CTTĐT - UBND huyện Trạm Tấu vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch, giai đoạn 2021 - 2030” trên địa bàn huyện, nhằm bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số trở thành sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng, đáp ứng yêu cầu “Di sản văn hóa vừa là động lực vừa là mục tiêu”; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của huyện.
Ảnh minh họa
Kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch, giai đoạn 2021 - 2030” được triển khai tại 12 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Trạm Tấu.
Mục tiêu trong giai đoạn 2021 - 2025, huyện tập trung kiểm kê và cập nhật kiểm kê hằng năm nhằm đánh giá thực trạng sức sống và phân loại, lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể loại hình Nghệ thuật trình diễn dân gian gồm: dân ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc thiểu số. Lập 01 hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể về dân ca, dân vũ, dân nhạc đề nghị đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Các nghệ nhân loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống của các dân tộc thiểu số được hưởng chính sách hỗ trợ hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc.
Phấn đấu 25% thôn có đội văn nghệ truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng. 35% các loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số được hỗ trợ bảo tồn, phục dựng gắn với phát triển du lịch.
Hỗ trợ 27 đội văn nghệ hoạt động hiệu quả phục vụ phát triển du lịch tại các địa phương. Các điểm du lịch cộng đồng vùng đồng bào dân tộc thiểu số duy trì hoạt động ít nhất 01 đội văn nghệ/điểm du lịch cộng đồng phục vụ phát triển du lịch. Phấn đấu 50% công chức, viên chức văn hóa, nghệ nhân, người có uy tín được tập huấn, bồi dưỡng về công tác bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số. 100% các trường dân tộc nội trú và các cấp trường tại các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số đưa loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc vào hoạt động sinh hoạt ngoại khóa, tổ chức ngày hội, giao lưu cho học sinh.
Phấn đấu có 01 nghệ nhân là người dân tộc thiểu số được quan tâm hỗ trợ xây dựng hồ sơ phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú. 02 nghệ nhân được xây dựng hồ sơ xét tặng danh hiệu nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Yên Bái.
Tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, đẩy mạnh quảng bá giá trị đặc sắc về dân ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc trong huyện và ngoài huyện. Nghiên cứu, sưu tầm, tư liệu hóa và xây dựng cơ sở dữ liệu số về dân ca, dân vũ dân nhạc các dân tộc thiểu số để lưu trữ và phát huy, xúc tiến, giới thiệu, quảng bá hình ảnh của di sản góp phần thúc đẩy phát triển du lịch.
Trong giai đoạn 2026 - 2030, hoàn thành công tác kiểm kê, đánh giá, phân loại và lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc thiểu số; xây dựng 01 hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể liên quan đến loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc tiêu biểu của đồng bào các dân tộc thiểu số đề nghị đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Có từ 50% các loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc được hỗ trợ bảo tồn, phục dựng và các giá trị tiêu biểu được khai thác, xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch. Phấn đấu 50% thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số có đội văn nghệ truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng. Phấn đấu có từ 11 mô hình bảo tồn câu lạc bộ dân ca, dân vũ, dân nhạc hoạt động hiệu quả, góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho cộng đồng và tạo sản phẩm du lịch đặc thù từ di sản văn hóa (01 xã/mô hình).
Phấn đấu từ 75% công chức, viên chức văn hóa, các nghệ nhân, người uy tín được bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực về công tác bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số. Phấn đấu có 02 nghệ nhân là người dân tộc thiểu số được quan tâm xây dựng hồ sơ phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú; 05 nghệ nhân được xây dựng hồ sơ xét tặng danh hiệu nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Yên Bái. Từ 15% di sản văn hóa phi vật thể liên quan đến dân ca, dân vũ, dân nhạc được tư liệu hóa lưu giữ và phổ biến đến cộng đồng các dân tộc thiểu số.
Để đạt được các mục tiêu trên, huyện Trạm Tấu chú trọng nâng cao chất lượng và hình thức tuyên truyền, giới thiệu quảng bá và phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch nhằm nâng cao nhận thức của đồng bào các dân tộc thiêu số đối với việc bảo tồn, phát huy giá trị các loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc của dân tộc mình.
Tổ chức khảo sát, đánh giá, tiến hành kiểm kê và lập danh mục, xây dựng hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể dân ca, dân vũ, dân nhạc tiêu biểu của đồng bào các dân tộc thiểu số đề nghị đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Phục hồi một số làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc tiêu biểu để tổ chức thực hành, biểu diễn định kỳ hằng năm gắn với hoạt động phát triển du lịch của địa phương.
