Là huyện vùng cao, Mù Cang Chải có trên 91% dân số là đông đồng bào dân tộc Mông với nhiều nghề truyền thống mang đậm nét văn hóa độc đáo, đặc trưng riêng có. Điển hình là nghề rèn đúc nông cụ, vật dụng sinh hoạt chất lượng tốt, tính thẩm mỹ cao được nhiều người tiêu dùng và khách du lịch ưa chuộng.
Hiện nay, trên địa bàn huyện có trên 30 lò rèn hoạt động thường xuyên. Trong ảnh: Lò rèn của gia đình ông Hờ Chứ Ly ở bản Dề Thàng, xã Chế Cu Nha.
Trước kia, phần lớn các hộ gia đình người Mông đều có lò rèn để rèn đúc mới hoặc sửa chữa những nông cụ và vật dụng sinh hoạt trong gia đình khi bị hư hỏng. Với sự phát triển của xã hội, hiện nay các vật dụng, nông cụ được sản xuất trên dây truyền công nghiệp ra đời với số lượng lớn vừa rẻ, đẹp với đủ mẫu mã, kích cỡ, số lượng đáp ứng mọi sự lựa chọn của người tiêu dùng đã dần thay thế cho sản phẩm thủ công truyền thống.
Song, với đặc thù sản phẩm rèn đúc truyền thống có độ tinh xảo và độ bền cao nên được không ít người tiêu dùng ưa chuộng. Bởi vậy, nhiều hộ người Mông ở Mù Cang Chải có nghề rèn đúc truyền thống vẫn tích cực giữ gìn nghề và kiếm sống bắng nghề này.
Để nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế, một số hộ đã đầu tư các loại máy đập, mài, chà giúp giảm bớt sức lao động; đồng thời áp dụng công nghệ 4.0 để giới thiệu, quảng bá mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Ông Hờ Sái Ninh, bản Tà Chí Lừ, xã La Pán Tẩn chia sẻ: "Gia đình tôi làm nghề rèn đúc đã nhiều đời. Hiện nay, tôi chủ yếu rèn, đúc các loại bút vẽ hoa văn bằng sáp ong lên vải, chảo gang, đúc lưỡi cày làm nông nghiệp. Khi có đơn đặt hàng thì mình rèn thêm dao, liềm nhưng số lượng ít. Nhìn chung, hiện nay người còn làm nghề rèn ít nên sản phẩm làm ra bao nhiêu cũng đều tiêu thụ hết ngay tới đó”.
Khác với hộ ông Ninh, hộ ông Hờ Chứ Ly, bản Dề Thàng, xã Chế Cu Nha là một trong số 9 hộ gia đình còn giữ lại nghề rèn truyền thống trên địa bàn xã. Gia đình ông Ly hiện chuyên rèn các loại dao tay, dao nhà bếp. Là hộ chuyên làm nghề này nên trừ những ngày mùa quá bận ra thì ngày nào xưởng rèn của ông Ly cũng đỏ lửa, tiếng búa, tiếng máy đập, máy mài từ sáng sớm đến chiều tối, công việc lúc nào cũng tất bật, bận rộn. Hiện nay, nhờ trang bị thêm máy dập và các máy mài, chà giũa nên công việc rèn của xưởng không chỉ đỡ tốn sức mà năng suất đã tăng lên.
Ông Hờ Chứ Ly chia sẻ: "99% sản phẩm dao tay, dao nhà bếp do xưởng rèn của gia đình làm ra đều làm bằng thép từ nhíp ô tô. Tôi phải đặt hàng tại xưởng sửa chữa ô tô của một số tỉnh, thành trong nước mới có đủ nguyên liệu để sản xuất. Về kiểu mẫu, phần nhiều sản xuất theo người đặt hàng và một số mẫu quen thuộc được nhiều khách đã dùng ưa chuộng. Tuỳ từng loại nhíp xe ô tô con hay ô tô tải mà điều chỉnh độ nóng của thép và chất phụ gia dùng để tôi cho phù hợp. Tuy nhiên, để sản phẩm có độ bền cao, sắc lâu lại phụ thuộc vào kỹ thuật gia truyền - điều quan trọng này nằm ở bí quyết nghề theo cách cha truyền con nối. Bởi vậy, sản phẩm của gia đình làm ra đến đâu đều được khách đặt mua hết đến đó. Gia đình thường thuê thêm lao động thời vụ khi có đơn đặt hàng với số lượng lớn”.
Hiện nay, ông Ly đã mở xưởng ngay sát đường quốc lộ để thuận tiện cho khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm và mua sắm các sản phẩm rèn đúc.
Với giá trị văn hoá truyền thống của nghề rèn đúc đã tồn tại cùng người Mông hàng nghìn đời nay và nhu cầu thị trường ngày càng rộng mở, thời gian qua, huyện Mù Cang Chải đã triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ, khuyến khích giúp đồng bào khôi phục, gìn giữ, bảo tồn nghề rèn truyền thống, nhằm tạo ra sản phẩm độc đáo phục vụ du lịch.
Hiện nay trên địa bàn huyện có trên 30 lò rèn hoạt động thường xuyên, trong đó tập trung nhiều ở các xã như: Chế Cu Nha có 9 lò, La Pán Tẩn có 5 lò, Cao Phạ có 5 lò...
Nghề rèn đúc truyền thống của người Mông Mù Cang Chải giờ đây không chỉ đơn thuần giúp gia tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho các hộ làm nghề mà còn góp phần quan trọng bảo tồn, làm đa dạng, phong phú các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc, khuyến khích phát triển các làng nghề, thu hút du khách đến với Mù Cang Chải.
