Mù Cang Chải có diện tích đất lâm nghiệp trên 78.898 ha, chiếm trên 66% diện tích đất tự nhiên và lại có điều kiện tự nhiên như: địa hình, khí hậu, đất đai rất phù hợp với sinh thái của cây thảo quả, sơn tra. Trong những năm qua, việc trồng thảo quả dưới tán rừng tự nhiên phòng hộ, rừng đặc dụng hàng năm đem lại sản lượng quả lớn; đồng thời, gắn với diễn thế, tái sinh rừng tự nhiên.
Người dân xã Nậm Có chăm sóc sơn tra.
Cây sơn tra sinh trưởng, phát triển tốt, hàng năm cũng mang lại lượng quả rất lớn. Thông qua trồng thảo quả trong rừng tự nhiên, rừng đặc dụng; việc quản lý, trồng cây sơn tra trong rừng tự nhiên, rừng phòng hộ và rừng sản xuất đã tạo việc làm, nâng cao thu nhập góp phần quan trọng trong xóa đói giảm nghèo của người dân.
Việc trồng, chăm sóc, quản lý, thu hái thảo quả, sơn tra với kỹ thuật đơn giản, chủ yếu bằng thủ công nên phù hợp với trình độ lao động, sản xuất của nông dân. Thời gian để cho thu hoạch sản phẩm ngắn, sau khi trồng từ 5 - 7 năm là bắt đầu cho sản phẩm, do vậy, chu kỳ đầu tư, thu hồi vốn ngắn là điều kiện thuận lợi để người dân thực hiện. Sản phẩm của 2 loại cây này được nhiều người ưa chuộng, thị trường tiêu thụ rộng, giá trên 1 đơn vị sản phẩm cao, tiêu thụ mạnh, tương đối ổn định trong 4 - 5 năm gần đây.
Cùng đó, các chính sách của tỉnh thông qua triển khai Dự án Gia vị cuộc sống; dự án trồng rừng phòng hộ, trồng rừng sản xuất hàng năm là cơ hội để tăng cường quản lý cây thảo quả, phát triển cây sơn tra. Mặt khác, công tác quản lý, bảo vệ rừng, xây dựng và phát triển vốn rừng những năm qua, đặc biệt những năm gần đây có chính sách chi trả phí dịch vụ môi trường rừng đã góp phần tăng thu nhập của người dân, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân với việc bảo vệ rừng. Nhờ đó, rừng được bảo vệ tốt hơn, tăng thêm yếu tố đảm bảo cho duy trì sinh trưởng, phát triển của 2 loại cây này.
Đồng thời, từ những lợi ích tích cực của cây thảo quả, sơn tra đã làm tăng thêm giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích rừng, tạo thêm sự gắn bó giữa quyền lợi, trách nhiệm của người dân trong việc tham gia nghề rừng. Vì vậy, việc triển khai thực hiện Đề án "Quản lý cây thảo quả, sơn tra gắn với phát triển kinh tế đồi rừng huyện Mù Cang Chải, giai đoạn 2014 - 2020" là hướng đi đúng của huyện trong thời gian qua.
Thực hiện Đề án, trong năm 2016, huyện đã điều tra, rà soát diện tích sơn tra, thảo quả; biên tập, xây dựng bản đồ khu vực phân bố cây sơn tra, thảo quả cho từng xã và toàn huyện; xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn quy trình xây dựng quy ước quản lý cây sơn tra, thảo quả đối với từng thôn, bản; xây dựng dự thảo quy ước sơn tra, thảo quả cấp thôn bản. Tiếp tục triển khai quán triệt, tuyên truyền Đề án tới người dân bằng nhiều hình thức, đặc biệt là lồng ghép tuyên truyền trực tiếp trong các cuộc họp bản.
Đối với cây thảo quả, huyện đã tuyên truyền về chăm sóc, bảo vệ tốt diện tích 1.593,41 ha hiện có và tuân thủ khung lịch thời vụ thu hoạch từ tháng 9 đến cuối tháng 10 hàng năm. Bước đầu triển khai xây dựng bộ tài liệu chuẩn về hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ trồng thảo quả từ khâu trồng, chăm sóc, thu hái, chế biến, bảo quản thảo quả.
Đối với cây sơn tra, huyện cũng thực hiện tốt quản lý, chăm sóc 2.442,1 ha hiện có, trong đó, diện tích trồng mới trong năm 2016 trên đất rừng phòng hộ là 150 ha, trồng trên đất rừng sản xuất là 330 ha; tuyên truyền nhân dân thực hiện và tuân thủ khung lịch thời vụ thu hoạch từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm và xây dựng bộ tài liệu chuẩn về hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ trồng sơn tra từ khâu trồng, chăm sóc, thu hái, chế biến, bảo quản.
