Tiết thu tháng 10, trời vùng cao xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu đã se lạnh, sương mù dày như có thể cắt ra từng miếng. Trong nhà Giàng Thị Máy bếp lửa bập bùng cả ngày, trong khi cả nhà ríu rít thử quần áo mới cho bọn trẻ thì Máy tất bật đóng khoai sọ nương vào từng bao tải để nhân viên bưu điện lên nhận hàng gửi đi cho khách. "4.0 về bản là khác ngay, nhà báo huyện ạ!"- Máy bảo.
Lãnh đạo huyện Trạm Tấu hướng dẫn người dân sử dụng phần mềm quét mã QR.
Giàng Thị Máy nở nụ cười rạng rỡ: "4.0 về bản là khác ngay, nhà báo huyện ạ! Mình kinh doanh buôn bán qua điện thoại thông minh, không cần ra đến chợ, cứ đặt hàng qua điện thoại là khác có người giao tận nhà. Mình cũng quảng cáo nông sản của mình qua Facebook, Zalo và các trang mạng xã hội khác vì thế mà bán được nhiều sản phẩm, người nhận hàng thanh toán với nhân viên giao hàng. Tiền của mình được các đơn vị nhận giao hàng chuyển vào tài khoản, không cần phải ra đến chợ vẫn kinh doanh được”.
Nhờ đó, nông sản, gia súc nhà chị Giàng Thị Máy thu hoạch đến đâu bán hết đến đó và chị đem kinh nghiệm của mình giới thiệu cho các chị em phụ nữ khác trong bản. Vì vậy, các chị không còn phải vất vả gùi hàng xuống chợ mà có thương lái đến tận nhà thu mua.
Chị Ngọc Lan khu phố 3, thị trấn Trạm Tấu cho biết: "Chị em phụ nữ người Mông giờ giỏi lắm, xem dự báo thời tiết tranh thủ thu hoạch khoai sọ để nhà, lúc mưa khan hiếm hàng mang ra bán đắt hơn ngày thường, hoặc thường xuyên liên lạc chúng tôi để trao đổi về giá cả mặt hàng, tham khảo giá bán lẻ để bán buôn nên giờ tư thương không thể ép giá họ được. Tôi cũng nhờ công nghệ số quảng bá nông sản cho Trạm Tấu mà vụ khoai sọ này đã tiêu thụ được trên 30 tấn cho bà con”.
Với ưu thế của mạng xã hội hiện nay, các bạn trẻ người Mông ở các thôn, bản đã tiếp cận được nhiều kiến thức bổ ích, thông qua điện thoại thông minh để quảng bá nông sản của địa phương, tự mình làm chủ được kinh tế khi tuổi đời còn rất trẻ.
Mùa A Dơ ở thôn Háng Xê, xã Xà Hồ đã tiếp cận cách làm du lịch của các bạn trẻ ở Mù Cang Chải, Sơn La và Lai Châu thông qua Youtube và các trang mạng xã hội khác. Mùa A Dơ đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng cộng với sự hỗ trợ của gia đình người thân làm lán nghỉ chân tại đỉnh núi Tà Chì Nhù và tập hợp được lực lượng vận chuyển hàng, hướng dẫn du khách leo núi và nghỉ dưỡng.
Với ưu thế sẵn có về địa hình và nông sản sạch, lán nghỉ của Dơ tuần nào cũng có các đoàn khách ghé thăm ăn uống và nghỉ dưỡng thu nhập của chàng trai tuổi mới 30 như Mùa A Dơ mỗi tháng từ 30 - 50 triệu đồng.
Mùa A Dơ chia sẻ: "Du lịch phát triển mạnh nhờ có công nghệ. Vì vậy, người trẻ chúng tôi cũng nên đổi mới tư duy, mạnh dạn dám nghĩ, dám làm để phát triển, đặc biệt là sử dụng điện thoại hợp lý. Các bạn trẻ có thể dùng điện thoại để quảng bá nét đẹp quê hương và những nông sản chỉ Trạm Tấu mới có, thu hút khách du lịch”.
Nhóm thanh niên làm dịch vụ vận chuyển hàng cho khách lên đỉnh Tà Chì Nhù của Mùa A Dơ hiện có 14 người. Giá của mỗi chuyến hàng là 800.000 đồng/người. Với lượng khách như hiện nay, những người vận chuyển hàng đã có thu nhập trung bình 10 triệu đồng/tháng.
Bên cạnh đó, tất cả thực phẩm Dơ phục vụ cho khách thưởng thức ẩm thực vùng cao đều là đặc sản địa phương như: dê núi, gà đen, lợn bản địa, cá suối, rau cải nương, khiến du khách vô cùng hài lòng.
Anh Đoàn Anh Tuấn - du khách Hà Nội chia sẻ: "Tôi đã 3 lần chinh phục Tà Chì Nhù. Tôi rất hài lòng với khung cảnh hoang sơ, ẩm thực ngon và đội ngũ vận chuyển hàng nhiệt tình. Tôi cũng rất ngưỡng mộ chàng trai trẻ Mùa A Dơ với cách làm sáng tạo nhưng vẫn giữ văn hóa địa phương”.
Công nghệ 4.0 lên với vùng cao đã làm thay đổi nhận thức và cuộc sống của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ họ học từ công nghệ và tranh thủ công nghệ để tạo ra những giá trị cho cuộc sống, không chỉ làm phong phú thêm đời sống tinh thần mà họ còn học cách kinh doanh online, tham gia các sàn điện tử bán nông sản để làm giàu, nhiều phụ nữ người Mông một thời chỉ biết sáng lên nương tối về nhà nay biến trang facebook của mình thành "siêu thị online” thu nhỏ để bán những sản phẩm mình làm ra như: chè, gà đen, măng ớt...
Chị Giàng Thị Mảy - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Pá Hu cho biết: "Công nghệ số đã nâng cao nhận thức cho chị em rất nhiều, xem trên mạng chị em biết làm đẹp, biết kiếm tiền khẳng định giá trị của bản thân nhất là biết cách phòng ngừa bạo lực gia đình. Hiện nay, Hội có nhóm zalo để trao đổi thông tin, công việc hàng ngày cũng như những buồn vui trong cuộc sống. Vậy nên, mấy năm trở lại đây, không còn tình trạng chị em vì mâu thuẫn gia đình mà kết thúc cuộc đời mình nữa. Đây có lẽ là niềm vui lớn nhất với chị em phụ nữ Mông”.
Công nghệ số lên vùng cao, những người nông dân miền núi đã được hòa nhập với thế giới hiện đại, họ không chỉ biết sử dụng công nghệ để phát triển kinh tế mà còn tích hợp các ứng dụng ngân hàng, thanh toán tiền điện để phục vụ nhu cầu cuộc sống. Điều mà trước đây chưa ai nghĩ đến. Chị Lò Thị Tía ở thôn Hát 2 xã Hát Lừu chia sẻ: "Trong bản tôi, hầu hết lớp trẻ đi làm ăn xa đều đã sử dụng thẻ ATM, hoặc thanh toán trực tuyến qua điện thoại, gửi tiền về cho gia đình, bố mẹ, vợ con ở nhà cũng rất thuận tiện khi nhận tiền để trang trải cuộc sống”.
Thực hiện Nghị quyết số 51-NQ/TU ngày 22/7/2021 của Tỉnh ủy Yên Bái và Chương trình hành động số 15 ngày 26/10/2021 của UBND tỉnh, huyện Trạm Tấu đã thành lập Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số (CĐS) và tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để kịp thời chỉ đạo nhiệm vụ CĐS trên địa bàn huyện.
UBND huyện ban hành Kế hoạch số 75 về việc thực hiện CĐS huyện Trạm Tấu năm 2022 đặt ra 29 mục tiêu bao gồm 17 mục tiêu chính quyền số và 6 mục tiêu xã hội số; nhiệm vụ trọng tâm là phòng họp không giấy tờ phục vụ các hội nghị của Ban Thường vụ Huyện ủy.
Hết 9 tháng năm 2022, huyện đã thành lập được 12 tổ CĐS cấp xã thị trấn với 120 thành viên, thành lập 57 tổ CĐS cấp thôn gồm 285 thành viên. Các tổ CĐS cộng đồng đã và đang là một kênh thông tin tuyên truyền, lan tỏa về mục đích ý nghĩa mà chuyển đổi số mang lại, hướng dẫn người dân kỹ năng để trở thành công dân số.
