CTTĐT - Hiếm nơi nào người dân lại trồng nhiều quế như xã Viễn Sơn của huyện Văn Yên, từ dưới thung sâu tới các triền núi cao, đặt chân tới đâu cũng gặp những đồi quế trùng điệp, dài tít tắp, hương thơm của quế thơm lừng tỏa khắp muôn nơi. Đi dưới những tán quế xanh ngút mắt, chiêm ngưỡng những ngôi nhà khang trang, đồ sộ mới hiểu vì sao người Dao Viễn Sơn ví quế như “kho vàng xanh” của mình.
Người Dao xã Viễn Sơn thu hoạch vỏ quế.
Là xã vùng cao của huyện Văn Yên, Viễn Sơn có trên 900 hộ với trên 3.800 nhân khẩu, trong đó đồng bào dân tộc Dao chiếm 75%. Đây được coi là nơi đầu tiên trồng quế, cũng là một trong những xã có diện tích quế lớn của huyện Văn Yên. Được ví là cây “vàng xanh trên núi”, cây quế gắn bó thủy chung với người Dao Viễn Sơn từ trong tâm tưởng, ký ức đến đời sống sinh hoạt và lao động sản xuất. Trải qua nhiều thế hệ, người Dao xã Viễn Sơn vẫn coi quế là cây trồng chủ lực và là một trong những nguồn thu nhập chính của người dân. Mặc dù trải qua nhiều thăng trầm, có những năm giá quế rớt giá, nhưng người dân Viễn Sơn vẫn quyết tâm bám trụ với cây quế và đầu tư mở rộng diện tích
“Người là quế mà quế lại là người” là câu nói cửa miệng của người Dao Viễn Sơn khi nói về quế. Mỗi người con vùng quế Viễn Sơn khi được sinh ra đã được tắm và đắm mình trong hương quế để tránh gió, trừ tà, được ông bà, cha mẹ trồng cho một vườn quế là của hồi môn của cha mẹ cho con làm vốn liếng trong suốt cuộc đời. Bởi vậy các giá trị của quế đã đi vào câu hát Páo dung, giao duyên, hát ru, lễ Cấp sắc, Tết nhảy, tết trồng cây của người Dao mỗi độ xuân về. Hầu hết các hộ dân trong xã đã nhiều đời gắn bó với cây quế. Đây cũng là cây trồng chủ lực để phát triển kinh tế ở Viễn Sơn.
Nằm trong vùng quy hoạch nguyên liệu quế của huyện Văn Yên, những năm qua, xã Viễn Sơn luôn chú trọng phát triển vùng nguyên liệu. Đặc biệt, khuyến khích bà con giữ vùng nguyên liệu để không ngừng nâng cao giá trị kinh tế từ cây quế. Cùng với 8 xã trong vùng quy hoạch nguyên liệu quế của huyện đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) đã cấp Bằng chỉ dẫn địa lý, cây quế ở Viễn Sơn đã khẳng định được vị thế.
Vào những năm 1960, ở Viễn Sơn đã có hai Hợp tác xã nổi tiếng về sản xuất, chế biến quế là HTX Công Tâm và Cộng Lực, trong đó 6 bản người Dao thuộc Hợp tác xã Cộng Lực được Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng Lao động về thành tích phát triển cây quế. Đặc biệt từ phong trào “Đồi quế nhớ ơn Bác Hồ”, đến nay xã Viễn Sơn đã phát triển diện tích quế lên gần 3.000 ha, đời sống của đồng bào các dân tộc xã Viễn Sơn ngày càng được cải thiện, nhiều nhà có thu nhập hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng từ quế. Năm 2021 vừa qua, đồng bào Dao xã Viễn Sơn bán ra thị trường trên 600 tấn quế vỏ, trên 4.000m3 gỗ quế, trên 100 tấn tinh dầu quế, đem về thu nhập khoảng trên 45 tỷ đồng. 9 tháng đầu năm 2022, thu nhập từ cây quế đem lại cho người dân xã Viễn Sơn số tiền trên 40 tỷ đồng. Nhờ đó, từ năm 2021 đến nay, xã Viễn Sơn có trên 80 hộ hộ thoát nghèo, nhiều hộ xây được những ngôi nhà khang trang trị giá tiền tỷ, trên 60% số hộ trong xã có mức sống từ trung bình khá trở lên nhờ loại cây trồng này. Nhờ những lợi ích to lớn mà cây quế mang lại, Viễn Sơn đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ, cuộc sống của người dân ngày càng giàu có, phát triển, hạnh phúc. Đặc biệt, với ý chí khát vọng vươn lên, từ một xã đặc biệt khó khăn của huyện, sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, năm 2021 xã Viễn Sơn đã cán đích xây dựng nông thôn mới.
