CTTĐT - Những năm qua phong trào trồng ngô và cây màu vụ đông luôn được nông dân Yên Bình hưởng ứng tích cực. Sản xuất vụ đông đã trở thành vụ sản xuất chính được nông dân Yên Bình chủ động thực hiện đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần tích cực vào công tác xóa đói giảm nghèo của địa phương.
.
Những ngày này bà Nịnh Thị Long ở thôn Ngòi Lẻn, xã Bạch Hà, huyện Yên Bình bận rộn với công việc vun luống, làm cỏ chăm sóc cho ruộng ngô nhà mình. Trước đây mỗi vụ bà Long chỉ trồng một hai sào ngô đông. Tuy nhiên, thấy được hiệu quả kinh tế từ cây ngô đông đem lại nên một hai năm trở lại đây bà Long đã mạnh dạn mở rộng diện tích trồng. Nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật và thời vụ nên diện tích rau màu của gia đình phát triển tốt. Bà Nịnh Thị Long, thôn Ngòi Lẻn, xã Bạch Hà, huyện Yên Bình cho hay: Trồng ngô trên đất 2 lúa rất hợp với điều kiện thổ nhưỡng ở vùng đất này, ngô phát triển tốt, cho hiệu quả kinh tế cao. Gia đình tôi phát triển diện tích trồng ngô lấy hạt chủ yếu phục vụ chăn nuôi gia súc, gia cầm, ngoài ra cây và lá ngô còn được tận dụng làm thức ăn cho gia súc trong mùa đông, nên không thể không gieo trồng ngô trong vụ đông trên đất 2 lúa.
Là xã có diện tích đất nông nghiệp lớn. Những năm qua, bà con nông dân xã Bạch Hà luôn tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng mùa vụ, nhất là đưa cây ngô đông vào gieo trồng và đã trở thành vụ sản xuất thứ 3 trong năm. Vụ đông năm nay do ảnh hưởng của thời tiết. Lúa mùa chín muộn hơn so với dự kiến. Tuy nhiên xã Bạch Hà đã có những linh hoạt trong công tác chỉ đạo điều hành khắc phục khó khăn. Huy động sự vào cuộc của các đoàn thể nên phong trào trồng ngô và cây màu vụ đông trên địa bàn xã Bạch Hà vẫn diễn ra sôi nổi. Kết quả toàn xã đã trồng được 111 ha hoa mầu trong đó có 46ha ngô đông trên đất hai vụ lúa.
Xã Vĩnh Kiên là một trong những xã thực hiện tốt phong trào trồng ngô và cây màu vụ đông của huyện Yên Bình. Những ngày này bà con nông dân trong xã bận rộn không kém ngày mùa. Trên các cánh đồng, nông dân đang tập trung cho việc chăm sóc 138 ha rau màu các loại. Để sản xuất vụ đông thắng lợi, xã Vĩnh Kiên đã chỉ đạo cán bộ địa chính nông lâm phối hợp với khuyến nông viên cơ sở tổ chức 3 lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây màu vụ đông cho hơn 100 lượt nông dân; phân công cán bộ, đảng viên, phụ trách thôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động người dân tích cực tham gia trông ngô, trồng màu. Nhờ vậy người dân đã thấy rõ được hiệu quả từ cây mầu vụ đông đem lại và đã chủ động thời vụ bắt tay vào trồng ngô và các loại cây mầu khác. Chị Đặng Thị Thu, thôn Chanh Yên, xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình chia sẻ: Nếu so với các cây trồng khác thì cây ngô trồng trên đất 2 lúa đạt kinh tế cao hơn vì vậy, trong thôn chúng tôi hầu hết ai có đất nông nghiệp đều sản xuất ngô vụ đông, năm nay ngoài trồng ngô tẻ để chăn nuôi gia đình tôi cũng đưa thêm giống ngô nếp vào trồng để bán ngô thương phẩm”.
