CTTĐT - Huyện Trạm Tấu phấn đấu đến năm 2025, giá trị sản xuất CN-TTCN đạt 550 tỷ đồng (giá so sánh 2010); tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2021-2025 đạt trên 8,55%; sản xuất công nghiệp đạt 44,7% trong cơ cấu kinh tế của huyện; đầu tư hoàn thiện hệ thống lưới điện Quốc gia tới thôn, bản; phấn đấu đến 2025 đảm bảo 100% số thôn bản với trên 98% số hộ trên địa bàn huyện được sử dụng điện quốc gia và các dạng năng lượng an toàn khác. Thu hút các nhà đầu tư vào mở các cơ sở chế biến các sản phẩm nông, lâm nghiệp như chế biến chè xanh, chế biến quả Sơn tra. Thực hiện có hiệu quả các dự án khuyến công để phát triển ngành nghề truyền thống tại các xã. Tỷ lệ cơ sở sản xuất CN-TTCN gây ô nhiễm môi trường được xử lý 100%.
Để đạt được mục tiêu trên, huyện tập trung quán triệt Nghị quyết số 29-NQ/TU ngày 24/02/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái khóa XIX về phát triển công nghiệp tỉnh Yên Bái theo hướng bền vững, hiệu quả và thân thiện với môi trường giai đoạn 2021-2025. Tập trung thực hiện nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về công nghiệp. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất công nghiệp. Chú trọng công tác hướng nghiệp, hỗ trợ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, liên kết với doanh nghiệp đào tạo nguồn nhân lực theo hợp đồng. Khuyến khích, thu hút, chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang CN-TTCN với tỷ lệ thích hợp. Đồng thời chú trọng phát triển nguồn nhân lực qua đào tạo nghề đảm bảo về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật của thị trường trong và ngoài huyện.
Huy động, lồng ghép mọi nguồn lực đầu tư phát triển CN-TTCN, tăng cường công tác xúc tiến đầu tư nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển công nghiệp, tập trung khuyến khích và thu hút các nguồn lực đầu tư khai thác có hiệu quả các lợi thế của huyện về thủy điện, khai thác mỏ. Khuyến khích phát triển các ngành nghề thủ công, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến gỗ. Thu hút các nguồn lực, thực hiện có hiệu quả các dự án khuyến công nhằm đây mạnh phát triển công nghiệp nông thôn, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, đa dạng hoá về quy mô và loại hình sản xuất bằng các hình thức đầu tư phù hợp.
1380 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Huyện Trạm Tấu phấn đấu đến năm 2025, giá trị sản xuất CN-TTCN đạt 550 tỷ đồng (giá so sánh 2010); tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2021-2025 đạt trên 8,55%; sản xuất công nghiệp đạt 44,7% trong cơ cấu kinh tế của huyện; đầu tư hoàn thiện hệ thống lưới điện Quốc gia tới thôn, bản; phấn đấu đến 2025 đảm bảo 100% số thôn bản với trên 98% số hộ trên địa bàn huyện được sử dụng điện quốc gia và các dạng năng lượng an toàn khác. Thu hút các nhà đầu tư vào mở các cơ sở chế biến các sản phẩm nông, lâm nghiệp như chế biến chè xanh, chế biến quả Sơn tra. Thực hiện có hiệu quả các dự án khuyến công để phát triển ngành nghề truyền thống tại các xã. Tỷ lệ cơ sở sản xuất CN-TTCN gây ô nhiễm môi trường được xử lý 100%.Để đạt được mục tiêu trên, huyện tập trung quán triệt Nghị quyết số 29-NQ/TU ngày 24/02/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái khóa XIX về phát triển công nghiệp tỉnh Yên Bái theo hướng bền vững, hiệu quả và thân thiện với môi trường giai đoạn 2021-2025. Tập trung thực hiện nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về công nghiệp. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất công nghiệp. Chú trọng công tác hướng nghiệp, hỗ trợ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, liên kết với doanh nghiệp đào tạo nguồn nhân lực theo hợp đồng. Khuyến khích, thu hút, chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang CN-TTCN với tỷ lệ thích hợp. Đồng thời chú trọng phát triển nguồn nhân lực qua đào tạo nghề đảm bảo về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật của thị trường trong và ngoài huyện.
Huy động, lồng ghép mọi nguồn lực đầu tư phát triển CN-TTCN, tăng cường công tác xúc tiến đầu tư nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển công nghiệp, tập trung khuyến khích và thu hút các nguồn lực đầu tư khai thác có hiệu quả các lợi thế của huyện về thủy điện, khai thác mỏ. Khuyến khích phát triển các ngành nghề thủ công, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến gỗ. Thu hút các nguồn lực, thực hiện có hiệu quả các dự án khuyến công nhằm đây mạnh phát triển công nghiệp nông thôn, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, đa dạng hoá về quy mô và loại hình sản xuất bằng các hình thức đầu tư phù hợp.