Nhắc đến cây quế, người dân Viễn Sơn lại nhắc đến ông Bàn Phú Sáu, người đầu tiên tìm ra cây quế đưa về trồng và dạy dân cách trồng cây quế, dân bản gọi ông là “ông tổ” cây quế. Tương truyền, ông Phú Sáu là một trong những người đầu tiên đưa gia đình về khai khẩn, lập bản ở Viễn Sơn. Một lần vào rừng săn bắn, ông Phú Sáu đuổi theo một con hươu vào tận rừng sâu, ông nhìn thấy một cây to, có rất nhiều quả, trên cây có đàn chim đang ăn quả. Lại gần cây lạ, ông thấy từ cây tỏa ra mùi thơm lạ thường, lấy lá cây ăn thử thấy có vị vừa cay vừa thơm, khi nuốt lại có vị ngọt. Ông nghĩ, chắc đây là cây quý nên lấy hạt mang về trồng. Thời gian sau, cây lớn lên cho ra rất nhiều quả, ông đem hạt đi trồng quanh nhà, trên nương và vận động, dạy dân bản cách trồng. Mới đầu, người dân chỉ dùng loại cây này để làm thuốc chữa bệnh và hương liệu. Sau một thời gian, có nhiều người miền xuôi lên mua bán, trao đổi hàng hóa với đồng bào Dao lấy vỏ mang về xuôi. Thấy cây lạ vừa chữa bệnh, lại bán, trao đổi hàng hóa nên dân bản trồng khắp núi đồi và gọi là “Phinh gia húa” (có nghĩa là: cây của tiên gia), sau này gọi là cây quế và được người Dao cùng các dân tộc trong vùng trồng ngày càng nhiều. Cây quế đã giúp cho cuộc sống của đồng bào Dao và người dân trong vùng ngày càng ấm no, đầy đủ, hạnh phúc hơn.
Tưởng nhớ, tri ân các bậc tiền nhân có công khai khẩn lập làng, lập bản, đưa cây quế về trồng, đồng bào Dao ở xã Viễn Sơn và cộng đồng các dân tộc trong vùng gọi ông Phú Sáu là “ông tổ” cây quế và suy tôn ông là Thành Hoàng làng, xã và được thờ trong Đình Tháp Cái.
Từ khi khởi dựng đến nay, trải qua hơn 200 năm, đình Tháp Cái vẫn tồn tại gắn bó với cộng đồng người Dao, với vùng đất Viễn Sơn xưa và nay. Các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo tuy đã có sự thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện từng giai đoạn lịch của đất nước và phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nhưng vẫn giữ nguyên các giá trị vốn có của di tích. Với những giá trị về lịch sử, văn hóa, ngày 26/12/2018, Đình Tháp Cái xã Viễn Sơn được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
Tiếng thơm của cây Quế Viễn Sơn bay xa, nên năm 2015 huyện Văn Yên đã chọn xã Viễn Sơn là địa điểm để tổ chức Lễ hội Quế lần đầu, nhằm tôn vinh cây quế và vẻ đẹp của mảnh đất, con người đất quế. Ông Bàn Phúc Hín - Chủ tịch UBND xã Viễn Sơn cho biết: Đảng bộ, chính quyền xã Viễn Sơn luôn xác định cây quế là cây chủ lực, vì vậy luôn có kế hoạch bảo vệ, bảo tồn và phát triển cây Quế. Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng giai đoạn và hằng năm, Cấp ủy Đảng, chính quyền đều giao chỉ tiêu cụ thể trong việc trồng, chăm sóc và phát triển cây quế, đồng thời địa phương luôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện phát triển cây quế gắn với phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng; tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng, chăm sóc, khai thác và chế biến sản phẩm quế, nâng cao sản lượng và giá trị sản phẩm quế trên diện tích canh tác, đảm bảo cho sản xuất bền vững, tăng thu nhập cho người trồng quế; bảo tồn những cây quế, đồi quế lâu năm để cung cấp hạt giống tốt, giữ nguồn gen quế quý của địa phương; quản lý tốt việc thu hái, gieo ươm quế giống trên địa bàn để cung cấp cho nhân dân sản xuất.
Song song với đó, xã Viễn Sơn tiếp tục huy động các nguồn lực đầu tư, tôn tạo Đình Tháp Cái thờ Ông tổ nghề trồng Quế, nâng cấp hệ thống giao thông, cải tạo các nhà nghỉ cộng đồng, phát huy các loại hình bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương, những món ẩm thực truyền thống của đồng bào Dao, gắn phát triển du lịch sinh thái với du lịch tâm linh, nhằm thu hút du khách thập phương về với vùng đất Quế Viễn Sơn./.
