương trình như thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, hỗ trợ tem, nhãn mác, bao bì, logo, dịch thuật, phóng sự, in ấn hồ sơ sản phẩm. Tiếp tục tuyên truyền các chủ thể sản xuất phát triển và nâng cấp các sản phẩm đã được phê duyệt, cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh 3 sao lên 4 sao. Tạo ra sản phẩm hàng hoá chất lượng cao mang tính đặc trưng, lựa chọn sản phẩm tiêu biểu có tiềm năng phát triển theo chuỗi giá trị có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Tiếp tục chỉ đạo quyết liệt và nâng cao chất lượng các sản phẩm.
Kết luận hội nghị, đồng chí Nhâm Xuân Trường - Chi Cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn khẳng định: Chương trình OCOP đã tạo “làn gió mới” và tạo đà thúc đẩy và nâng cao năng lực của các chủ thể, nhất là khu vực làng nghề, các HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông sản đặc trưng của từng xã, thị trấn trên địa bàn huyện; để thực hiện mục tiêu các sản phẩm ocop trong năm 2022 này, làm tiền đề cho những năm tiếp theo. Đồng chí yêu cầu huyện cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức từ đó thu hút sự tham gia xây dựng sản phẩm OCOP từ các tầng lớp Nhân dân. Tiếp tục kiện toàn hệ thống tổ chức chỉ đạo thực hiện chương trình. Triển khai thực hiện cơ chế, chính sách cụ thể cho chương trình OCOP để hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy sâu rộng và đồng bộ. Nâng cao chất lượng công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm. Đổi mới và đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm.