CTTĐT - Xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia là chủ trương lớn, mang tính chiến lược của ngành Giáo dục và Đào tạo nhằm chuẩn hóa cơ sở vật chất và đội ngũ nhà giáo, nâng cao chất lượng giáo dục. Xác định rõ mục tiêu đó, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) các địa phương trên địa bàn huyện Trấn Yên đã và đang tập trung mọi nguồn lực cho công tác này, góp phần để huyện Trấn Yên được công nhận huyện NTM nâng cao vào năm 2024.
Các trường học trên địa bàn huyện Trấn Yên tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy.
Sau 5 năm được công nhận trường chuẩn quốc gia mức độ 1, đến nay với sự quan tâm đầu tư của các cấp, các ngành và chính quyền địa phương, trường đã xây dựng cơ sở vật chất khang trang, phòng học trang trí bắt mắt theo chủ đề, chủ điểm và được đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy; hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ đảm bảo theo đúng quy định của điều lệ trường mầm non… Đến nay, cơ bản Trường mầm non Hưng Thịnh đã đạt với các tiêu chí của trường chuẩn quốc gia mức độ 2. Vấn đề này được cô giáo Nguyễn Thị Thanh - Hiệu trưởng trường mầm non Hưng Thịnh cho biết thêm: “Có được cơ sở vật chất khang trang thì ngoài sự đầu tư của Nhà nước, chúng tôi còn làm tốt công tác huy động nguồn vốn xã hội hóa. Nhờ làm tốt công tác tuyên tuyền và công khai các khoản huy động, nên phụ huynh rất ủng hộ. Bình quân hàng năm nhà trường huy động được từ 50-60 triệu đồng và hàng trăm công lao động”.
Để nâng cao hiệu quả xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 ở mỗi đơn vị trường, trên cơ sở chỉ tiêu hàng năm của huyện, ngành GD&ĐT huyện Trấn Yên đã tổ chức rà soát, sắp xếp lại hệ thống trường lớp, đội ngũ của ngành, đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là đối với các trường trọng điểm, các trường trong lộ trình xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 2. Đồng thời, thường xuyên rà soát, đối chiếu các tiêu chí trường đạt chuẩn theo thông tư của Bộ GD&ĐT đối với từng trường, từng cấp học, kịp thời tham mưu cho UBND huyện đầu tư kinh phí và chỉ đạo thực hiện. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các cấp ủy đảng, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân về tầm quan trọng, ý nghĩa và sự cần thiết xây dựng các nhà trường theo tiêu chí trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Qua đó, cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn đã xác định rõ nhiệm vụ, tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 trên địa bàn theo chỉ tiêu được giao với tinh thần trách nhiệm cao. Các trường học chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng. Chia sẻ kinh nghiệm trong việc nâng cao chất lượng cán bộ, giáo viên trong quá trình xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 2. Thầy giáo Nguyễn Quốc Đông - Hiệu trưởng trường TH&THCS Việt Thành cho rằng: “Để nâng cao chất lượng dạy và học, trước tiên chúng tôi xác định phải nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trong nhà trường. Do đó, 100% cán bộ, giáo viên đạt chuẩn, trên chuẩn. Thực hiện tốt các phương pháo dạy học để nâng cao chất lượng đại trà, chất lượng mũi nhọn cho học sinh”.
Cô giáo Phạm Thị Hiền - Hiệu trưởng trường TH&THCS xã Minh Quân trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường: “Ban giám hiệu thường xuyên làm tốt công tác quản lý, chỉ đạo chuyên môn trong trường học; làm tốt công tác truyền thông, phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh; bồi dưỡng đội ngũ giáo viên; tăng cường công tác kiểm tra -đánh giá kết quả học tập của học sinh; tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao kến thức - kĩ năng, năng lực, phẩm chất cho học sinh…”.
Hoàn thiện cơ sở vật chất, chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo là những tiêu chí bắt buộc trong công tác xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia nhưng mục đích cuối cùng những tiêu chuẩn đó cũng chính là giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục. Nhờ đó đến nay 100% trường học đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 6 trường được công nhận chuẩn mức độ 2. Để hoàn thành mục tiêu năm 2022 có thêm 8 trường được công nhận chuẩn mức độ 2 và đến năm 2025 có 25/47 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, phòng GD&ĐT Trấn Yên đã và đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp thực hiện. Bà Nguyễn Thị Thao - Phó trưởng phòng GD&ĐT Trấn Yên khẳng định: “Phòng GD&ĐT tiếp tục tham mưu cho UBND huyện tiếp tục duy trì các trường đạt chuẩn quốc gia; tiếp tục rà soát đầu tư cơ sở vật chất cho trường theo lộ trình nâng mức độ đạt chuẩn; bổ sung cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cho các trường; xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; quản lý, sử dụng trang thiết bị dạy học có hiệu quả. Cùng với đó tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh; tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tăng cường công tác kiểm định chất lượng, gắn với xây dựng trường chuẩn quốc gia và công tác xã hội hóa giáo dục”.
Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là yêu cầu tất yếu và là nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục và xây dựng nông thôn mới nâng cao của Trấn Yên. Vì vậy, để hoàn thành kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 giai đoạn 2020 - 2025, ngoài nguồn lực đầu tư của Nhà nước, các giải pháp của ngành GD&ĐT, rất cần sự chung sức đồng lòng của các địa phương, doanh nghiệp và người dân để tiếp tục đầu tư đồng bộ, toàn diện các điều kiện cho các nhà trường. Các trường cần nỗ lực thực hiện tốt công tác quản lý, dạy học, xây dựng quan hệ tích cực giữa nhà trường với gia đình, xã hội.
