CTTĐT - Trong khuôn khổ các hoạt động của Lễ hội Quế huyện Văn Yên lần thứ IV, năm 2022, sáng 13/10, xã Viễn Sơn đã tổ chức Lễ dâng hương tại Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Đình Tháp Cái để tri ân Ông Tổ nghề trồng quế ở Văn Yên; cầu cho mưa thuận gió hoà, hoạt động trồng, chế biến, tiêu thụ quế gặp nhiều may mắn, thuận lợi.
Các đồng chí lãnh đạo huyện Văn Yên và nhân dân thắp hương tại Đình Tháp Cái
Tương truyền, ông Bàn Phú Sáu là người đầu tiên đưa gia đình về khai khẩn, lập làng ở Viễn Sơn; cũng người đầu tiên tìm ra cây quế và hướng dẫn người dân trong vùng trồng, nhân rộng loại cây này.
Tưởng nhớ, tri ân các bậc tiền nhân có công khai khẩn lập làng, lập bản, đưa cây quế về trồng, đồng bào Dao ở xã Viễn Sơn và cộng đồng các dân tộc trong vùng gọi ông Phú Sáu là "Ông Tổ” cây quế và suy tôn ông là Thành hoàng làng, được thờ trong Đình Tháp Cái.
Với những giá trị về lịch sử, văn hóa, ngày 26/12/2018, Đình Tháp Cái, xã Viễn Sơn được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh.
Trải qua thăng trầm của lịch sử, đến nay cây quế đã phát triển, trở thành cây trồng chủ lực, là biểu tượng kinh tế, biểu tượng văn hóa của nhân dân các dân tộc huyện Văn Yên. Quế đã phủ khắp 25 xã, thị trấn với tổng diện tích toàn huyện đạt trên 52.000 héc-ta. Các sản phẩm từ quế đã mang lại giá trị hằng năm gần 1 nghìn tỷ đồng.
Với chiến lược xây dựng thương hiệu đúng đắn, quế Văn Yên đã từng bước chinh phục những thị trường khó tính trên thế giới, xuất khẩu sang 18 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Đặc biệt, từ năm 2015 đến nay, huyện Văn Yên đã duy trì tổ chức định kỳ Lễ hội Quế 2 năm một lần với mục đích quảng bá, xúc tiến thương mại đầu tư, xuất khẩu các sản phẩm quế và lan tỏa văn hóa quế Văn Yên đến bạn bè trong và ngoài nước.
Lễ dâng hương tại Đình Tháp Cái là 1 trong 5 hoạt động chính tại Lễ hội Quế huyện Văn Yên lần thứ IV, được thực hiện với các nghi thức truyền thống, mang đậm bản sắc dân tộc Dao để cầu phúc, cầu lộc, cầu mùa; cầu cho mưa thuận gió hoà, hoạt động trồng, chế biến, tiêu thụ quế gặp may mắn, thuận lợi.
Mặt khác nhằm tôn vinh những giá trị lịch sử, giúp người dân địa phương cũng như du khách hiểu thêm về quá trình khai khẩn, lập làng bản cũng như sự có mặt và phát triển của cây quế nơi đây, đồng thời được tìm hiểu nét đặc sắc trong các giá trị văn hóa truyền thống của người Dao đỏ bản địa.
Tại Lễ dâng hương, cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Văn Yên cũng xin hứa với Ông Tổ nghề trồng quế sẽ tiếp tục chung sức, đồng lòng quyết tâm đưa thương hiệu Quế Văn Yên ngày càng vươn xa, nâng cao giá trị, góp phần xây dựng huyện Văn Yên phát triển theo hướng "xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”, xứng danh mảnh đất anh hùng.
2797 lượt xem
CTV: Hồng Vân - Ngọc Nghĩa
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong khuôn khổ các hoạt động của Lễ hội Quế huyện Văn Yên lần thứ IV, năm 2022, sáng 13/10, xã Viễn Sơn đã tổ chức Lễ dâng hương tại Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Đình Tháp Cái để tri ân Ông Tổ nghề trồng quế ở Văn Yên; cầu cho mưa thuận gió hoà, hoạt động trồng, chế biến, tiêu thụ quế gặp nhiều may mắn, thuận lợi.Tương truyền, ông Bàn Phú Sáu là người đầu tiên đưa gia đình về khai khẩn, lập làng ở Viễn Sơn; cũng người đầu tiên tìm ra cây quế và hướng dẫn người dân trong vùng trồng, nhân rộng loại cây này.
Tưởng nhớ, tri ân các bậc tiền nhân có công khai khẩn lập làng, lập bản, đưa cây quế về trồng, đồng bào Dao ở xã Viễn Sơn và cộng đồng các dân tộc trong vùng gọi ông Phú Sáu là "Ông Tổ” cây quế và suy tôn ông là Thành hoàng làng, được thờ trong Đình Tháp Cái.
Với những giá trị về lịch sử, văn hóa, ngày 26/12/2018, Đình Tháp Cái, xã Viễn Sơn được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh.
Trải qua thăng trầm của lịch sử, đến nay cây quế đã phát triển, trở thành cây trồng chủ lực, là biểu tượng kinh tế, biểu tượng văn hóa của nhân dân các dân tộc huyện Văn Yên. Quế đã phủ khắp 25 xã, thị trấn với tổng diện tích toàn huyện đạt trên 52.000 héc-ta. Các sản phẩm từ quế đã mang lại giá trị hằng năm gần 1 nghìn tỷ đồng.
Với chiến lược xây dựng thương hiệu đúng đắn, quế Văn Yên đã từng bước chinh phục những thị trường khó tính trên thế giới, xuất khẩu sang 18 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Đặc biệt, từ năm 2015 đến nay, huyện Văn Yên đã duy trì tổ chức định kỳ Lễ hội Quế 2 năm một lần với mục đích quảng bá, xúc tiến thương mại đầu tư, xuất khẩu các sản phẩm quế và lan tỏa văn hóa quế Văn Yên đến bạn bè trong và ngoài nước.
Lễ dâng hương tại Đình Tháp Cái là 1 trong 5 hoạt động chính tại Lễ hội Quế huyện Văn Yên lần thứ IV, được thực hiện với các nghi thức truyền thống, mang đậm bản sắc dân tộc Dao để cầu phúc, cầu lộc, cầu mùa; cầu cho mưa thuận gió hoà, hoạt động trồng, chế biến, tiêu thụ quế gặp may mắn, thuận lợi.
Mặt khác nhằm tôn vinh những giá trị lịch sử, giúp người dân địa phương cũng như du khách hiểu thêm về quá trình khai khẩn, lập làng bản cũng như sự có mặt và phát triển của cây quế nơi đây, đồng thời được tìm hiểu nét đặc sắc trong các giá trị văn hóa truyền thống của người Dao đỏ bản địa.
Tại Lễ dâng hương, cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Văn Yên cũng xin hứa với Ông Tổ nghề trồng quế sẽ tiếp tục chung sức, đồng lòng quyết tâm đưa thương hiệu Quế Văn Yên ngày càng vươn xa, nâng cao giá trị, góp phần xây dựng huyện Văn Yên phát triển theo hướng "xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”, xứng danh mảnh đất anh hùng.