CTTĐT - Mặc dù mới đi vào hoạt động gần 2 năm, nhưng Hợp tác xã sản xuất kinh doanh dịch vụ nông lâm nghiệp Lâm Giang, xã Lâm Giang, huyện Văn Yên đã cho thấy hướng đi hiệu quả từ mô hình liên kết phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.
Một vụ củ cải trắng cho năng suất cao của HTX Lâm Giang
Được thành lập cuối năm 2020 gồm 10 thành viên liên kết với nhau để sản xuất theo hướng sạch và an toàn, ngành nghề chính của Hợp tác xã sản xuất kinh doanh dịch vụ nông, lâm nghiệp Lâm Giang (HTX Lâm Giang) là nuôi ong lấy mật và trồng rau củ sạch. Sau gần 2 năm hoạt động, HTX liên tục mở rộng thêm thành viên, nâng tổng số thành viên và người lao động của HTX hiện nay lên 15 người, với thu nhập gần 5 triệu đồng/người/tháng, đã cho thấy hướng đi hiệu quả từ mô hình liên kết phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.
Anh Trương Công Thức - Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc HTX tâm huyết nói: Mặc dù mới được đưa vào áp dụng một thời gian ngắn nhưng phương pháp trồng rau củ cải trắng trên đất bãi phù sa ven sông, của HTX Lâm Giang đã mang lại hiệu quả, góp phần mở ra hướng thay đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương.
Thời gian đầu khi mới trồng rau củ cải trắng HTX chỉ trồng 02 vụ/năm, đến nay HTX đã luân canh tới 4 vụ/năm với thời gian sinh trưởng mùa đông từ 50-60 ngày, mùa hè từ 40-50 ngày/vụ. Hiện HTX có 10 sào đất để trồng rau củ cải, hạt giống được nhập khẩu từ Hàn Quốc do 01 đơn vị tại Hà Nội cung cấp. Với sự chăm chỉ của thành viên và người lao động của HTX, mỗi 01 sào thu được 2,5 tấn củ cải với giá trung bình 3.000đ/kg, sau khi trừ chi phí là 2 triệu đồng/sào, HTX thu về 5,5 triệu đồng/sào. Như vậy, với 10 sào củ cải HTX có lãi 55 triệu đồng/vụ, tổng cộng 4 vụ củ cải trắng/năm, mỗi năm HTX Lâm Giang thu lợi nhuận 220 triệu đồng. Hiện, toàn bộ sản phẩm củ cải trắng sau thu hoạch của HTX Lâm Giang đã được Cơ sở rau củ quả Đức Thủy, huyện Mê Linh, TP Hà Nội bao tiêu hết.
Theo đánh giá của người tiêu dùng, củ cải trắng của HTX Lâm Giang trồng có chất lượng rất tốt so với các sản phẩm củ cải trắng khác đang bán trên thị trường.
Cùng với đó, tận dụng diện tích rừng tự nhiên và 28 ha cây nhãn trên địa xã Lâm Giang, HTX Lâm Giang cũng thành công với nghề nuôi ong lấy mật và ong giống. Qua đó, cung cấp ra thị trường hàng tấn mật ong, góp phần nâng cao thu nhập cho thành viên và người lao động.
Anh Thức phấn khởi chia sẻ: Mỗi năm thu nhập từ nuôi ong lấy mật và ong giống sau khi trừ chi phí, HTX thu lợi là 480 triệu đồng, nhiều thành viên và người lao động của HTX có đời sống khấm khá hơn hẳn, so với trước khi tham gia HTX.
Hiện HTX có 600 đàn ong nuôi lấy mật của các hộ thành viên liên kết với nhau tham gia sản xuất, một năm có 02 vụ thu mật chính là mật hoa nhãn và mật hoa rừng, mỗi một đàn ong thu được 4 lít mật, với 600 đàn ong thu khoảng 2.400 lít mật, giá bán ra thị trường hiện nay là 250.000đ/lít, doanh thu một năm là 600 triệu đồng. Đối với ong giống, mỗi năm HTX xuất bán hàng trăm đàn, với giá bán 800.000đ/đàn, doanh thu 80 triệu đồng. Như vậy, tổng doanh thu một năm từ nghề nuôi ong lấy mật và nuôi ong giống của HTX Lâm Giang là 680 triệu đồng, sau khi trừ 200 triệu đồng chi phí, HTX thu lợi là 480 triệu đồng/năm.
Hàng trăm đõ ong của HTX Lâm Giang được nuôi tại rừng Nhãn
Có thể thấy, mô hình trồng củ cải trắng và nuôi ong lấy mật của HTX Lâm Giang đã góp phần phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương, khơi dậy tính tự chủ, mạnh dạn, đồng thuận làm kinh tế theo mô hình kinh tế tập thể của các thành viên. Thời gian tới HTX Lâm Giang sẽ tiếp tục mở rộng thêm thành viên, liên kết với các hộ dân có đất để mở rộng thêm diện tích từ 2- 3ha trồng rau củ cải trắng theo hướng sạch và an toàn.
Từ hướng đi hiệu quả của mô hình HTX liên kết phát triển theo mô hình kinh tế hợp tác. HTX Lâm Giang mong muốn các ngành chức năng của tỉnh cùng với cấp ủy, chính quyền huyện Văn Yên và xã Lâm Giang quan tâm bố trí cho HTX từ 2-5 ha đất bãi ven sông Hồng để HTX mở rộng diện tích trồng củ cải trắng theo tiêu chuẩn VietGap, đồng thời sớm công nhận sản phẩm củ cải trắng của HTX Lâm Giang đạt chuẩn sản phẩm OCOP để nâng tầm giá trị sản phẩm. Bên cạnh đó, quan tâm hỗ trợ cho HTX được tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi để mở rộng sản xuất.