Lựa chọn phục dựng không gian văn hóa dân tộc tiêu biểu tại các thôn có hoạt động du lịch cộng đồng và trong các dịp tết, lễ, hội truyền thống, các chợ phiên tạo môi trường thực hành và trao truyền các loại hình di sản văn hóa, các loại hình dân ca, dân vũ, xây dựng các sản phẩm văn hóa đáp ứng nhu cầu du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa.
Xây dựng và phát triển các câu lạc bộ, đội văn nghệ thôn, tổ dân dân phố bảo tồn và phát huy dân ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch tại các địa phương. Đưa một số loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc vào hoạt động giảng dạy và hoạt động giáo dục ngoại khóa tại các nhà trường, chú trọng tới những trường dân tộc nội trú và các trường học THCS bán trú vùng đồng bào dân tộc thiểu số phù họp với điều kiện thực tế, đặc tính dân tộc, vùng, miền; tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ cho học sinh.
Kết nối các di sản dân ca, dân vũ, dân nhạc tương đồng để xây dựng thành hành trình di sản. Phối hợp với các công ty kinh doanh dịch vụ du lịch xây dựng các tour, tuyến đến các khu vực có tiềm năng về dân ca, dân vũ, hình thành và phát triển sản phâm du lịch đặc thù của địa phương. Tổ chức tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật về bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số, khai thác, xây dựng sản phẩm du lịch cho đội ngũ công chức văn hóa tại cơ sở.
Ứng dụng khoa học, công nghệ, trọng tâm là công nghệ số trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của đồng bào dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch; số hóa dữ liệu dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số phục vụ cho công tác bảo tồn, nghiên cứu khoa học, giảng dạy và tuyên truyền, quảng bá phát triển du lịch.
Tham mưu xây dựng và triển khai cơ chế, chính sách cho các nghệ nhân, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc thiểu số; khuyến khích hỗ trợ cá nhân, những người có uy tín, có kỹ năng biểu diễn nghệ thuật dân gian phấn đấu trở thành đội ngũ nghệ nhân trao truyền, thực hành các di sản văn hóa phi vật thể nói chung và dân ca, dân vũ, dân nhạc nói riêng tham gia hoạt động truyền dạy văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ trong nhà trường. Tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách ưu đài nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và cá nhân đầu tư, khai thác giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số vào hoạt động kinh tế, du lịch tại địa phương.
909 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - UBND huyện Trạm Tấu vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch, giai đoạn 2021 - 2030” trên địa bàn huyện, nhằm bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số trở thành sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng, đáp ứng yêu cầu “Di sản văn hóa vừa là động lực vừa là mục tiêu”; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của huyện.Kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch, giai đoạn 2021 - 2030” được triển khai tại 12 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Trạm Tấu.
Mục tiêu trong giai đoạn 2021 - 2025, huyện tập trung kiểm kê và cập nhật kiểm kê hằng năm nhằm đánh giá thực trạng sức sống và phân loại, lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể loại hình Nghệ thuật trình diễn dân gian gồm: dân ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc thiểu số. Lập 01 hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể về dân ca, dân vũ, dân nhạc đề nghị đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Các nghệ nhân loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống của các dân tộc thiểu số được hưởng chính sách hỗ trợ hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc.
Phấn đấu 25% thôn có đội văn nghệ truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng. 35% các loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số được hỗ trợ bảo tồn, phục dựng gắn với phát triển du lịch.
Hỗ trợ 27 đội văn nghệ hoạt động hiệu quả phục vụ phát triển du lịch tại các địa phương. Các điểm du lịch cộng đồng vùng đồng bào dân tộc thiểu số duy trì hoạt động ít nhất 01 đội văn nghệ/điểm du lịch cộng đồng phục vụ phát triển du lịch. Phấn đấu 50% công chức, viên chức văn hóa, nghệ nhân, người có uy tín được tập huấn, bồi dưỡng về công tác bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số. 100% các trường dân tộc nội trú và các cấp trường tại các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số đưa loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc vào hoạt động sinh hoạt ngoại khóa, tổ chức ngày hội, giao lưu cho học sinh.
Phấn đấu có 01 nghệ nhân là người dân tộc thiểu số được quan tâm hỗ trợ xây dựng hồ sơ phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú. 02 nghệ nhân được xây dựng hồ sơ xét tặng danh hiệu nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Yên Bái.
Tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, đẩy mạnh quảng bá giá trị đặc sắc về dân ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc trong huyện và ngoài huyện. Nghiên cứu, sưu tầm, tư liệu hóa và xây dựng cơ sở dữ liệu số về dân ca, dân vũ dân nhạc các dân tộc thiểu số để lưu trữ và phát huy, xúc tiến, giới thiệu, quảng bá hình ảnh của di sản góp phần thúc đẩy phát triển du lịch.