2109 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Là huyện vùng cao, Mù Cang Chải có trên 91% dân số là đông đồng bào dân tộc Mông với nhiều nghề truyền thống mang đậm nét văn hóa độc đáo, đặc trưng riêng có. Điển hình là nghề rèn đúc nông cụ, vật dụng sinh hoạt chất lượng tốt, tính thẩm mỹ cao được nhiều người tiêu dùng và khách du lịch ưa chuộng.Trước kia, phần lớn các hộ gia đình người Mông đều có lò rèn để rèn đúc mới hoặc sửa chữa những nông cụ và vật dụng sinh hoạt trong gia đình khi bị hư hỏng. Với sự phát triển của xã hội, hiện nay các vật dụng, nông cụ được sản xuất trên dây truyền công nghiệp ra đời với số lượng lớn vừa rẻ, đẹp với đủ mẫu mã, kích cỡ, số lượng đáp ứng mọi sự lựa chọn của người tiêu dùng đã dần thay thế cho sản phẩm thủ công truyền thống.
Song, với đặc thù sản phẩm rèn đúc truyền thống có độ tinh xảo và độ bền cao nên được không ít người tiêu dùng ưa chuộng. Bởi vậy, nhiều hộ người Mông ở Mù Cang Chải có nghề rèn đúc truyền thống vẫn tích cực giữ gìn nghề và kiếm sống bắng nghề này.
Để nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế, một số hộ đã đầu tư các loại máy đập, mài, chà giúp giảm bớt sức lao động; đồng thời áp dụng công nghệ 4.0 để giới thiệu, quảng bá mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Ông Hờ Sái Ninh, bản Tà Chí Lừ, xã La Pán Tẩn chia sẻ: "Gia đình tôi làm nghề rèn đúc đã nhiều đời. Hiện nay, tôi chủ yếu rèn, đúc các loại bút vẽ hoa văn bằng sáp ong lên vải, chảo gang, đúc lưỡi cày làm nông nghiệp. Khi có đơn đặt hàng thì mình rèn thêm dao, liềm nhưng số lượng ít. Nhìn chung, hiện nay người còn làm nghề rèn ít nên sản phẩm làm ra bao nhiêu cũng đều tiêu thụ hết ngay tới đó”.
Khác với hộ ông Ninh, hộ ông Hờ Chứ Ly, bản Dề Thàng, xã Chế Cu Nha là một trong số 9 hộ gia đình còn giữ lại nghề rèn truyền thống trên địa bàn xã. Gia đình ông Ly hiện chuyên rèn các loại dao tay, dao nhà bếp. Là hộ chuyên làm nghề này nên trừ những ngày mùa quá bận ra thì ngày nào xưởng rèn của ông Ly cũng đỏ lửa, tiếng búa, tiếng máy đập, máy mài từ sáng sớm đến chiều tối, công việc lúc nào cũng tất bật, bận rộn. Hiện nay, nhờ trang bị thêm máy dập và các máy mài, chà giũa nên công việc rèn của xưởng không chỉ đỡ tốn sức mà năng suất đã tăng lên.
Ông Hờ Chứ Ly chia sẻ: "99% sản phẩm dao tay, dao nhà bếp do xưởng rèn của gia đình làm ra đều làm bằng thép từ nhíp ô tô. Tôi phải đặt hàng tại xưởng sửa chữa ô tô của một số tỉnh, thành trong nước mới có đủ nguyên liệu để sản xuất. Về kiểu mẫu, phần nhiều sản xuất theo người đặt hàng và một số mẫu quen thuộc được nhiều khách đã dùng ưa chuộng. Tuỳ từng loại nhíp xe ô tô con hay ô tô tải mà điều chỉnh độ nóng của thép và chất phụ gia dùng để tôi cho phù hợp. Tuy nhiên, để sản phẩm có độ bền cao, sắc lâu lại phụ thuộc vào kỹ thuật gia truyền - điều quan trọng này nằm ở bí quyết nghề theo cách cha truyền con nối. Bởi vậy, sản phẩm của gia đình làm ra đến đâu đều được khách đặt mua hết đến đó. Gia đình thường thuê thêm lao động thời vụ khi có đơn đặt hàng với số lượng lớn”.
Hiện nay, ông Ly đã mở xưởng ngay sát đường quốc lộ để thuận tiện cho khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm và mua sắm các sản phẩm rèn đúc.
Với giá trị văn hoá truyền thống của nghề rèn đúc đã tồn tại cùng người Mông hàng nghìn đời nay và nhu cầu thị trường ngày càng rộng mở, thời gian qua, huyện Mù Cang Chải đã triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ, khuyến khích giúp đồng bào khôi phục, gìn giữ, bảo tồn nghề rèn truyền thống, nhằm tạo ra sản phẩm độc đáo phục vụ du lịch.
Hiện nay trên địa bàn huyện có trên 30 lò rèn hoạt động thường xuyên, trong đó tập trung nhiều ở các xã như: Chế Cu Nha có 9 lò, La Pán Tẩn có 5 lò, Cao Phạ có 5 lò...
Nghề rèn đúc truyền thống của người Mông Mù Cang Chải giờ đây không chỉ đơn thuần giúp gia tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho các hộ làm nghề mà còn góp phần quan trọng bảo tồn, làm đa dạng, phong phú các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc, khuyến khích phát triển các làng nghề, thu hút du khách đến với Mù Cang Chải.