Vụ Đông năm 2022, huyện Yên Bình đặt ra mục tiêu trồng đạt từ 1.580 ha cây màu vụ đông trở lên, trong đó ngô trên đất 2 vụ lúa là 400 ha, 310 ha khoai lang và 570 ha rau mầu các loại. Mặc dù huyện không tổ chức lễ ra quân phát động trồng ngô và cây mầu vụ đông tập trung như những năm trước nhưng phong trào làm cây mầu vụ 3 vẫn diễn ra sôi nổi khắp các xã thị trấn của huyện. Bà con đã nhận thấy rõ hiệu quả kinh tế của cây ngô đông trên đất 2 vụ lúa và các loại rau màu vụ 3 vừa góp phần tạo được công ăn việc làm trong lúc nông nhàn vừa nâng cao thu nhập và tăng nguồn thức ăn phục vụ chăn nuôi. Nhiều hộ đã chủ động bắt tay vào sản xuất vụ 3, đưa sản xuất vụ 3 trở thành vụ sản xuất chính. Ông Phạm Thành Đạt - Phó Trưởng phòng NN&PT NT huyện Yên Bình cho biết: "Vụ đông năm nay mặc dù ảnh hưởng của thời tiết lúa mùa chính muộn hơn so với mọi năm. Tuy nhiên, để đảm bảo kế hoạch đề ra cũng như khung thời vụ huyện Yên Bình đã chỉ đạo đối với diện tích ngô trồng trên chân ruộng 2 vụ lúa, vận động bà con vào bầu trước khi thu hoạch lúa từ 3-5 ngày. Về cơ cấu giống huyện chỉ đạo sử dụng các giống ngắn ngày, năng suất cao, ổn định. Các ngành trong khối nông nghiệp chủ động cung ứng đầy đủ giống, vật tư đảm bảo chất lượng cho bà con nông dân. Làm tốt công tác tu sửa, nạo vét kênh mương thủy lợi, đảm bảo đủ nước tưới tiêu phục vụ sản xuất. Đặc biệt đối với diện tích lúa chín muộn hơn huyện đã chỉ đạo chuyển sang trồng các giống nếp ngắn ngày như MX4, MX6. Nhờ có sự linh hoạt trong công tác chỉ đạo điều hành của cấp ủy chính quyền từ huyện đến cơ sở. Nhờ sự chủ động, tích cực của bà con nông dân, đến thời điểm này, toàn huyện Yên Bình đã trồng 1.150 ha cây màu vụ đông trở lên, trong đó ngô đông là 700 ha riêng ngô trên chân ruộng 2 vụ lúa đạt 450 ha bằng 1122,5 % kế hoạch. Hiện toàn bộ diện tích ngô và rau màu sinh trưởng, phát triển tốt. Bà con nông dân đang tập trung chăm sóc bảo vệ và phòng trừ sâu bệnh hại.
Những thành quả trong sản xuất vụ đông mà bà con nông dân huyện Yên Bình đạt được là minh chứng tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng mùa vụ; đưa sản xuất vụ 3 trở thành vụ sản xuất chính trong năm, góp phần tăng thu nhập cải thiện đời sống nhân dân, thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương phát triển.
2912 lượt xem
Theo Trang TTĐT huyện Yên Bình
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Những năm qua phong trào trồng ngô và cây màu vụ đông luôn được nông dân Yên Bình hưởng ứng tích cực. Sản xuất vụ đông đã trở thành vụ sản xuất chính được nông dân Yên Bình chủ động thực hiện đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần tích cực vào công tác xóa đói giảm nghèo của địa phương.
Những ngày này bà Nịnh Thị Long ở thôn Ngòi Lẻn, xã Bạch Hà, huyện Yên Bình bận rộn với công việc vun luống, làm cỏ chăm sóc cho ruộng ngô nhà mình. Trước đây mỗi vụ bà Long chỉ trồng một hai sào ngô đông. Tuy nhiên, thấy được hiệu quả kinh tế từ cây ngô đông đem lại nên một hai năm trở lại đây bà Long đã mạnh dạn mở rộng diện tích trồng. Nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật và thời vụ nên diện tích rau màu của gia đình phát triển tốt. Bà Nịnh Thị Long, thôn Ngòi Lẻn, xã Bạch Hà, huyện Yên Bình cho hay: Trồng ngô trên đất 2 lúa rất hợp với điều kiện thổ nhưỡng ở vùng đất này, ngô phát triển tốt, cho hiệu quả kinh tế cao. Gia đình tôi phát triển diện tích trồng ngô lấy hạt chủ yếu phục vụ chăn nuôi gia súc, gia cầm, ngoài ra cây và lá ngô còn được tận dụng làm thức ăn cho gia súc trong mùa đông, nên không thể không gieo trồng ngô trong vụ đông trên đất 2 lúa.
Là xã có diện tích đất nông nghiệp lớn. Những năm qua, bà con nông dân xã Bạch Hà luôn tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng mùa vụ, nhất là đưa cây ngô đông vào gieo trồng và đã trở thành vụ sản xuất thứ 3 trong năm. Vụ đông năm nay do ảnh hưởng của thời tiết. Lúa mùa chín muộn hơn so với dự kiến. Tuy nhiên xã Bạch Hà đã có những linh hoạt trong công tác chỉ đạo điều hành khắc phục khó khăn. Huy động sự vào cuộc của các đoàn thể nên phong trào trồng ngô và cây màu vụ đông trên địa bàn xã Bạch Hà vẫn diễn ra sôi nổi. Kết quả toàn xã đã trồng được 111 ha hoa mầu trong đó có 46ha ngô đông trên đất hai vụ lúa.
