CTTĐT - Sở Y tế xây dựng kế hoạch phòng chống bệnh dại trên người năm 2025 nhằm chủ động phòng ngừa, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh dại, triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng chống bệnh dại; tăng cường giám sát và điều trị dự phòng phơi nhiễm, giảm tối đa (≤ 1 ca) số ca tử vong do bệnh dại năm 2025; từng bước quản lý và khống chế không để dịch lan rộng.
Truyền thông thường xuyên bằng nhiều hình thức tới người dân về phòng chống bệnh dại
Bệnh dại là bệnh lưu hành trên địa bàn tỉnh Yên Bái từ nhiều năm nay, hàng năm vẫn xuất hiện các trường hợp tử vong do lên cơn dại. Tính trung bình 5 năm trở lại đây (2020 - 2024) có 3.591 ca phơi nhiễm dại được tiêm phòng, trong đó có 4 ca tử vong do bệnh dại, hầu hết các ca tử vong đều do bị chó cắn và không được điều trị dự phòng bằng vắc xin và huyết thanh kháng dại. Dự báo năm 2025 sẽ tiếp tục có các ca tử vong do dại nếu các ca phơi nhiễm không được tiêm phòng vắc xin và huyết thanh kháng dại đúng lịch và đủ liều vì vi rút dại lưu hành trên đàn chó ở diện rộng khó kiểm soát, người dân vẫn còn chủ quan, một bộ phận thiếu điều kiện tiếp cận để tiêm phòng đầy đủ.
Nhằm chủ động phòng ngừa, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh dại, triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng chống bệnh dại; tăng cường giám sát và điều trị dự phòng phơi nhiễm, giảm tối đa (≤ 1 ca) số ca tử vong do bệnh dại năm 2025; từng bước quản lý và khống chế không để dịch lan rộng.
Ngành Y té đặt mục tiêu 100% cấp ủy, chính quyền, đoàn thể địa phương trên địa bàn tỉnh được tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong phòng chống bệnh dại, triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động phòng chống bệnh dại tại địa bàn quản lý;
100% chính quyền cơ sở có kế hoạch phối hợp hoạt động giữa cơ quan y tế và thú y trong phòng chống bệnh dại;
100% chính quyền cơ sở triển khai truyền thông phòng chống bệnh dại; tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh tại các xã, phường;
100% các xã, phường có triển khai giám sát phơi nhiễm với bệnh dại; 90% số người bị phơi nhiễm với bệnh dại được giám sát, hướng dẫn khám, tư vấn và tiêm vắc xin, huyết thanh kháng dại;
100% các trường hợp người nghèo phơi nhiễm với bệnh dại được tiêm phòng vắc xin, huyết thanh kháng dại miễn phí;
100% ca bệnh dại được điều tra, xác minh và tổ chức các hoạt động tuyên truyền phòng chống bệnh dại tại nơi có người tử vong.
Để hoàn thành nhiệm vụ trên, ngành Y tế tỉnh Yên Bái tiếp tục tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch, các văn bản chỉ đạo phòng chống bệnh dại; giao nhiệm vụ cho chính quyền cơ sở các cấp giữ vai trò chủ đạo trong công tác phòng chống bệnh dại; từng bước thực hiện xã hội hóa công tác phòng chống bệnh dại trên địa bàn tỉnh.
Quán triệt và thực hiện đúng hướng dẫn, văn bản chỉ đạo của trung ương, địa phương về phòng chống bệnh dại. Tập trung củng cố, kiện toàn ban chỉ đạo phòng chống bệnh dại cấp cơ sở; phân công từng thành viên nhiệm vụ cụ thể, phụ trách chỉ đạo, theo dõi, giám sát tình hình bệnh dại của từng địa bàn xã, thôn bản. Thực hiện có hiệu quả các hoạt động chuyên môn phòng chống bệnh dại. Triển khai các biện pháp ngăn chặn bệnh dại lây nhiễm sang người; tuyên truyền vận động các gia đình không nuôi chó, nếu nuôi chó phải được quản lý, xích, nhốt, rọ mõm, tiêm phòng dại cho chó theo quy định.
Tổ chức giám sát phát hiện, báo cáo và quản lý các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại theo Quyết định số 1622/QĐ-BYT ngày 08/5/2014 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn giám sát, phòng chống bệnh dại trên người và các văn bản hướng dẫn khác.
Tăng cường hoạt động tất cả các điểm tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho người trên địa bàn tỉnh, triển khai thêm điểm tiêm phòng dại (nếu đủ điều kiện) để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân tiếp cận với dịch vụ tiêm phòng khi bị phơi nhiễm với dại. Đảm bảo cung cấp đủ vắc xin và huyết thanh để điều trị dự phòng cho người phơi nhiễm với bệnh dại trên địa bàn tỉnh.
Tư vấn, tuyên truyền vận động cho người bị phơi nhiễm với bệnh dại đến các điểm tiêm vắc xin phòng dại gần nhất để được điều trị dự phòng. Vận động các đối tượng như cán bộ thú y, người mổ chó chuyên nghiệp... tiêm phòng trước phơi nhiễm.
