CTTĐT - Năm 2022, huyện Yên Bình phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 4,38% tương đương giảm 1.326 hộ trở lên (trong đó ít nhất có 10% hộ tự nguyện thoát nghèo), tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2022 còn 9,61%, phấn đấu không còn hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng hưởng chính sách người có công với cách mạng.
Trên địa bàn huyện Yên Bình đã xuất hiện nhiều mô hình làm kinh tế giỏi, xóa đói giảm nghèo.
Trong giai đoạn 2023 - 2025, phấn đấu giảm 8,1% số hộ nghèo trở lên, bình quân mỗi năm giảm khoảng 2,7%, tỷ lệ hộ nghèo cuối giai đoạn còn 1,5%; phấn đấu đến năm 2023, trên địa bàn huyện không còn xã đặc biệt khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo trong các dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo trong các xã đặc biệt khó khăn giảm bằng 1,5 lần so với mức giảm tỷ lệ hộ nghèo chung toàn huyện.
Để đạt được mục tiêu trên huyện Yên Bình đặt ra các giải pháp, cụ thể là tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để thay đổi căn bản tư duy, nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và toàn xã hội. Đẩy mạnh tuyên truyền về các chủ trương, chính sách giảm nghèo, những mô hình hay, cách làm hiệu quả, những điển hình thoát nghèo tiêu biểu, những hộ gia đình tự nguyện xin thoát nghèo nhằm nâng cao nhận thức, khơi dậy tinh thần tự lực và ý chí chủ động vươn lên thoát nghèo của người nghèo, xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước, của cộng đồng.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ cơ chế, phương thức hỗ trợ giảm nghèo với quan điểm “cho cần câu, chứ không cho con cá” chuyển từ hỗ trợ không điều kiện sang hỗ trợ có điều kiện, từ hỗ trợ trực tiếp sang hỗ trợ gián tiếp, đa dạng hóa sinh kế nhằm khuyến khích sự tham gia tích cực, chủ động và phát huy tinh thần trách nhiệm của người nghèo. Kịp thời động viên, biểu dương, khen thưởng đối với các hộ nghèo có nhiều cố gắng, nỗ lực trong phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và chủ động, tự nguyện đăng ký thoát nghèo. Tiếp tục duy trì và nhân rộng phong trào “tự nguyện đăng ký thoát nghèo” trên địa bàn huyện theo hướng thực chất, hiệu quả; mỗi xã, thị trấn phấn đấu có từ 01 đến 02 hộ tự nguyện thoát nghèo trong năm 2022.
Cùng với đó là đa dạng hóa sinh kế, hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo điều kiện để người nghèo, hộ nghèo, cận nghèo nâng cao thu nhập và cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả cơ chế, chính sách và bố trí nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở các vùng đặc biệt khó khăn phát triển sản xuất, tăng thu nhập, tạo sự chuyển biến thực chất về thu nhập và đời sống cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện. Tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận các chính sách chung và chính sách của tỉnh, của huyện về hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, dịch vụ, du lịch, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực... Hỗ trợ các mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp có sự tham gia của hộ nghèo, cận nghèo. Tăng cường liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nghèo, hộ cận nghèo với doanh nghiệp thông qua các tổ chức hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ tiết kiệm và vay vốn nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Tăng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội, gắn các hoạt động cho vay với hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo sinh kế, việc làm cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo. Tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi trên địa bàn, gắn việc cung cấp tín dụng ưu đãi với hướng dẫn cách làm kinh tế, đào tạo nghề, khuyến nông, khuyến công và chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Xây dựng, nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng, nhất là vùng đặc biệt khó khăn; tạo điều kiện phát triển các mô hình khởi nghiệp của người nghèo nhằm khuyến khích người nghèo mạnh dạn đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh. Nhân rộng các mô hình Tổ hợp tác hoặc tổ tự quản giảm nghèo để tập hợp các hộ khá giả hoặc đã thoát nghèo với các hộ nghèo, cận nghèo để chia sẻ kinh nghiệm, nguồn lực và động viên, khích lệ nhau cùng phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, thoát nghèo bền vững...
Triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, vệ sinh, việc làm và thông tin nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện để người nghèo, hộ nghèo được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, đảm bảo chính sách an sinh xã hội, nâng cao chất lượng nhà ở cho các hộ nghèo; nâng dần điều kiện sống, mức sống và chất lượng cuộc sống của các hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo, chống tái nghèo.