2943 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Hiếm nơi nào người dân lại trồng nhiều quế như xã Viễn Sơn của huyện Văn Yên, từ dưới thung sâu tới các triền núi cao, đặt chân tới đâu cũng gặp những đồi quế trùng điệp, dài tít tắp, hương thơm của quế thơm lừng tỏa khắp muôn nơi. Đi dưới những tán quế xanh ngút mắt, chiêm ngưỡng những ngôi nhà khang trang, đồ sộ mới hiểu vì sao người Dao Viễn Sơn ví quế như “kho vàng xanh” của mình.Là xã vùng cao của huyện Văn Yên, Viễn Sơn có trên 900 hộ với trên 3.800 nhân khẩu, trong đó đồng bào dân tộc Dao chiếm 75%. Đây được coi là nơi đầu tiên trồng quế, cũng là một trong những xã có diện tích quế lớn của huyện Văn Yên. Được ví là cây “vàng xanh trên núi”, cây quế gắn bó thủy chung với người Dao Viễn Sơn từ trong tâm tưởng, ký ức đến đời sống sinh hoạt và lao động sản xuất. Trải qua nhiều thế hệ, người Dao xã Viễn Sơn vẫn coi quế là cây trồng chủ lực và là một trong những nguồn thu nhập chính của người dân. Mặc dù trải qua nhiều thăng trầm, có những năm giá quế rớt giá, nhưng người dân Viễn Sơn vẫn quyết tâm bám trụ với cây quế và đầu tư mở rộng diện tích
“Người là quế mà quế lại là người” là câu nói cửa miệng của người Dao Viễn Sơn khi nói về quế. Mỗi người con vùng quế Viễn Sơn khi được sinh ra đã được tắm và đắm mình trong hương quế để tránh gió, trừ tà, được ông bà, cha mẹ trồng cho một vườn quế là của hồi môn của cha mẹ cho con làm vốn liếng trong suốt cuộc đời. Bởi vậy các giá trị của quế đã đi vào câu hát Páo dung, giao duyên, hát ru, lễ Cấp sắc, Tết nhảy, tết trồng cây của người Dao mỗi độ xuân về. Hầu hết các hộ dân trong xã đã nhiều đời gắn bó với cây quế. Đây cũng là cây trồng chủ lực để phát triển kinh tế ở Viễn Sơn.
Nằm trong vùng quy hoạch nguyên liệu quế của huyện Văn Yên, những năm qua, xã Viễn Sơn luôn chú trọng phát triển vùng nguyên liệu. Đặc biệt, khuyến khích bà con giữ vùng nguyên liệu để không ngừng nâng cao giá trị kinh tế từ cây quế. Cùng với 8 xã trong vùng quy hoạch nguyên liệu quế của huyện đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) đã cấp Bằng chỉ dẫn địa lý, cây quế ở Viễn Sơn đã khẳng định được vị thế.
Vào những năm 1960, ở Viễn Sơn đã có hai Hợp tác xã nổi tiếng về sản xuất, chế biến quế là HTX Công Tâm và Cộng Lực, trong đó 6 bản người Dao thuộc Hợp tác xã Cộng Lực được Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng Lao động về thành tích phát triển cây quế. Đặc biệt từ phong trào “Đồi quế nhớ ơn Bác Hồ”, đến nay xã Viễn Sơn đã phát triển diện tích quế lên gần 3.000 ha, đời sống của đồng bào các dân tộc xã Viễn Sơn ngày càng được cải thiện, nhiều nhà có thu nhập hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng từ quế. Năm 2021 vừa qua, đồng bào Dao xã Viễn Sơn bán ra thị trường trên 600 tấn quế vỏ, trên 4.000m3 gỗ quế, trên 100 tấn tinh dầu quế, đem về thu nhập khoảng trên 45 tỷ đồng. 9 tháng đầu năm 2022, thu nhập từ cây quế đem lại cho người dân xã Viễn Sơn số tiền trên 40 tỷ đồng. Nhờ đó, từ năm 2021 đến nay, xã Viễn Sơn có trên 80 hộ hộ thoát nghèo, nhiều hộ xây được những ngôi nhà khang trang trị giá tiền tỷ, trên 60% số hộ trong xã có mức sống từ trung bình khá trở lên nhờ loại cây trồng này. Nhờ những lợi ích to lớn mà cây quế mang lại, Viễn Sơn đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ, cuộc sống của người dân ngày càng giàu có, phát triển, hạnh phúc. Đặc biệt, với ý chí khát vọng vươn lên, từ một xã đặc biệt khó khăn của huyện, sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, năm 2021 xã Viễn Sơn đã cán đích xây dựng nông thôn mới.