Đời sống của người dân Trạm Tấu nói chung còn khó khăn, nhưng công nghệ số đã ít nhiều làm thay đổi cuộc sống của họ. Mạng xã hội luôn tồn tại 2 mặt tích cực và tiêu cực, vì vậy, nếu sử dụng không đúng mục đích, không linh hoạt và nhận diện đấu tranh với các chiêu trò của kẻ thù thì lại vô tình tiếp tay cho các thế lực thù địch chống phá đất nước, vì vậy, Ban Chỉ đạo 35 huyện Trạm Tấu luôn đồng hành cùng người dân trong việc nhận diện đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch trên mạng xã hội.
Với phương châm "lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, các cơ quan, ban, ngành trên địa bàn huyện lập các trang fanpage của cơ quan, đơn vị mình, đội ngũ cán bộ công chức viên chức tăng cường chia sẻ lan tỏa những hình ảnh đẹp các cá nhân điển hình tiên tiến để người dân học tập, bên cạnh đó còn chia sẻ tích cực những thông tin cảnh báo các chiêu trò của các thế lực thù địch lợi dụng dân tộc tôn giáo để kích động, vì vậy đã giúp đồng bào vùng cao nâng cao cảnh giác khi sử dụng mạng xã hội.
Đồng chí Trịnh Văn Xuê - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Trưởng ban Ban Chỉ đạo 35 huyện Trạm Tấu cho biết: "Mọi đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đều hướng tới mục tiêu nhân văn nhất là xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc cho người dân và giữ vững chế độ xã hội chủ nghĩa. Trách nhiệm của cán bộ đảng viên là lan tỏa điều đó trong xã hội để tất cả người dân đồng lòng ủng hộ và xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn. Đảng bộ huyện Trạm Tấu đã và đang nỗ lực thực hiện tốt điều đó, công nghệ số lên vùng cao đã góp phần rất lớn giúp Đảng bộ huyện thực hiện thành công nhiều mục tiêu kinh tế xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh”.
2288 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Tiết thu tháng 10, trời vùng cao xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu đã se lạnh, sương mù dày như có thể cắt ra từng miếng. Trong nhà Giàng Thị Máy bếp lửa bập bùng cả ngày, trong khi cả nhà ríu rít thử quần áo mới cho bọn trẻ thì Máy tất bật đóng khoai sọ nương vào từng bao tải để nhân viên bưu điện lên nhận hàng gửi đi cho khách. "4.0 về bản là khác ngay, nhà báo huyện ạ!"- Máy bảo.Giàng Thị Máy nở nụ cười rạng rỡ: "4.0 về bản là khác ngay, nhà báo huyện ạ! Mình kinh doanh buôn bán qua điện thoại thông minh, không cần ra đến chợ, cứ đặt hàng qua điện thoại là khác có người giao tận nhà. Mình cũng quảng cáo nông sản của mình qua Facebook, Zalo và các trang mạng xã hội khác vì thế mà bán được nhiều sản phẩm, người nhận hàng thanh toán với nhân viên giao hàng. Tiền của mình được các đơn vị nhận giao hàng chuyển vào tài khoản, không cần phải ra đến chợ vẫn kinh doanh được”.
Nhờ đó, nông sản, gia súc nhà chị Giàng Thị Máy thu hoạch đến đâu bán hết đến đó và chị đem kinh nghiệm của mình giới thiệu cho các chị em phụ nữ khác trong bản. Vì vậy, các chị không còn phải vất vả gùi hàng xuống chợ mà có thương lái đến tận nhà thu mua.
Chị Ngọc Lan khu phố 3, thị trấn Trạm Tấu cho biết: "Chị em phụ nữ người Mông giờ giỏi lắm, xem dự báo thời tiết tranh thủ thu hoạch khoai sọ để nhà, lúc mưa khan hiếm hàng mang ra bán đắt hơn ngày thường, hoặc thường xuyên liên lạc chúng tôi để trao đổi về giá cả mặt hàng, tham khảo giá bán lẻ để bán buôn nên giờ tư thương không thể ép giá họ được. Tôi cũng nhờ công nghệ số quảng bá nông sản cho Trạm Tấu mà vụ khoai sọ này đã tiêu thụ được trên 30 tấn cho bà con”.