Trong giai đoạn 2026 - 2030, hoàn thành công tác kiểm kê, đánh giá, phân loại và lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc thiểu số; xây dựng 01 hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể liên quan đến loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc tiêu biểu của đồng bào các dân tộc thiểu số đề nghị đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Có từ 50% các loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc được hỗ trợ bảo tồn, phục dựng và các giá trị tiêu biểu được khai thác, xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch. Phấn đấu 50% thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số có đội văn nghệ truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng. Phấn đấu có từ 11 mô hình bảo tồn câu lạc bộ dân ca, dân vũ, dân nhạc hoạt động hiệu quả, góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho cộng đồng và tạo sản phẩm du lịch đặc thù từ di sản văn hóa (01 xã/mô hình).
Phấn đấu từ 75% công chức, viên chức văn hóa, các nghệ nhân, người uy tín được bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực về công tác bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số. Phấn đấu có 02 nghệ nhân là người dân tộc thiểu số được quan tâm xây dựng hồ sơ phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú; 05 nghệ nhân được xây dựng hồ sơ xét tặng danh hiệu nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Yên Bái. Từ 15% di sản văn hóa phi vật thể liên quan đến dân ca, dân vũ, dân nhạc được tư liệu hóa lưu giữ và phổ biến đến cộng đồng các dân tộc thiểu số.
Để đạt được các mục tiêu trên, huyện Trạm Tấu chú trọng nâng cao chất lượng và hình thức tuyên truyền, giới thiệu quảng bá và phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch nhằm nâng cao nhận thức của đồng bào các dân tộc thiêu số đối với việc bảo tồn, phát huy giá trị các loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc của dân tộc mình.
Tổ chức khảo sát, đánh giá, tiến hành kiểm kê và lập danh mục, xây dựng hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể dân ca, dân vũ, dân nhạc tiêu biểu của đồng bào các dân tộc thiểu số đề nghị đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Phục hồi một số làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc tiêu biểu để tổ chức thực hành, biểu diễn định kỳ hằng năm gắn với hoạt động phát triển du lịch của địa phương.
Lựa chọn phục dựng không gian văn hóa dân tộc tiêu biểu tại các thôn có hoạt động du lịch cộng đồng và trong các dịp tết, lễ, hội truyền thống, các chợ phiên tạo môi trường thực hành và trao truyền các loại hình di sản văn hóa, các loại hình dân ca, dân vũ, xây dựng các sản phẩm văn hóa đáp ứng nhu cầu du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa.
Xây dựng và phát triển các câu lạc bộ, đội văn nghệ thôn, tổ dân dân phố bảo tồn và phát huy dân ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch tại các địa phương. Đưa một số loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc vào hoạt động giảng dạy và hoạt động giáo dục ngoại khóa tại các nhà trường, chú trọng tới những trường dân tộc nội trú và các trường học THCS bán trú vùng đồng bào dân tộc thiểu số phù họp với điều kiện thực tế, đặc tính dân tộc, vùng, miền; tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ cho học sinh.
Kết nối các di sản dân ca, dân vũ, dân nhạc tương đồng để xây dựng thành hành trình di sản. Phối hợp với các công ty kinh doanh dịch vụ du lịch xây dựng các tour, tuyến đến các khu vực có tiềm năng về dân ca, dân vũ, hình thành và phát triển sản phâm du lịch đặc thù của địa phương. Tổ chức tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật về bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số, khai thác, xây dựng sản phẩm du lịch cho đội ngũ công chức văn hóa tại cơ sở.
Ứng dụng khoa học, công nghệ, trọng tâm là công nghệ số trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của đồng bào dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch; số hóa dữ liệu dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số phục vụ cho công tác bảo tồn, nghiên cứu khoa học, giảng dạy và tuyên truyền, quảng bá phát triển du lịch.
Tham mưu xây dựng và triển khai cơ chế, chính sách cho các nghệ nhân, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc thiểu số; khuyến khích hỗ trợ cá nhân, những người có uy tín, có kỹ năng biểu diễn nghệ thuật dân gian phấn đấu trở thành đội ngũ nghệ nhân trao truyền, thực hành các di sản văn hóa phi vật thể nói chung và dân ca, dân vũ, dân nhạc nói riêng tham gia hoạt động truyền dạy văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ trong nhà trường. Tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách ưu đài nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và cá nhân đầu tư, khai thác giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số vào hoạt động kinh tế, du lịch tại địa phương.