Năm 2022, huyện Trạm Tấu tiếp tục kế hoạch xây dựng 72 mô hình với 26 mô hình chăn nuôi lợn, 21 mô hình chăn nuôi trâu, bò, 7 mô hình chăn nuôi dê, 10 mô hình chăn nuôi gà đen bản địa và 8 tổ hợp tác chăn nuôi trâu, bò quy mô từ 20 con trở lên...
Lãnh đạo xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu tham quan mô hình chăn nuôi trâu, bò theo Nghị quyết 69 của hộ ông Trớ A Nủ, thôn Sáng Pao.
Là huyện vùng cao, có địa hình chủ yếu là đồi núi nên thuận lợi làm bãi chăn thả thời vụ cũng như trồng cỏ cho phát triển chăn nuôi nên những năm gần đây, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân chủ động làm tốt việc phòng chống đói rét, dịch bệnh, huyện Trạm Tấu đã vận dụng tốt các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi của các cấp, ngành; đặc biệt là, Nghị quyết số 69/2020/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 của HĐND tỉnh (NQ 69) về hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025 tạo "đòn bẩy” thúc đẩy chuyển dịch chăn nuôi từ quy mô nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa.
Ông Giàng A Sáy - Chủ tịch UBND xã Xà Hồ cho biết: phát huy lợi thế có nhiều bãi chăn thả thời vụ, đất đai trồng cỏ… xã đã vận động nhân dân phát triển chăn nuôi trâu, bò, dê vì những vật nuôi này không đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc quá khắt khe và tận dụng được các thế mạnh về đất đai, đồng cỏ.
Để tạo nguồn vốn và động lực cho nhân dân phát triển sản xuất, hàng năm, xã triển khai kịp thời các chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi của tỉnh như: tạo điều kiện cho nhân dân vay vốn ưu đãi, hỗ trợ giống vật nuôi...
Đặc biệt, sau hơn 1 năm thực hiện NQ 69, xã đã xây dựng được 13 mô hình chăn nuôi; trong đó, năm 2021 xây dựng được 5 mô hình nuôi trâu, bò từ 10 con trở lên/mô hình; năm 2022 xây dựng được 9 mô hình, tổ hợp tác gồm 4 mô hình nuôi lợn, 3 mô hình nuôi trâu, bò, 1 mô hình nuôi dê và 1 tổ hợp tác chăn nuôi với 21 con trâu, bò do 4 hộ ở thôn Sáng Pao thành lập.
Công tác tiêm phòng dịch, bệnh vật nuôi được xã chú trọng thực hiện kịp thời theo định kỳ; triển khai tốt việc trồng cỏ, dự trữ rơm khô, che chắn chuồng trại phòng chống đói rét... Nhờ đó, hết 6 tháng đầu năm 2022, xã phát triển tổng đàn gia súc chính được trên 4.400 con, đạt 82% kế hoạch giao và hơn 16.000 con gia cầm các loại.
Với xã Hát Lừu, lợi thế ở gần trung tâm huyện, giao thông và dịch vụ thú y, các cơ sở bán vật tư, thức ăn chăn nuôi thuận tiện... nên chủ yếu phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm. Trong đó, riêng thực hiện theo NQ 69, xã đã xây dựng được 14 mô hình, gồm 6 mô hình năm 2021 và 8 mô hình năm 2022 đều là chăn nuôi lợn với quy mô 3 lợn nái, 20 lợn thịt trở lên, giúp xã giữ vững tổng đàn vật nuôi hiện tại trên 34.000 con.
Có thể thấy, sau hơn 1 năm triển khai NQ 69 đúng đối tượng, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, đã mang lại hiệu quả thiết thực và trở thành động lực giúp bà con vùng cao mạnh dạn mở rộng quy mô chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, từng bước cải thiện thu nhập. Năm 2021, Trạm Tấu đã giải ngân với tổng kinh phí trên 789 triệu đồng hỗ trợ cho 42 mô hình chăn nuôi.
Năm 2022, huyện tiếp tục kế hoạch xây dựng 72 mô hình với 26 mô hình chăn nuôi lợn, 21 mô hình chăn nuôi trâu, bò, 7 mô hình chăn nuôi dê, 10 mô hình chăn nuôi gà đen bản địa và 8 tổ hợp tác chăn nuôi trâu, bò quy mô từ 20 con trở lên/tổ với tổng kinh phí trên 1,8 tỷ đồng.
Hết 6 tháng đầu năm, huyện đã giải ngân trên 200 triệu đồng, với 14 mô hình và đang tiếp tục hoàn thiện những mô hình còn lại. Huyện cũng tăng cường kiểm tra, nắm bắt tình hình cơ sở để kịp thời phát triện, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện tốt nhất để nhân dân tiếp cận các chính sách hỗ trợ theo NQ 69.
Sự quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Trạm Tấu, sự đồng lòng của người dân trong tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất của Nhà nước nói chung và NQ 69 nói riêng đã tạo động lực thúc đẩy chăn nuôi phát triển mạnh mẽ theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo tiền đề để huyện hoàn thành mục tiêu năm 2022 phấn đấu tổng đàn gia súc chính đạt trên 44.000 con, trong đó: 15.250 con trâu, bò, hơn 28.750 con lợn cùng nhiều gia cầm khác, với tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng 600 tấn.