Với ưu thế của mạng xã hội hiện nay, các bạn trẻ người Mông ở các thôn, bản đã tiếp cận được nhiều kiến thức bổ ích, thông qua điện thoại thông minh để quảng bá nông sản của địa phương, tự mình làm chủ được kinh tế khi tuổi đời còn rất trẻ.
Mùa A Dơ ở thôn Háng Xê, xã Xà Hồ đã tiếp cận cách làm du lịch của các bạn trẻ ở Mù Cang Chải, Sơn La và Lai Châu thông qua Youtube và các trang mạng xã hội khác. Mùa A Dơ đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng cộng với sự hỗ trợ của gia đình người thân làm lán nghỉ chân tại đỉnh núi Tà Chì Nhù và tập hợp được lực lượng vận chuyển hàng, hướng dẫn du khách leo núi và nghỉ dưỡng.
Với ưu thế sẵn có về địa hình và nông sản sạch, lán nghỉ của Dơ tuần nào cũng có các đoàn khách ghé thăm ăn uống và nghỉ dưỡng thu nhập của chàng trai tuổi mới 30 như Mùa A Dơ mỗi tháng từ 30 - 50 triệu đồng.
Mùa A Dơ chia sẻ: "Du lịch phát triển mạnh nhờ có công nghệ. Vì vậy, người trẻ chúng tôi cũng nên đổi mới tư duy, mạnh dạn dám nghĩ, dám làm để phát triển, đặc biệt là sử dụng điện thoại hợp lý. Các bạn trẻ có thể dùng điện thoại để quảng bá nét đẹp quê hương và những nông sản chỉ Trạm Tấu mới có, thu hút khách du lịch”.
Nhóm thanh niên làm dịch vụ vận chuyển hàng cho khách lên đỉnh Tà Chì Nhù của Mùa A Dơ hiện có 14 người. Giá của mỗi chuyến hàng là 800.000 đồng/người. Với lượng khách như hiện nay, những người vận chuyển hàng đã có thu nhập trung bình 10 triệu đồng/tháng.
Bên cạnh đó, tất cả thực phẩm Dơ phục vụ cho khách thưởng thức ẩm thực vùng cao đều là đặc sản địa phương như: dê núi, gà đen, lợn bản địa, cá suối, rau cải nương, khiến du khách vô cùng hài lòng.
Anh Đoàn Anh Tuấn - du khách Hà Nội chia sẻ: "Tôi đã 3 lần chinh phục Tà Chì Nhù. Tôi rất hài lòng với khung cảnh hoang sơ, ẩm thực ngon và đội ngũ vận chuyển hàng nhiệt tình. Tôi cũng rất ngưỡng mộ chàng trai trẻ Mùa A Dơ với cách làm sáng tạo nhưng vẫn giữ văn hóa địa phương”.
Công nghệ 4.0 lên với vùng cao đã làm thay đổi nhận thức và cuộc sống của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ họ học từ công nghệ và tranh thủ công nghệ để tạo ra những giá trị cho cuộc sống, không chỉ làm phong phú thêm đời sống tinh thần mà họ còn học cách kinh doanh online, tham gia các sàn điện tử bán nông sản để làm giàu, nhiều phụ nữ người Mông một thời chỉ biết sáng lên nương tối về nhà nay biến trang facebook của mình thành "siêu thị online” thu nhỏ để bán những sản phẩm mình làm ra như: chè, gà đen, măng ớt...
Chị Giàng Thị Mảy - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Pá Hu cho biết: "Công nghệ số đã nâng cao nhận thức cho chị em rất nhiều, xem trên mạng chị em biết làm đẹp, biết kiếm tiền khẳng định giá trị của bản thân nhất là biết cách phòng ngừa bạo lực gia đình. Hiện nay, Hội có nhóm zalo để trao đổi thông tin, công việc hàng ngày cũng như những buồn vui trong cuộc sống. Vậy nên, mấy năm trở lại đây, không còn tình trạng chị em vì mâu thuẫn gia đình mà kết thúc cuộc đời mình nữa. Đây có lẽ là niềm vui lớn nhất với chị em phụ nữ Mông”.