Ông Chang Thế Sửu - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Nậm Khắt cho biết: “Hiện, xã có trên 600 ha sơn tra, trên 70 ha thảo quả. Cây sơn tra, thảo quả đã và đang cho thu nhập đáng kể đối với người dân. Vì vậy, hai loại cây này cũng đã được xã quan tâm quản lý nhằm phát huy cao giá trị và nay có thêm Đề án về quản lý thảo quả, sơn tra của huyện sẽ giúp cho việc quản lý thảo quả, sơn tra được tốt hơn. Xã cũng đã và đang tích cực tuyên truyền tới bà con các nội dung đề án như: thực hiện tốt việc chăm sóc, bảo vệ sơn tra, thảo quả; thu hoạch đúng khung thời vụ, đặc biệt là không được bán sơn tra non, triển khai quy ước sơn tra, thảo quả tới các thôn bản...”.
Ông Sùng Hàng Dê - Trưởng bản Thào Xa Chải, xã Nậm Có thì cho biết: “Được tuyên truyền, người dân đã thu hái sơn tra đúng khung lịch thời vụ, giảm hẳn tình trạng thu hái, bán sơn tra non. Đặc biệt, việc có quy ước quản lý sơn tra, thảo quả sẽ góp phần phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của mỗi người dân về quản lý sản xuất sơn tra, thảo quả, bảo vệ rừng. Mong rằng, thị trường tiêu thụ sản phẩm được mở rộng hơn để người dân thuận lợi hơn trong tiêu thụ”.
Để tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án, năm 2017, ngoài việc tiếp tục tuyên truyền, quán triệt nhân dân tuân thủ khung lịch thời vụ chăm sóc và thu hoạch, bảo quản; bổ sung kiến thức khoa học, kỹ thuật mới để hoàn thiện bộ tài liệu hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc, thu hái, sơ chế, bảo quản sản phẩm để nâng cao năng suất, chất lượng đối với hai loại cây này thì huyện còn tích cực mở rộng thị trường tiêu thụ và quản lý tiêu thụ, truy xuất nguồn gốc sản phẩm thảo quả, sơn tra.
Huyện cũng sẽ quản lý chặt chẽ nguồn giống, quy trình kỹ thuật, sản xuất cây giống, chất lượng cây giống xuất vườn ươm trước khi đem trồng; phát triển, trồng mới 600 ha cây sơn tra trên diện tích đất trồng rừng sản xuất; rà soát diện tích, xây dựng phương án trồng mới cây sơn tra theo Đề án Phát triển cây sơn tra tại huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh.
Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi và có những chính sách phù hợp nhất để đẩy nhanh việc kiến thiết, xây dựng nhà máy chế biến sơn tra tại huyện và thực hiện có hiệu quả nhãn hiệu sản phẩm quả sơn tra Mù Cang Chải.
1715 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Mù Cang Chải có diện tích đất lâm nghiệp trên 78.898 ha, chiếm trên 66% diện tích đất tự nhiên và lại có điều kiện tự nhiên như: địa hình, khí hậu, đất đai rất phù hợp với sinh thái của cây thảo quả, sơn tra. Trong những năm qua, việc trồng thảo quả dưới tán rừng tự nhiên phòng hộ, rừng đặc dụng hàng năm đem lại sản lượng quả lớn; đồng thời, gắn với diễn thế, tái sinh rừng tự nhiên. Cây sơn tra sinh trưởng, phát triển tốt, hàng năm cũng mang lại lượng quả rất lớn. Thông qua trồng thảo quả trong rừng tự nhiên, rừng đặc dụng; việc quản lý, trồng cây sơn tra trong rừng tự nhiên, rừng phòng hộ và rừng sản xuất đã tạo việc làm, nâng cao thu nhập góp phần quan trọng trong xóa đói giảm nghèo của người dân.
Việc trồng, chăm sóc, quản lý, thu hái thảo quả, sơn tra với kỹ thuật đơn giản, chủ yếu bằng thủ công nên phù hợp với trình độ lao động, sản xuất của nông dân. Thời gian để cho thu hoạch sản phẩm ngắn, sau khi trồng từ 5 - 7 năm là bắt đầu cho sản phẩm, do vậy, chu kỳ đầu tư, thu hồi vốn ngắn là điều kiện thuận lợi để người dân thực hiện. Sản phẩm của 2 loại cây này được nhiều người ưa chuộng, thị trường tiêu thụ rộng, giá trên 1 đơn vị sản phẩm cao, tiêu thụ mạnh, tương đối ổn định trong 4 - 5 năm gần đây.
Cùng đó, các chính sách của tỉnh thông qua triển khai Dự án Gia vị cuộc sống; dự án trồng rừng phòng hộ, trồng rừng sản xuất hàng năm là cơ hội để tăng cường quản lý cây thảo quả, phát triển cây sơn tra. Mặt khác, công tác quản lý, bảo vệ rừng, xây dựng và phát triển vốn rừng những năm qua, đặc biệt những năm gần đây có chính sách chi trả phí dịch vụ môi trường rừng đã góp phần tăng thu nhập của người dân, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân với việc bảo vệ rừng. Nhờ đó, rừng được bảo vệ tốt hơn, tăng thêm yếu tố đảm bảo cho duy trì sinh trưởng, phát triển của 2 loại cây này.