Đẩy mạnh, phát huy việc thực hiện chương trình hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo; thực hiện tốt công tác đào tạo nghề nông thôn; Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho hoạt động giảm nghèo…
1493 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Năm 2022, huyện Yên Bình phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 4,38% tương đương giảm 1.326 hộ trở lên (trong đó ít nhất có 10% hộ tự nguyện thoát nghèo), tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2022 còn 9,61%, phấn đấu không còn hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng hưởng chính sách người có công với cách mạng.Trong giai đoạn 2023 - 2025, phấn đấu giảm 8,1% số hộ nghèo trở lên, bình quân mỗi năm giảm khoảng 2,7%, tỷ lệ hộ nghèo cuối giai đoạn còn 1,5%; phấn đấu đến năm 2023, trên địa bàn huyện không còn xã đặc biệt khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo trong các dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo trong các xã đặc biệt khó khăn giảm bằng 1,5 lần so với mức giảm tỷ lệ hộ nghèo chung toàn huyện.
Để đạt được mục tiêu trên huyện Yên Bình đặt ra các giải pháp, cụ thể là tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để thay đổi căn bản tư duy, nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và toàn xã hội. Đẩy mạnh tuyên truyền về các chủ trương, chính sách giảm nghèo, những mô hình hay, cách làm hiệu quả, những điển hình thoát nghèo tiêu biểu, những hộ gia đình tự nguyện xin thoát nghèo nhằm nâng cao nhận thức, khơi dậy tinh thần tự lực và ý chí chủ động vươn lên thoát nghèo của người nghèo, xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước, của cộng đồng.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ cơ chế, phương thức hỗ trợ giảm nghèo với quan điểm “cho cần câu, chứ không cho con cá” chuyển từ hỗ trợ không điều kiện sang hỗ trợ có điều kiện, từ hỗ trợ trực tiếp sang hỗ trợ gián tiếp, đa dạng hóa sinh kế nhằm khuyến khích sự tham gia tích cực, chủ động và phát huy tinh thần trách nhiệm của người nghèo. Kịp thời động viên, biểu dương, khen thưởng đối với các hộ nghèo có nhiều cố gắng, nỗ lực trong phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và chủ động, tự nguyện đăng ký thoát nghèo. Tiếp tục duy trì và nhân rộng phong trào “tự nguyện đăng ký thoát nghèo” trên địa bàn huyện theo hướng thực chất, hiệu quả; mỗi xã, thị trấn phấn đấu có từ 01 đến 02 hộ tự nguyện thoát nghèo trong năm 2022.
Cùng với đó là đa dạng hóa sinh kế, hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo điều kiện để người nghèo, hộ nghèo, cận nghèo nâng cao thu nhập và cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả cơ chế, chính sách và bố trí nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở các vùng đặc biệt khó khăn phát triển sản xuất, tăng thu nhập, tạo sự chuyển biến thực chất về thu nhập và đời sống cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện. Tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận các chính sách chung và chính sách của tỉnh, của huyện về hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, dịch vụ, du lịch, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực... Hỗ trợ các mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp có sự tham gia của hộ nghèo, cận nghèo. Tăng cường liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nghèo, hộ cận nghèo với doanh nghiệp thông qua các tổ chức hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ tiết kiệm và vay vốn nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Tăng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội, gắn các hoạt động cho vay với hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo sinh kế, việc làm cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo. Tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi trên địa bàn, gắn việc cung cấp tín dụng ưu đãi với hướng dẫn cách làm kinh tế, đào tạo nghề, khuyến nông, khuyến công và chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Xây dựng, nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng, nhất là vùng đặc biệt khó khăn; tạo điều kiện phát triển các mô hình khởi nghiệp của người nghèo nhằm khuyến khích người nghèo mạnh dạn đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh. Nhân rộng các mô hình Tổ hợp tác hoặc tổ tự quản giảm nghèo để tập hợp các hộ khá giả hoặc đã thoát nghèo với các hộ nghèo, cận nghèo để chia sẻ kinh nghiệm, nguồn lực và động viên, khích lệ nhau cùng phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, thoát nghèo bền vững...
Triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, vệ sinh, việc làm và thông tin nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện để người nghèo, hộ nghèo được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, đảm bảo chính sách an sinh xã hội, nâng cao chất lượng nhà ở cho các hộ nghèo; nâng dần điều kiện sống, mức sống và chất lượng cuộc sống của các hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo, chống tái nghèo.
Đẩy mạnh, phát huy việc thực hiện chương trình hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo; thực hiện tốt công tác đào tạo nghề nông thôn; Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho hoạt động giảm nghèo…