2168 lượt xem
CTV: Hoàng Hà
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Mặc dù mới đi vào hoạt động gần 2 năm, nhưng Hợp tác xã sản xuất kinh doanh dịch vụ nông lâm nghiệp Lâm Giang, xã Lâm Giang, huyện Văn Yên đã cho thấy hướng đi hiệu quả từ mô hình liên kết phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.Được thành lập cuối năm 2020 gồm 10 thành viên liên kết với nhau để sản xuất theo hướng sạch và an toàn, ngành nghề chính của Hợp tác xã sản xuất kinh doanh dịch vụ nông, lâm nghiệp Lâm Giang (HTX Lâm Giang) là nuôi ong lấy mật và trồng rau củ sạch. Sau gần 2 năm hoạt động, HTX liên tục mở rộng thêm thành viên, nâng tổng số thành viên và người lao động của HTX hiện nay lên 15 người, với thu nhập gần 5 triệu đồng/người/tháng, đã cho thấy hướng đi hiệu quả từ mô hình liên kết phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.
Anh Trương Công Thức - Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc HTX tâm huyết nói: Mặc dù mới được đưa vào áp dụng một thời gian ngắn nhưng phương pháp trồng rau củ cải trắng trên đất bãi phù sa ven sông, của HTX Lâm Giang đã mang lại hiệu quả, góp phần mở ra hướng thay đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương.
Thời gian đầu khi mới trồng rau củ cải trắng HTX chỉ trồng 02 vụ/năm, đến nay HTX đã luân canh tới 4 vụ/năm với thời gian sinh trưởng mùa đông từ 50-60 ngày, mùa hè từ 40-50 ngày/vụ. Hiện HTX có 10 sào đất để trồng rau củ cải, hạt giống được nhập khẩu từ Hàn Quốc do 01 đơn vị tại Hà Nội cung cấp. Với sự chăm chỉ của thành viên và người lao động của HTX, mỗi 01 sào thu được 2,5 tấn củ cải với giá trung bình 3.000đ/kg, sau khi trừ chi phí là 2 triệu đồng/sào, HTX thu về 5,5 triệu đồng/sào. Như vậy, với 10 sào củ cải HTX có lãi 55 triệu đồng/vụ, tổng cộng 4 vụ củ cải trắng/năm, mỗi năm HTX Lâm Giang thu lợi nhuận 220 triệu đồng. Hiện, toàn bộ sản phẩm củ cải trắng sau thu hoạch của HTX Lâm Giang đã được Cơ sở rau củ quả Đức Thủy, huyện Mê Linh, TP Hà Nội bao tiêu hết.
Theo đánh giá của người tiêu dùng, củ cải trắng của HTX Lâm Giang trồng có chất lượng rất tốt so với các sản phẩm củ cải trắng khác đang bán trên thị trường.
Cùng với đó, tận dụng diện tích rừng tự nhiên và 28 ha cây nhãn trên địa xã Lâm Giang, HTX Lâm Giang cũng thành công với nghề nuôi ong lấy mật và ong giống. Qua đó, cung cấp ra thị trường hàng tấn mật ong, góp phần nâng cao thu nhập cho thành viên và người lao động.
Anh Thức phấn khởi chia sẻ: Mỗi năm thu nhập từ nuôi ong lấy mật và ong giống sau khi trừ chi phí, HTX thu lợi là 480 triệu đồng, nhiều thành viên và người lao động của HTX có đời sống khấm khá hơn hẳn, so với trước khi tham gia HTX.
Hiện HTX có 600 đàn ong nuôi lấy mật của các hộ thành viên liên kết với nhau tham gia sản xuất, một năm có 02 vụ thu mật chính là mật hoa nhãn và mật hoa rừng, mỗi một đàn ong thu được 4 lít mật, với 600 đàn ong thu khoảng 2.400 lít mật, giá bán ra thị trường hiện nay là 250.000đ/lít, doanh thu một năm là 600 triệu đồng. Đối với ong giống, mỗi năm HTX xuất bán hàng trăm đàn, với giá bán 800.000đ/đàn, doanh thu 80 triệu đồng. Như vậy, tổng doanh thu một năm từ nghề nuôi ong lấy mật và nuôi ong giống của HTX Lâm Giang là 680 triệu đồng, sau khi trừ 200 triệu đồng chi phí, HTX thu lợi là 480 triệu đồng/năm.
Hàng trăm đõ ong của HTX Lâm Giang được nuôi tại rừng Nhãn
Có thể thấy, mô hình trồng củ cải trắng và nuôi ong lấy mật của HTX Lâm Giang đã góp phần phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương, khơi dậy tính tự chủ, mạnh dạn, đồng thuận làm kinh tế theo mô hình kinh tế tập thể của các thành viên. Thời gian tới HTX Lâm Giang sẽ tiếp tục mở rộng thêm thành viên, liên kết với các hộ dân có đất để mở rộng thêm diện tích từ 2- 3ha trồng rau củ cải trắng theo hướng sạch và an toàn.
Từ hướng đi hiệu quả của mô hình HTX liên kết phát triển theo mô hình kinh tế hợp tác. HTX Lâm Giang mong muốn các ngành chức năng của tỉnh cùng với cấp ủy, chính quyền huyện Văn Yên và xã Lâm Giang quan tâm bố trí cho HTX từ 2-5 ha đất bãi ven sông Hồng để HTX mở rộng diện tích trồng củ cải trắng theo tiêu chuẩn VietGap, đồng thời sớm công nhận sản phẩm củ cải trắng của HTX Lâm Giang đạt chuẩn sản phẩm OCOP để nâng tầm giá trị sản phẩm. Bên cạnh đó, quan tâm hỗ trợ cho HTX được tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi để mở rộng sản xuất.