943 lượt xem
CTV: Thanh Hùng
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia là chủ trương lớn, mang tính chiến lược của ngành Giáo dục và Đào tạo nhằm chuẩn hóa cơ sở vật chất và đội ngũ nhà giáo, nâng cao chất lượng giáo dục. Xác định rõ mục tiêu đó, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) các địa phương trên địa bàn huyện Trấn Yên đã và đang tập trung mọi nguồn lực cho công tác này, góp phần để huyện Trấn Yên được công nhận huyện NTM nâng cao vào năm 2024.Sau 5 năm được công nhận trường chuẩn quốc gia mức độ 1, đến nay với sự quan tâm đầu tư của các cấp, các ngành và chính quyền địa phương, trường đã xây dựng cơ sở vật chất khang trang, phòng học trang trí bắt mắt theo chủ đề, chủ điểm và được đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy; hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ đảm bảo theo đúng quy định của điều lệ trường mầm non… Đến nay, cơ bản Trường mầm non Hưng Thịnh đã đạt với các tiêu chí của trường chuẩn quốc gia mức độ 2. Vấn đề này được cô giáo Nguyễn Thị Thanh - Hiệu trưởng trường mầm non Hưng Thịnh cho biết thêm: “Có được cơ sở vật chất khang trang thì ngoài sự đầu tư của Nhà nước, chúng tôi còn làm tốt công tác huy động nguồn vốn xã hội hóa. Nhờ làm tốt công tác tuyên tuyền và công khai các khoản huy động, nên phụ huynh rất ủng hộ. Bình quân hàng năm nhà trường huy động được từ 50-60 triệu đồng và hàng trăm công lao động”.
Để nâng cao hiệu quả xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 ở mỗi đơn vị trường, trên cơ sở chỉ tiêu hàng năm của huyện, ngành GD&ĐT huyện Trấn Yên đã tổ chức rà soát, sắp xếp lại hệ thống trường lớp, đội ngũ của ngành, đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là đối với các trường trọng điểm, các trường trong lộ trình xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 2. Đồng thời, thường xuyên rà soát, đối chiếu các tiêu chí trường đạt chuẩn theo thông tư của Bộ GD&ĐT đối với từng trường, từng cấp học, kịp thời tham mưu cho UBND huyện đầu tư kinh phí và chỉ đạo thực hiện. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các cấp ủy đảng, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân về tầm quan trọng, ý nghĩa và sự cần thiết xây dựng các nhà trường theo tiêu chí trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Qua đó, cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn đã xác định rõ nhiệm vụ, tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 trên địa bàn theo chỉ tiêu được giao với tinh thần trách nhiệm cao. Các trường học chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng. Chia sẻ kinh nghiệm trong việc nâng cao chất lượng cán bộ, giáo viên trong quá trình xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 2. Thầy giáo Nguyễn Quốc Đông - Hiệu trưởng trường TH&THCS Việt Thành cho rằng: “Để nâng cao chất lượng dạy và học, trước tiên chúng tôi xác định phải nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trong nhà trường. Do đó, 100% cán bộ, giáo viên đạt chuẩn, trên chuẩn. Thực hiện tốt các phương pháo dạy học để nâng cao chất lượng đại trà, chất lượng mũi nhọn cho học sinh”.
Cô giáo Phạm Thị Hiền - Hiệu trưởng trường TH&THCS xã Minh Quân trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường: “Ban giám hiệu thường xuyên làm tốt công tác quản lý, chỉ đạo chuyên môn trong trường học; làm tốt công tác truyền thông, phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh; bồi dưỡng đội ngũ giáo viên; tăng cường công tác kiểm tra -đánh giá kết quả học tập của học sinh; tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao kến thức - kĩ năng, năng lực, phẩm chất cho học sinh…”.
Hoàn thiện cơ sở vật chất, chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo là những tiêu chí bắt buộc trong công tác xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia nhưng mục đích cuối cùng những tiêu chuẩn đó cũng chính là giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục. Nhờ đó đến nay 100% trường học đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 6 trường được công nhận chuẩn mức độ 2. Để hoàn thành mục tiêu năm 2022 có thêm 8 trường được công nhận chuẩn mức độ 2 và đến năm 2025 có 25/47 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, phòng GD&ĐT Trấn Yên đã và đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp thực hiện. Bà Nguyễn Thị Thao - Phó trưởng phòng GD&ĐT Trấn Yên khẳng định: “Phòng GD&ĐT tiếp tục tham mưu cho UBND huyện tiếp tục duy trì các trường đạt chuẩn quốc gia; tiếp tục rà soát đầu tư cơ sở vật chất cho trường theo lộ trình nâng mức độ đạt chuẩn; bổ sung cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cho các trường; xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; quản lý, sử dụng trang thiết bị dạy học có hiệu quả. Cùng với đó tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh; tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tăng cường công tác kiểm định chất lượng, gắn với xây dựng trường chuẩn quốc gia và công tác xã hội hóa giáo dục”.
Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là yêu cầu tất yếu và là nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục và xây dựng nông thôn mới nâng cao của Trấn Yên. Vì vậy, để hoàn thành kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 giai đoạn 2020 - 2025, ngoài nguồn lực đầu tư của Nhà nước, các giải pháp của ngành GD&ĐT, rất cần sự chung sức đồng lòng của các địa phương, doanh nghiệp và người dân để tiếp tục đầu tư đồng bộ, toàn diện các điều kiện cho các nhà trường. Các trường cần nỗ lực thực hiện tốt công tác quản lý, dạy học, xây dựng quan hệ tích cực giữa nhà trường với gia đình, xã hội.