Xã Vĩnh Kiên là một trong những xã thực hiện tốt phong trào trồng ngô và cây màu vụ đông của huyện Yên Bình. Những ngày này bà con nông dân trong xã bận rộn không kém ngày mùa. Trên các cánh đồng, nông dân đang tập trung cho việc chăm sóc 138 ha rau màu các loại. Để sản xuất vụ đông thắng lợi, xã Vĩnh Kiên đã chỉ đạo cán bộ địa chính nông lâm phối hợp với khuyến nông viên cơ sở tổ chức 3 lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây màu vụ đông cho hơn 100 lượt nông dân; phân công cán bộ, đảng viên, phụ trách thôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động người dân tích cực tham gia trông ngô, trồng màu. Nhờ vậy người dân đã thấy rõ được hiệu quả từ cây mầu vụ đông đem lại và đã chủ động thời vụ bắt tay vào trồng ngô và các loại cây mầu khác. Chị Đặng Thị Thu, thôn Chanh Yên, xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình chia sẻ: Nếu so với các cây trồng khác thì cây ngô trồng trên đất 2 lúa đạt kinh tế cao hơn vì vậy, trong thôn chúng tôi hầu hết ai có đất nông nghiệp đều sản xuất ngô vụ đông, năm nay ngoài trồng ngô tẻ để chăn nuôi gia đình tôi cũng đưa thêm giống ngô nếp vào trồng để bán ngô thương phẩm”.
Vụ Đông năm 2022, huyện Yên Bình đặt ra mục tiêu trồng đạt từ 1.580 ha cây màu vụ đông trở lên, trong đó ngô trên đất 2 vụ lúa là 400 ha, 310 ha khoai lang và 570 ha rau mầu các loại. Mặc dù huyện không tổ chức lễ ra quân phát động trồng ngô và cây mầu vụ đông tập trung như những năm trước nhưng phong trào làm cây mầu vụ 3 vẫn diễn ra sôi nổi khắp các xã thị trấn của huyện. Bà con đã nhận thấy rõ hiệu quả kinh tế của cây ngô đông trên đất 2 vụ lúa và các loại rau màu vụ 3 vừa góp phần tạo được công ăn việc làm trong lúc nông nhàn vừa nâng cao thu nhập và tăng nguồn thức ăn phục vụ chăn nuôi. Nhiều hộ đã chủ động bắt tay vào sản xuất vụ 3, đưa sản xuất vụ 3 trở thành vụ sản xuất chính. Ông Phạm Thành Đạt - Phó Trưởng phòng NN&PT NT huyện Yên Bình cho biết: "Vụ đông năm nay mặc dù ảnh hưởng của thời tiết lúa mùa chính muộn hơn so với mọi năm. Tuy nhiên, để đảm bảo kế hoạch đề ra cũng như khung thời vụ huyện Yên Bình đã chỉ đạo đối với diện tích ngô trồng trên chân ruộng 2 vụ lúa, vận động bà con vào bầu trước khi thu hoạch lúa từ 3-5 ngày. Về cơ cấu giống huyện chỉ đạo sử dụng các giống ngắn ngày, năng suất cao, ổn định. Các ngành trong khối nông nghiệp chủ động cung ứng đầy đủ giống, vật tư đảm bảo chất lượng cho bà con nông dân. Làm tốt công tác tu sửa, nạo vét kênh mương thủy lợi, đảm bảo đủ nước tưới tiêu phục vụ sản xuất. Đặc biệt đối với diện tích lúa chín muộn hơn huyện đã chỉ đạo chuyển sang trồng các giống nếp ngắn ngày như MX4, MX6. Nhờ có sự linh hoạt trong công tác chỉ đạo điều hành của cấp ủy chính quyền từ huyện đến cơ sở. Nhờ sự chủ động, tích cực của bà con nông dân, đến thời điểm này, toàn huyện Yên Bình đã trồng 1.150 ha cây màu vụ đông trở lên, trong đó ngô đông là 700 ha riêng ngô trên chân ruộng 2 vụ lúa đạt 450 ha bằng 1122,5 % kế hoạch. Hiện toàn bộ diện tích ngô và rau màu sinh trưởng, phát triển tốt. Bà con nông dân đang tập trung chăm sóc bảo vệ và phòng trừ sâu bệnh hại.
Những thành quả trong sản xuất vụ đông mà bà con nông dân huyện Yên Bình đạt được là minh chứng tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng mùa vụ; đưa sản xuất vụ 3 trở thành vụ sản xuất chính trong năm, góp phần tăng thu nhập cải thiện đời sống nhân dân, thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương phát triển.