Đồng thời, từ những lợi ích tích cực của cây thảo quả, sơn tra đã làm tăng thêm giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích rừng, tạo thêm sự gắn bó giữa quyền lợi, trách nhiệm của người dân trong việc tham gia nghề rừng. Vì vậy, việc triển khai thực hiện Đề án "Quản lý cây thảo quả, sơn tra gắn với phát triển kinh tế đồi rừng huyện Mù Cang Chải, giai đoạn 2014 - 2020" là hướng đi đúng của huyện trong thời gian qua.
Thực hiện Đề án, trong năm 2016, huyện đã điều tra, rà soát diện tích sơn tra, thảo quả; biên tập, xây dựng bản đồ khu vực phân bố cây sơn tra, thảo quả cho từng xã và toàn huyện; xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn quy trình xây dựng quy ước quản lý cây sơn tra, thảo quả đối với từng thôn, bản; xây dựng dự thảo quy ước sơn tra, thảo quả cấp thôn bản. Tiếp tục triển khai quán triệt, tuyên truyền Đề án tới người dân bằng nhiều hình thức, đặc biệt là lồng ghép tuyên truyền trực tiếp trong các cuộc họp bản.
Đối với cây thảo quả, huyện đã tuyên truyền về chăm sóc, bảo vệ tốt diện tích 1.593,41 ha hiện có và tuân thủ khung lịch thời vụ thu hoạch từ tháng 9 đến cuối tháng 10 hàng năm. Bước đầu triển khai xây dựng bộ tài liệu chuẩn về hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ trồng thảo quả từ khâu trồng, chăm sóc, thu hái, chế biến, bảo quản thảo quả.
Đối với cây sơn tra, huyện cũng thực hiện tốt quản lý, chăm sóc 2.442,1 ha hiện có, trong đó, diện tích trồng mới trong năm 2016 trên đất rừng phòng hộ là 150 ha, trồng trên đất rừng sản xuất là 330 ha; tuyên truyền nhân dân thực hiện và tuân thủ khung lịch thời vụ thu hoạch từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm và xây dựng bộ tài liệu chuẩn về hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ trồng sơn tra từ khâu trồng, chăm sóc, thu hái, chế biến, bảo quản.
Ông Chang Thế Sửu - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Nậm Khắt cho biết: “Hiện, xã có trên 600 ha sơn tra, trên 70 ha thảo quả. Cây sơn tra, thảo quả đã và đang cho thu nhập đáng kể đối với người dân. Vì vậy, hai loại cây này cũng đã được xã quan tâm quản lý nhằm phát huy cao giá trị và nay có thêm Đề án về quản lý thảo quả, sơn tra của huyện sẽ giúp cho việc quản lý thảo quả, sơn tra được tốt hơn. Xã cũng đã và đang tích cực tuyên truyền tới bà con các nội dung đề án như: thực hiện tốt việc chăm sóc, bảo vệ sơn tra, thảo quả; thu hoạch đúng khung thời vụ, đặc biệt là không được bán sơn tra non, triển khai quy ước sơn tra, thảo quả tới các thôn bản...”.
Ông Sùng Hàng Dê - Trưởng bản Thào Xa Chải, xã Nậm Có thì cho biết: “Được tuyên truyền, người dân đã thu hái sơn tra đúng khung lịch thời vụ, giảm hẳn tình trạng thu hái, bán sơn tra non. Đặc biệt, việc có quy ước quản lý sơn tra, thảo quả sẽ góp phần phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của mỗi người dân về quản lý sản xuất sơn tra, thảo quả, bảo vệ rừng. Mong rằng, thị trường tiêu thụ sản phẩm được mở rộng hơn để người dân thuận lợi hơn trong tiêu thụ”.
Để tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án, năm 2017, ngoài việc tiếp tục tuyên truyền, quán triệt nhân dân tuân thủ khung lịch thời vụ chăm sóc và thu hoạch, bảo quản; bổ sung kiến thức khoa học, kỹ thuật mới để hoàn thiện bộ tài liệu hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc, thu hái, sơ chế, bảo quản sản phẩm để nâng cao năng suất, chất lượng đối với hai loại cây này thì huyện còn tích cực mở rộng thị trường tiêu thụ và quản lý tiêu thụ, truy xuất nguồn gốc sản phẩm thảo quả, sơn tra.
Huyện cũng sẽ quản lý chặt chẽ nguồn giống, quy trình kỹ thuật, sản xuất cây giống, chất lượng cây giống xuất vườn ươm trước khi đem trồng; phát triển, trồng mới 600 ha cây sơn tra trên diện tích đất trồng rừng sản xuất; rà soát diện tích, xây dựng phương án trồng mới cây sơn tra theo Đề án Phát triển cây sơn tra tại huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh.
Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi và có những chính sách phù hợp nhất để đẩy nhanh việc kiến thiết, xây dựng nhà máy chế biến sơn tra tại huyện và thực hiện có hiệu quả nhãn hiệu sản phẩm quả sơn tra Mù Cang Chải.