Công nghệ số lên vùng cao, những người nông dân miền núi đã được hòa nhập với thế giới hiện đại, họ không chỉ biết sử dụng công nghệ để phát triển kinh tế mà còn tích hợp các ứng dụng ngân hàng, thanh toán tiền điện để phục vụ nhu cầu cuộc sống. Điều mà trước đây chưa ai nghĩ đến. Chị Lò Thị Tía ở thôn Hát 2 xã Hát Lừu chia sẻ: "Trong bản tôi, hầu hết lớp trẻ đi làm ăn xa đều đã sử dụng thẻ ATM, hoặc thanh toán trực tuyến qua điện thoại, gửi tiền về cho gia đình, bố mẹ, vợ con ở nhà cũng rất thuận tiện khi nhận tiền để trang trải cuộc sống”.
Thực hiện Nghị quyết số 51-NQ/TU ngày 22/7/2021 của Tỉnh ủy Yên Bái và Chương trình hành động số 15 ngày 26/10/2021 của UBND tỉnh, huyện Trạm Tấu đã thành lập Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số (CĐS) và tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để kịp thời chỉ đạo nhiệm vụ CĐS trên địa bàn huyện.
UBND huyện ban hành Kế hoạch số 75 về việc thực hiện CĐS huyện Trạm Tấu năm 2022 đặt ra 29 mục tiêu bao gồm 17 mục tiêu chính quyền số và 6 mục tiêu xã hội số; nhiệm vụ trọng tâm là phòng họp không giấy tờ phục vụ các hội nghị của Ban Thường vụ Huyện ủy.
Hết 9 tháng năm 2022, huyện đã thành lập được 12 tổ CĐS cấp xã thị trấn với 120 thành viên, thành lập 57 tổ CĐS cấp thôn gồm 285 thành viên. Các tổ CĐS cộng đồng đã và đang là một kênh thông tin tuyên truyền, lan tỏa về mục đích ý nghĩa mà chuyển đổi số mang lại, hướng dẫn người dân kỹ năng để trở thành công dân số.
Đời sống của người dân Trạm Tấu nói chung còn khó khăn, nhưng công nghệ số đã ít nhiều làm thay đổi cuộc sống của họ. Mạng xã hội luôn tồn tại 2 mặt tích cực và tiêu cực, vì vậy, nếu sử dụng không đúng mục đích, không linh hoạt và nhận diện đấu tranh với các chiêu trò của kẻ thù thì lại vô tình tiếp tay cho các thế lực thù địch chống phá đất nước, vì vậy, Ban Chỉ đạo 35 huyện Trạm Tấu luôn đồng hành cùng người dân trong việc nhận diện đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch trên mạng xã hội.
Với phương châm "lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, các cơ quan, ban, ngành trên địa bàn huyện lập các trang fanpage của cơ quan, đơn vị mình, đội ngũ cán bộ công chức viên chức tăng cường chia sẻ lan tỏa những hình ảnh đẹp các cá nhân điển hình tiên tiến để người dân học tập, bên cạnh đó còn chia sẻ tích cực những thông tin cảnh báo các chiêu trò của các thế lực thù địch lợi dụng dân tộc tôn giáo để kích động, vì vậy đã giúp đồng bào vùng cao nâng cao cảnh giác khi sử dụng mạng xã hội.
Đồng chí Trịnh Văn Xuê - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Trưởng ban Ban Chỉ đạo 35 huyện Trạm Tấu cho biết: "Mọi đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đều hướng tới mục tiêu nhân văn nhất là xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc cho người dân và giữ vững chế độ xã hội chủ nghĩa. Trách nhiệm của cán bộ đảng viên là lan tỏa điều đó trong xã hội để tất cả người dân đồng lòng ủng hộ và xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn. Đảng bộ huyện Trạm Tấu đã và đang nỗ lực thực hiện tốt điều đó, công nghệ số lên vùng cao đã góp phần rất lớn giúp Đảng bộ huyện thực hiện thành công nhiều mục tiêu kinh tế xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh”.