Nhắc đến cây quế, người dân Viễn Sơn lại nhắc đến ông Bàn Phú Sáu, người đầu tiên tìm ra cây quế đưa về trồng và dạy dân cách trồng cây quế, dân bản gọi ông là “ông tổ” cây quế. Tương truyền, ông Phú Sáu là một trong những người đầu tiên đưa gia đình về khai khẩn, lập bản ở Viễn Sơn. Một lần vào rừng săn bắn, ông Phú Sáu đuổi theo một con hươu vào tận rừng sâu, ông nhìn thấy một cây to, có rất nhiều quả, trên cây có đàn chim đang ăn quả. Lại gần cây lạ, ông thấy từ cây tỏa ra mùi thơm lạ thường, lấy lá cây ăn thử thấy có vị vừa cay vừa thơm, khi nuốt lại có vị ngọt. Ông nghĩ, chắc đây là cây quý nên lấy hạt mang về trồng. Thời gian sau, cây lớn lên cho ra rất nhiều quả, ông đem hạt đi trồng quanh nhà, trên nương và vận động, dạy dân bản cách trồng. Mới đầu, người dân chỉ dùng loại cây này để làm thuốc chữa bệnh và hương liệu. Sau một thời gian, có nhiều người miền xuôi lên mua bán, trao đổi hàng hóa với đồng bào Dao lấy vỏ mang về xuôi. Thấy cây lạ vừa chữa bệnh, lại bán, trao đổi hàng hóa nên dân bản trồng khắp núi đồi và gọi là “Phinh gia húa” (có nghĩa là: cây của tiên gia), sau này gọi là cây quế và được người Dao cùng các dân tộc trong vùng trồng ngày càng nhiều. Cây quế đã giúp cho cuộc sống của đồng bào Dao và người dân trong vùng ngày càng ấm no, đầy đủ, hạnh phúc hơn.
Tưởng nhớ, tri ân các bậc tiền nhân có công khai khẩn lập làng, lập bản, đưa cây quế về trồng, đồng bào Dao ở xã Viễn Sơn và cộng đồng các dân tộc trong vùng gọi ông Phú Sáu là “ông tổ” cây quế và suy tôn ông là Thành Hoàng làng, xã và được thờ trong Đình Tháp Cái.
Từ khi khởi dựng đến nay, trải qua hơn 200 năm, đình Tháp Cái vẫn tồn tại gắn bó với cộng đồng người Dao, với vùng đất Viễn Sơn xưa và nay. Các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo tuy đã có sự thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện từng giai đoạn lịch của đất nước và phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nhưng vẫn giữ nguyên các giá trị vốn có của di tích. Với những giá trị về lịch sử, văn hóa, ngày 26/12/2018, Đình Tháp Cái xã Viễn Sơn được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
Tiếng thơm của cây Quế Viễn Sơn bay xa, nên năm 2015 huyện Văn Yên đã chọn xã Viễn Sơn là địa điểm để tổ chức Lễ hội Quế lần đầu, nhằm tôn vinh cây quế và vẻ đẹp của mảnh đất, con người đất quế. Ông Bàn Phúc Hín - Chủ tịch UBND xã Viễn Sơn cho biết: Đảng bộ, chính quyền xã Viễn Sơn luôn xác định cây quế là cây chủ lực, vì vậy luôn có kế hoạch bảo vệ, bảo tồn và phát triển cây Quế. Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng giai đoạn và hằng năm, Cấp ủy Đảng, chính quyền đều giao chỉ tiêu cụ thể trong việc trồng, chăm sóc và phát triển cây quế, đồng thời địa phương luôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện phát triển cây quế gắn với phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng; tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng, chăm sóc, khai thác và chế biến sản phẩm quế, nâng cao sản lượng và giá trị sản phẩm quế trên diện tích canh tác, đảm bảo cho sản xuất bền vững, tăng thu nhập cho người trồng quế; bảo tồn những cây quế, đồi quế lâu năm để cung cấp hạt giống tốt, giữ nguồn gen quế quý của địa phương; quản lý tốt việc thu hái, gieo ươm quế giống trên địa bàn để cung cấp cho nhân dân sản xuất.
Song song với đó, xã Viễn Sơn tiếp tục huy động các nguồn lực đầu tư, tôn tạo Đình Tháp Cái thờ Ông tổ nghề trồng Quế, nâng cấp hệ thống giao thông, cải tạo các nhà nghỉ cộng đồng, phát huy các loại hình bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương, những món ẩm thực truyền thống của đồng bào Dao, gắn phát triển du lịch sinh thái với du lịch tâm linh, nhằm thu hút du khách thập phương về với vùng đất Quế Viễn Sơn./.