Phát hiện, điều tra và xử lý kịp thời 100% ổ dịch dại trên người.
Cùng với đó thường xuyên tuyên truyền cho nhân dân về phòng chống bệnh dại, ưu tiên cho vùng trọng điểm có bệnh dại lưu hành. Đảm bảo truyền thông thường xuyên bằng nhiều hình thức tới người dân về phòng chống bệnh dại: phát động chiến dịch truyền thông về phòng chống bệnh dại tại tỉnh và các xã, phường trọng điểm. Tập huấn chuyên môn, in ấn và phát tờ rơi đến trường học, các hộ gia đình ở những địa bàn trọng điểm; phát thanh trên loa truyền thanh xã, thôn; tuyên truyền trực tiếp tại trường học, cộng đồng.
Huy động sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành về công tác phòng chống bệnh dại; tuyên truyền vận động người dân hạn chế nuôi chó, nếu nuôi phải xích, nhốt, tiêm phòng, không giết mổ ăn thịt chó ốm. Tổ chức giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm các trường hợp phơi nhiễm dại tại cộng đồng, đến tận thôn bản, hộ gia đình; lập danh sách người bị chó, mèo cắn hoặc tiếp xúc... để quản lý, tư vấn, tuyên truyền, vận động đến các điểm tiêm phòng dại khám và tiêm vắc xin phòng bệnh dại sớm, tuyệt đối không được chữa bệnh dại bằng thuốc nam.
Tổ chức tốt việc tiêm phòng dại cho nhân dân trên địa bàn, đảm bảo vắc xin, huyết thanh kháng dại tại các điểm tiêm phòng dại, tuân thủ chỉ định tiêm phòng dại theo chỉ đạo của Bộ Y tế về việc hướng dẫn giám sát, phòng chống bệnh dại trên người. Mở rộng thêm các điểm tiêm phòng dại (khi đảm bảo đủ điều kiện) và tăng cường hoạt động của các điểm tiêm vắc xin và huyết thanh kháng dại trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân đi tiêm phòng khi bị phơi nhiễm với dại, đảm bảo 100% đối tượng người nghèo bị phơi nhiễm với bệnh dại được điều trị dự phòng miễn phí theo chính sách của Ủy ban nhân dân tỉnh. Giám sát các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại; chủ động nắm bắt thông tin người bị phơi nhiễm với bệnh dại trên địa bàn quản lý để vận động đi tiêm phòng.
179 lượt xem
Thanh Bình - Châu Anh
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sở Y tế xây dựng kế hoạch phòng chống bệnh dại trên người năm 2025 nhằm chủ động phòng ngừa, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh dại, triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng chống bệnh dại; tăng cường giám sát và điều trị dự phòng phơi nhiễm, giảm tối đa (≤ 1 ca) số ca tử vong do bệnh dại năm 2025; từng bước quản lý và khống chế không để dịch lan rộng. Bệnh dại là bệnh lưu hành trên địa bàn tỉnh Yên Bái từ nhiều năm nay, hàng năm vẫn xuất hiện các trường hợp tử vong do lên cơn dại. Tính trung bình 5 năm trở lại đây (2020 - 2024) có 3.591 ca phơi nhiễm dại được tiêm phòng, trong đó có 4 ca tử vong do bệnh dại, hầu hết các ca tử vong đều do bị chó cắn và không được điều trị dự phòng bằng vắc xin và huyết thanh kháng dại. Dự báo năm 2025 sẽ tiếp tục có các ca tử vong do dại nếu các ca phơi nhiễm không được tiêm phòng vắc xin và huyết thanh kháng dại đúng lịch và đủ liều vì vi rút dại lưu hành trên đàn chó ở diện rộng khó kiểm soát, người dân vẫn còn chủ quan, một bộ phận thiếu điều kiện tiếp cận để tiêm phòng đầy đủ.
Nhằm chủ động phòng ngừa, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh dại, triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng chống bệnh dại; tăng cường giám sát và điều trị dự phòng phơi nhiễm, giảm tối đa (≤ 1 ca) số ca tử vong do bệnh dại năm 2025; từng bước quản lý và khống chế không để dịch lan rộng.
Ngành Y té đặt mục tiêu 100% cấp ủy, chính quyền, đoàn thể địa phương trên địa bàn tỉnh được tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong phòng chống bệnh dại, triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động phòng chống bệnh dại tại địa bàn quản lý;
100% chính quyền cơ sở có kế hoạch phối hợp hoạt động giữa cơ quan y tế và thú y trong phòng chống bệnh dại;
100% chính quyền cơ sở triển khai truyền thông phòng chống bệnh dại; tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh tại các xã, phường;
100% các xã, phường có triển khai giám sát phơi nhiễm với bệnh dại; 90% số người bị phơi nhiễm với bệnh dại được giám sát, hướng dẫn khám, tư vấn và tiêm vắc xin, huyết thanh kháng dại;
100% các trường hợp người nghèo phơi nhiễm với bệnh dại được tiêm phòng vắc xin, huyết thanh kháng dại miễn phí;
100% ca bệnh dại được điều tra, xác minh và tổ chức các hoạt động tuyên truyền phòng chống bệnh dại tại nơi có người tử vong.