1322 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Năm 2022, huyện Trạm Tấu tiếp tục kế hoạch xây dựng 72 mô hình với 26 mô hình chăn nuôi lợn, 21 mô hình chăn nuôi trâu, bò, 7 mô hình chăn nuôi dê, 10 mô hình chăn nuôi gà đen bản địa và 8 tổ hợp tác chăn nuôi trâu, bò quy mô từ 20 con trở lên...Là huyện vùng cao, có địa hình chủ yếu là đồi núi nên thuận lợi làm bãi chăn thả thời vụ cũng như trồng cỏ cho phát triển chăn nuôi nên những năm gần đây, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân chủ động làm tốt việc phòng chống đói rét, dịch bệnh, huyện Trạm Tấu đã vận dụng tốt các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi của các cấp, ngành; đặc biệt là, Nghị quyết số 69/2020/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 của HĐND tỉnh (NQ 69) về hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025 tạo "đòn bẩy” thúc đẩy chuyển dịch chăn nuôi từ quy mô nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa.
Ông Giàng A Sáy - Chủ tịch UBND xã Xà Hồ cho biết: phát huy lợi thế có nhiều bãi chăn thả thời vụ, đất đai trồng cỏ… xã đã vận động nhân dân phát triển chăn nuôi trâu, bò, dê vì những vật nuôi này không đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc quá khắt khe và tận dụng được các thế mạnh về đất đai, đồng cỏ.
Để tạo nguồn vốn và động lực cho nhân dân phát triển sản xuất, hàng năm, xã triển khai kịp thời các chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi của tỉnh như: tạo điều kiện cho nhân dân vay vốn ưu đãi, hỗ trợ giống vật nuôi...
Đặc biệt, sau hơn 1 năm thực hiện NQ 69, xã đã xây dựng được 13 mô hình chăn nuôi; trong đó, năm 2021 xây dựng được 5 mô hình nuôi trâu, bò từ 10 con trở lên/mô hình; năm 2022 xây dựng được 9 mô hình, tổ hợp tác gồm 4 mô hình nuôi lợn, 3 mô hình nuôi trâu, bò, 1 mô hình nuôi dê và 1 tổ hợp tác chăn nuôi với 21 con trâu, bò do 4 hộ ở thôn Sáng Pao thành lập.
Công tác tiêm phòng dịch, bệnh vật nuôi được xã chú trọng thực hiện kịp thời theo định kỳ; triển khai tốt việc trồng cỏ, dự trữ rơm khô, che chắn chuồng trại phòng chống đói rét... Nhờ đó, hết 6 tháng đầu năm 2022, xã phát triển tổng đàn gia súc chính được trên 4.400 con, đạt 82% kế hoạch giao và hơn 16.000 con gia cầm các loại.
Với xã Hát Lừu, lợi thế ở gần trung tâm huyện, giao thông và dịch vụ thú y, các cơ sở bán vật tư, thức ăn chăn nuôi thuận tiện... nên chủ yếu phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm. Trong đó, riêng thực hiện theo NQ 69, xã đã xây dựng được 14 mô hình, gồm 6 mô hình năm 2021 và 8 mô hình năm 2022 đều là chăn nuôi lợn với quy mô 3 lợn nái, 20 lợn thịt trở lên, giúp xã giữ vững tổng đàn vật nuôi hiện tại trên 34.000 con.
Có thể thấy, sau hơn 1 năm triển khai NQ 69 đúng đối tượng, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, đã mang lại hiệu quả thiết thực và trở thành động lực giúp bà con vùng cao mạnh dạn mở rộng quy mô chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, từng bước cải thiện thu nhập. Năm 2021, Trạm Tấu đã giải ngân với tổng kinh phí trên 789 triệu đồng hỗ trợ cho 42 mô hình chăn nuôi.
Năm 2022, huyện tiếp tục kế hoạch xây dựng 72 mô hình với 26 mô hình chăn nuôi lợn, 21 mô hình chăn nuôi trâu, bò, 7 mô hình chăn nuôi dê, 10 mô hình chăn nuôi gà đen bản địa và 8 tổ hợp tác chăn nuôi trâu, bò quy mô từ 20 con trở lên/tổ với tổng kinh phí trên 1,8 tỷ đồng.
Hết 6 tháng đầu năm, huyện đã giải ngân trên 200 triệu đồng, với 14 mô hình và đang tiếp tục hoàn thiện những mô hình còn lại. Huyện cũng tăng cường kiểm tra, nắm bắt tình hình cơ sở để kịp thời phát triện, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện tốt nhất để nhân dân tiếp cận các chính sách hỗ trợ theo NQ 69.
Sự quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Trạm Tấu, sự đồng lòng của người dân trong tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất của Nhà nước nói chung và NQ 69 nói riêng đã tạo động lực thúc đẩy chăn nuôi phát triển mạnh mẽ theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo tiền đề để huyện hoàn thành mục tiêu năm 2022 phấn đấu tổng đàn gia súc chính đạt trên 44.000 con, trong đó: 15.250 con trâu, bò, hơn 28.750 con lợn cùng nhiều gia cầm khác, với tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng 600 tấn.