CTTĐT - Tỉnh Yên Bái cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Chiến lược Quốc gia phòng, chống Lao đến năm 2030; Củng cố, kiện toàn và nâng cao năng lực hệ thống các cơ sở y tế thực hiện Chương trình chống Lao Quốc gia trên địa bàn tỉnh, triển khai hiệu quả các biện pháp phát hiện, chẩn đoán, quản lý, điều trị và dự phòng bệnh Lao trong cộng đồng, tiến tới mục tiêu chấm dứt bệnh Lao trên địa bàn tỉnh vào năm 2030, góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe Nhân dân.
Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phòng, chống bệnh Lao và công tác phòng, chống bệnh Lao
Tăng cường khám sàng lọc, phát hiện sớm và quản lý điều trị tích cực các trường hợp mắc bệnh Lao, lao kháng thuốc, lao tiềm ẩn trong cộng đồng nhằm giảm tỷ lệ mắc lao mới, giảm tỷ lệ tử vong do bệnh Lao, khống chế lao đa kháng thuốc, hướng tới mục tiêu người dân được sống trong môi trường không còn bệnh Lao và chấm dứt bệnh Lao trên địa bàn tỉnh vào năm 2030. Mục tiêu đến năm 2030 của tỉnh Yên Bái: Giảm tỷ lệ mắc lao mới trong cộng đồng xuống dưới 20 người/100.000 dân; Giảm tỷ lệ tử vong do bệnh Lao xuống dưới 2 người/100.000 người dân; Duy trì tỷ lệ điều trị khỏi hoặc hoàn thành điều trị của lao các thể đạt trên 95%; Giảm tối đa nguy cơ phát sinh tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn Lao, khống chế số người mắc bệnh Lao đa kháng thuốc với tỷ lệ dưới 2% trong tổng số người bệnh Lao mới phát hiện.
Để thực hiện các chỉ tiêu này, tỉnh Yên Bái tập trung tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền trong triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống Lao trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cộng đồng về phòng, chống bệnh Lao. Tăng cường phổ biến, tuyên truyền pháp luật, chính sách về phòng, chống bệnh Lao; kiến thức về phòng, chống bệnh Lao và công tác phòng, chống bệnh Lao trên địa bàn tỉnh. Đổi mới và đa dạng hóa các loại hình truyền thông phù hợp với từng vùng, từng đối tượng nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và huy động sự tham gia tích cực của các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, cộng đồng, người bệnh, người nhà người bệnh trong phòng, chống bệnh Lao. Lồng ghép các thông điệp, nội dung truyền thông về phòng, chống bệnh Lao với các thông điệp, truyền thông về chăm sóc sức khỏe trong các dịch vụ y tế.
Tăng cường các hoạt động chuyên môn kỹ thuật, cung cấp dịch vụ phát hiện, chẩn đoán, điều trị, quản lý và dự phòng bệnh Lao. Củng cố và mở rộng mạng lưới thực hiện Chương trình chống Lao quốc gia tới tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (công lập và tư nhân) tại tất cả các tuyến trên địa bàn tỉnh theo hướng đồng bộ, hiện đại, chuyên sâu, chất lượng cao; thúc đẩy sự đóng góp của y tế tư nhân trong việc tăng cường phát hiện ca bệnh tại cơ sở y tế; đảm bảo sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả giữa các cơ sở y tế trên cùng địa bàn. Nâng cao chất lượng khám phát hiện, chẩn đoán, điều trị bệnh Lao tại các cơ sở khám chữa bệnh trong tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Chương trình Chống lao quốc gia. Cung cấp và tạo điều kiện thuận lợi để người dân, đặc biệt người dân ở vùng khó khăn, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ khám phát hiện, chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh Lao. Đổi mới hoạt động và nâng cao năng lực cung ứng các dịch vụ xét nghiệm, X-quang trong sàng lọc và hỗ trợ chẩn đoán bệnh Lao. Phát triển kỹ thuật Xpert tại các đơn vị có thể đáp ứng đủ điều kiện. Tăng cường lấy mẫu đờm từ tuyến huyện gửi về các cụm đã có máy xét nghiệm GeneXpert. Nâng cao năng lực xét nghiệm và X-Quang phổi, đặc biệt chú trọng áp dụng chiến lược 1X và 2X (Xquang và Xpert), xét nghiệm Mantoux để sàng lọc và phát hiện chủ động bệnh Lao, lao trẻ em, Lao tiềm ẩn cho tất cả những người nghi ngờ mắc lao, tầm soát phát hiện người bệnh mắc lao kháng thuốc; cập nhật và ứng dụng thuốc mới, phác đồ mới trong điều trị lao nhằm cải thiện tối ưu hiệu quả điều trị cho người bệnh.