Để hoàn thành nhiệm vụ trên, ngành Y tế tỉnh Yên Bái tiếp tục tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch, các văn bản chỉ đạo phòng chống bệnh dại; giao nhiệm vụ cho chính quyền cơ sở các cấp giữ vai trò chủ đạo trong công tác phòng chống bệnh dại; từng bước thực hiện xã hội hóa công tác phòng chống bệnh dại trên địa bàn tỉnh.
Quán triệt và thực hiện đúng hướng dẫn, văn bản chỉ đạo của trung ương, địa phương về phòng chống bệnh dại. Tập trung củng cố, kiện toàn ban chỉ đạo phòng chống bệnh dại cấp cơ sở; phân công từng thành viên nhiệm vụ cụ thể, phụ trách chỉ đạo, theo dõi, giám sát tình hình bệnh dại của từng địa bàn xã, thôn bản. Thực hiện có hiệu quả các hoạt động chuyên môn phòng chống bệnh dại. Triển khai các biện pháp ngăn chặn bệnh dại lây nhiễm sang người; tuyên truyền vận động các gia đình không nuôi chó, nếu nuôi chó phải được quản lý, xích, nhốt, rọ mõm, tiêm phòng dại cho chó theo quy định.
Tổ chức giám sát phát hiện, báo cáo và quản lý các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại theo Quyết định số 1622/QĐ-BYT ngày 08/5/2014 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn giám sát, phòng chống bệnh dại trên người và các văn bản hướng dẫn khác.
Tăng cường hoạt động tất cả các điểm tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho người trên địa bàn tỉnh, triển khai thêm điểm tiêm phòng dại (nếu đủ điều kiện) để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân tiếp cận với dịch vụ tiêm phòng khi bị phơi nhiễm với dại. Đảm bảo cung cấp đủ vắc xin và huyết thanh để điều trị dự phòng cho người phơi nhiễm với bệnh dại trên địa bàn tỉnh.
Tư vấn, tuyên truyền vận động cho người bị phơi nhiễm với bệnh dại đến các điểm tiêm vắc xin phòng dại gần nhất để được điều trị dự phòng. Vận động các đối tượng như cán bộ thú y, người mổ chó chuyên nghiệp... tiêm phòng trước phơi nhiễm.
Phát hiện, điều tra và xử lý kịp thời 100% ổ dịch dại trên người.
Cùng với đó thường xuyên tuyên truyền cho nhân dân về phòng chống bệnh dại, ưu tiên cho vùng trọng điểm có bệnh dại lưu hành. Đảm bảo truyền thông thường xuyên bằng nhiều hình thức tới người dân về phòng chống bệnh dại: phát động chiến dịch truyền thông về phòng chống bệnh dại tại tỉnh và các xã, phường trọng điểm. Tập huấn chuyên môn, in ấn và phát tờ rơi đến trường học, các hộ gia đình ở những địa bàn trọng điểm; phát thanh trên loa truyền thanh xã, thôn; tuyên truyền trực tiếp tại trường học, cộng đồng.
Huy động sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành về công tác phòng chống bệnh dại; tuyên truyền vận động người dân hạn chế nuôi chó, nếu nuôi phải xích, nhốt, tiêm phòng, không giết mổ ăn thịt chó ốm. Tổ chức giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm các trường hợp phơi nhiễm dại tại cộng đồng, đến tận thôn bản, hộ gia đình; lập danh sách người bị chó, mèo cắn hoặc tiếp xúc... để quản lý, tư vấn, tuyên truyền, vận động đến các điểm tiêm phòng dại khám và tiêm vắc xin phòng bệnh dại sớm, tuyệt đối không được chữa bệnh dại bằng thuốc nam.
Tổ chức tốt việc tiêm phòng dại cho nhân dân trên địa bàn, đảm bảo vắc xin, huyết thanh kháng dại tại các điểm tiêm phòng dại, tuân thủ chỉ định tiêm phòng dại theo chỉ đạo của Bộ Y tế về việc hướng dẫn giám sát, phòng chống bệnh dại trên người. Mở rộng thêm các điểm tiêm phòng dại (khi đảm bảo đủ điều kiện) và tăng cường hoạt động của các điểm tiêm vắc xin và huyết thanh kháng dại trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân đi tiêm phòng khi bị phơi nhiễm với dại, đảm bảo 100% đối tượng người nghèo bị phơi nhiễm với bệnh dại được điều trị dự phòng miễn phí theo chính sách của Ủy ban nhân dân tỉnh. Giám sát các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại; chủ động nắm bắt thông tin người bị phơi nhiễm với bệnh dại trên địa bàn quản lý để vận động đi tiêm phòng.