Cung ứng, quản lý và điều tiết sử dụng thuốc điều trị bệnh Lao kịp thời, hiệu quả, đáp ứng đủ thuốc cho nhu cầu điều trị của người bệnh. Theo dõi tình hình kháng thuốc và phản ứng có hại của thuốc điều trị bệnh lao. Triển khai cấp thuốc đầy đủ để điều trị bệnh Lao từ nguồn BHYT đối với trường hợp có thẻ BHYT, nguồn miễn phí của chương trình cho các đối tượng không có BHYT tại tuyến huyện, tuyến xã. Tận dụng các nguồn lực sẵn có, củng cố và đảm bảo cơ sở hạ tầng, thiết bị, vật tư xét nghiệm, hóa chất cho các cơ sở Y tế trong triển khai khám sàng lọc, chẩn đoán, điều trị, quản lý và dự phòng bệnh Lao theo quy định, nhất là tại tuyến y tế cơ sở.
Cùng với đó tập trung bảo đảm nguồn nhân lực cho công tác phòng, chống bệnh Lao. Đề xuất các chính sách ưu tiên về đào tạo, tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ đối với cán bộ, viên chức và người lao động làm công tác phòng, chống bệnh Lao. Đảm bảo số lượng và trình độ chuyên môn của cán bộ y tế tại tất cả các tuyến để thực hiện công tác phòng, chống bệnh Lao tại mỗi tuyến. Tổ chức đào tạo, học tập, chia sẻ kinh nghiệm thông qua tập huấn, hội nghị, hội thảo về phòng, chống bệnh Lao nhằm cập nhật các hướng dẫn chuyên môn, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng truyền thông, năng lực giám sát dịch tễ, năng lực phát hiện, chẩn đoán, điều trị, quản lý và dự phòng bệnh Lao cho cán bộ y tế của tuyến huyện, tuyến xã. Lồng ghép đào tạo nhân lực thực hiện Chương trình phòng, chống bệnh Lao với hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, các bệnh phổi mạn tính và các hoạt động y tế dự phòng khác
Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện Chương trình chống Lao Quốc gia, giám sát điều trị, giám sát chất lượng dịch vụ phòng, chống bệnh Lao và thống kê, báo cáo hoạt động phòng, chống bệnh Lao tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh. Rà soát, cập nhật, bổ sung, ban hành các biểu mẫu báo cáo theo quy định của chương trình. Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn thực hiện công tác báo cáo theo các biểu mẫu theo quy định tại các đơn vị chống lao. Thực hiện kiểm tra giám sát, lượng giá công tác phòng, chống lao tại các tuyến theo quy định, có đánh giá tình hình dịch tể, xu hướng diễn biến của bệnh lao hàng năm để điều chỉnh kế hoạch phù hợp, đảm bảo đạt các mục tiêu đề ra trong chiến lược hướng đến thanh toán bệnh lao. Thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn, kịp thời phát hiện, xử lý và phản hồi các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm tra, giám sát.
583 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tỉnh Yên Bái cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Chiến lược Quốc gia phòng, chống Lao đến năm 2030; Củng cố, kiện toàn và nâng cao năng lực hệ thống các cơ sở y tế thực hiện Chương trình chống Lao Quốc gia trên địa bàn tỉnh, triển khai hiệu quả các biện pháp phát hiện, chẩn đoán, quản lý, điều trị và dự phòng bệnh Lao trong cộng đồng, tiến tới mục tiêu chấm dứt bệnh Lao trên địa bàn tỉnh vào năm 2030, góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe Nhân dân.Tăng cường khám sàng lọc, phát hiện sớm và quản lý điều trị tích cực các trường hợp mắc bệnh Lao, lao kháng thuốc, lao tiềm ẩn trong cộng đồng nhằm giảm tỷ lệ mắc lao mới, giảm tỷ lệ tử vong do bệnh Lao, khống chế lao đa kháng thuốc, hướng tới mục tiêu người dân được sống trong môi trường không còn bệnh Lao và chấm dứt bệnh Lao trên địa bàn tỉnh vào năm 2030. Mục tiêu đến năm 2030 của tỉnh Yên Bái: Giảm tỷ lệ mắc lao mới trong cộng đồng xuống dưới 20 người/100.000 dân; Giảm tỷ lệ tử vong do bệnh Lao xuống dưới 2 người/100.000 người dân; Duy trì tỷ lệ điều trị khỏi hoặc hoàn thành điều trị của lao các thể đạt trên 95%; Giảm tối đa nguy cơ phát sinh tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn Lao, khống chế số người mắc bệnh Lao đa kháng thuốc với tỷ lệ dưới 2% trong tổng số người bệnh Lao mới phát hiện.
Để thực hiện các chỉ tiêu này, tỉnh Yên Bái tập trung tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền trong triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống Lao trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cộng đồng về phòng, chống bệnh Lao. Tăng cường phổ biến, tuyên truyền pháp luật, chính sách về phòng, chống bệnh Lao; kiến thức về phòng, chống bệnh Lao và công tác phòng, chống bệnh Lao trên địa bàn tỉnh. Đổi mới và đa dạng hóa các loại hình truyền thông phù hợp với từng vùng, từng đối tượng nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và huy động sự tham gia tích cực của các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, cộng đồng, người bệnh, người nhà người bệnh trong phòng, chống bệnh Lao. Lồng ghép các thông điệp, nội dung truyền thông về phòng, chống bệnh Lao với các thông điệp, truyền thông về chăm sóc sức khỏe trong các dịch vụ y tế.
Tăng cường các hoạt động chuyên môn kỹ thuật, cung cấp dịch vụ phát hiện, chẩn đoán, điều trị, quản lý và dự phòng bệnh Lao. Củng cố và mở rộng mạng lưới thực hiện Chương trình chống Lao quốc gia tới tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (công lập và tư nhân) tại tất cả các tuyến trên địa bàn tỉnh theo hướng đồng bộ, hiện đại, chuyên sâu, chất lượng cao; thúc đẩy sự đóng góp của y tế tư nhân trong việc tăng cường phát hiện ca bệnh tại cơ sở y tế; đảm bảo sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả giữa các cơ sở y tế trên cùng địa bàn. Nâng cao chất lượng khám phát hiện, chẩn đoán, điều trị bệnh Lao tại các cơ sở khám chữa bệnh trong tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Chương trình Chống lao quốc gia. Cung cấp và tạo điều kiện thuận lợi để người dân, đặc biệt người dân ở vùng khó khăn, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ khám phát hiện, chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh Lao. Đổi mới hoạt động và nâng cao năng lực cung ứng các dịch vụ xét nghiệm, X-quang trong sàng lọc và hỗ trợ chẩn đoán bệnh Lao. Phát triển kỹ thuật Xpert tại các đơn vị có thể đáp ứng đủ điều kiện. Tăng cường lấy mẫu đờm từ tuyến huyện gửi về các cụm đã có máy xét nghiệm GeneXpert. Nâng cao năng lực xét nghiệm và X-Quang phổi, đặc biệt chú trọng áp dụng chiến lược 1X và 2X (Xquang và Xpert), xét nghiệm Mantoux để sàng lọc và phát hiện chủ động bệnh Lao, lao trẻ em, Lao tiềm ẩn cho tất cả những người nghi ngờ mắc lao, tầm soát phát hiện người bệnh mắc lao kháng thuốc; cập nhật và ứng dụng thuốc mới, phác đồ mới trong điều trị lao nhằm cải thiện tối ưu hiệu quả điều trị cho người bệnh.
Cung ứng, quản lý và điều tiết sử dụng thuốc điều trị bệnh Lao kịp thời, hiệu quả, đáp ứng đủ thuốc cho nhu cầu điều trị của người bệnh. Theo dõi tình hình kháng thuốc và phản ứng có hại của thuốc điều trị bệnh lao. Triển khai cấp thuốc đầy đủ để điều trị bệnh Lao từ nguồn BHYT đối với trường hợp có thẻ BHYT, nguồn miễn phí của chương trình cho các đối tượng không có BHYT tại tuyến huyện, tuyến xã. Tận dụng các nguồn lực sẵn có, củng cố và đảm bảo cơ sở hạ tầng, thiết bị, vật tư xét nghiệm, hóa chất cho các cơ sở Y tế trong triển khai khám sàng lọc, chẩn đoán, điều trị, quản lý và dự phòng bệnh Lao theo quy định, nhất là tại tuyến y tế cơ sở.
Cùng với đó tập trung bảo đảm nguồn nhân lực cho công tác phòng, chống bệnh Lao. Đề xuất các chính sách ưu tiên về đào tạo, tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ đối với cán bộ, viên chức và người lao động làm công tác phòng, chống bệnh Lao. Đảm bảo số lượng và trình độ chuyên môn của cán bộ y tế tại tất cả các tuyến để thực hiện công tác phòng, chống bệnh Lao tại mỗi tuyến. Tổ chức đào tạo, học tập, chia sẻ kinh nghiệm thông qua tập huấn, hội nghị, hội thảo về phòng, chống bệnh Lao nhằm cập nhật các hướng dẫn chuyên môn, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng truyền thông, năng lực giám sát dịch tễ, năng lực phát hiện, chẩn đoán, điều trị, quản lý và dự phòng bệnh Lao cho cán bộ y tế của tuyến huyện, tuyến xã. Lồng ghép đào tạo nhân lực thực hiện Chương trình phòng, chống bệnh Lao với hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, các bệnh phổi mạn tính và các hoạt động y tế dự phòng khác
Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện Chương trình chống Lao Quốc gia, giám sát điều trị, giám sát chất lượng dịch vụ phòng, chống bệnh Lao và thống kê, báo cáo hoạt động phòng, chống bệnh Lao tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh. Rà soát, cập nhật, bổ sung, ban hành các biểu mẫu báo cáo theo quy định của chương trình. Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn thực hiện công tác báo cáo theo các biểu mẫu theo quy định tại các đơn vị chống lao. Thực hiện kiểm tra giám sát, lượng giá công tác phòng, chống lao tại các tuyến theo quy định, có đánh giá tình hình dịch tể, xu hướng diễn biến của bệnh lao hàng năm để điều chỉnh kế hoạch phù hợp, đảm bảo đạt các mục tiêu đề ra trong chiến lược hướng đến thanh toán bệnh lao. Thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn, kịp thời phát hiện, xử lý và phản hồi các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm tra, giám sát.