CTTĐT - Nằm trong nội dung của Hội nghị đánh giá kết quả dự án “Phát triển nông thôn mới thông qua thiết lập mô hình làng mẫu để nâng cao giá trị gia tăng cho tằm tơ tại Yên Bái”, ngày 20/10/2022, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam thuộc Bộ NN&PTNT đã tổ chức cắt băng khánh thành nhà nuôi tằm lớn tại xã Quy Mông.
Các đại biểu thăm quan nhà nuôi tằm lớn
Lễ cắt băng khánh thành có sự tham dự của đại diện Bộ NN&PTNT; Tổng cục Phát triển Nông thôn Hàn Quốc; Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam; KOPIA Việt Nam (Chương trình Nông nghiệp Quốc tế của Hàn Quốc tại Việt Nam); Trung tâm nghiên cứu Dâu tằm tơ TW; đại diện Sở NN&PTNT Yên Bái; đại diện các huyện, các HTX và nông dân trồng dâu nuôi tằm tại Yên Bái. Về phía huyện có đồng chí Nguyễn Quốc Toản - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, lãnh đạo Phòng NN&PTNT, Ban quản lý dự án trồng dâu nuôi tằm của huyện, lãnh đạo các xã, các HTX, đại diện hộ dân trong vùng trồng dâu nuôi tằm.
Hiện nay, huyện Trấn Yên có diện tích dâu trên 800ha, trong đó diện tích kinh doanh trên 725 ha, tập trung ở các xã Việt Thành, Báo Đáp, Tân Đồng, Đào Thịnh, Y Can, Quy Mông, Hòa Cuông, Hồng Ca với gần 2.000 hộ dân tham gia nuôi tằm. Qua 9 tháng năm 2022, sản lượng kén tằm của huyện đạt trên 880 tấn, dự ước sản lượng kén tằm cả năm 1.100 tấn. Trấn Yên phấn đấu đến năm 2025 lên 1.200ha; duy trì việc liên kết các tổ sản xuất, nhóm hộ và thực hiện các biện pháp kỹ thuật theo đúng quy trình để bảo đảm sản xuất hiệu quả.
Để phát triển bền vững nghề trồng dâu nuôi tằm, năm 2021 dự án “Phát triển nông thôn mới thông qua thiết lập mô hình làng mẫu để nâng cao giá trị gia tăng cho tằm tơ tại Yên Bái” đã triển khai một số hợp phần của dự án, như: đầu tư xây dựng nhà tằm con tại xã Việt Thành, hỗ trợ người dân khay nuôi tằm, giàn khay trượt… Năm nay, dự án tiếp tục đầu tư xây dựng 1 nhà nuôi tằm lớn đạt chuẩn, với diện tích gần 70m2 tại xã Quy Mông.
Các đại biểu cắt băng khánh thành nhà nuôi tằm lớn tại xã Quy Mông
Phát biểu tại lễ cắt băng khánh thành, đại diện KOPIA Việt Nam cam kết sẽ luôn đi đầu trong việc cung cấp giống dâu và giống tằm chất lượng cao cũng như từng bước giải quyết những khó khăn của người nông dân. Và sau khi nhà nuôi tằm lớn của Quy Mông đi vào hoạt động, nghề nuôi tằm sẽ ngày một phát triển, sản phẩm về tằm dâu sẽ đa dạng hơn, liên kết với nhiều mô hình nông nghiệp khác tạo thành chuỗi trên nhiều xã khác trong và ngoài huyện Trấn Yên, đưa Việt Nam vươn lên trở thành quốc gia trung tâm về lĩnh vực dâu tằm trong khu vực Đông Nam Á.
3861 lượt xem
Theo Trang TTĐT huyện Trấn Yên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nằm trong nội dung của Hội nghị đánh giá kết quả dự án “Phát triển nông thôn mới thông qua thiết lập mô hình làng mẫu để nâng cao giá trị gia tăng cho tằm tơ tại Yên Bái”, ngày 20/10/2022, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam thuộc Bộ NN&PTNT đã tổ chức cắt băng khánh thành nhà nuôi tằm lớn tại xã Quy Mông.Lễ cắt băng khánh thành có sự tham dự của đại diện Bộ NN&PTNT; Tổng cục Phát triển Nông thôn Hàn Quốc; Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam; KOPIA Việt Nam (Chương trình Nông nghiệp Quốc tế của Hàn Quốc tại Việt Nam); Trung tâm nghiên cứu Dâu tằm tơ TW; đại diện Sở NN&PTNT Yên Bái; đại diện các huyện, các HTX và nông dân trồng dâu nuôi tằm tại Yên Bái. Về phía huyện có đồng chí Nguyễn Quốc Toản - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, lãnh đạo Phòng NN&PTNT, Ban quản lý dự án trồng dâu nuôi tằm của huyện, lãnh đạo các xã, các HTX, đại diện hộ dân trong vùng trồng dâu nuôi tằm.
Hiện nay, huyện Trấn Yên có diện tích dâu trên 800ha, trong đó diện tích kinh doanh trên 725 ha, tập trung ở các xã Việt Thành, Báo Đáp, Tân Đồng, Đào Thịnh, Y Can, Quy Mông, Hòa Cuông, Hồng Ca với gần 2.000 hộ dân tham gia nuôi tằm. Qua 9 tháng năm 2022, sản lượng kén tằm của huyện đạt trên 880 tấn, dự ước sản lượng kén tằm cả năm 1.100 tấn. Trấn Yên phấn đấu đến năm 2025 lên 1.200ha; duy trì việc liên kết các tổ sản xuất, nhóm hộ và thực hiện các biện pháp kỹ thuật theo đúng quy trình để bảo đảm sản xuất hiệu quả.
Để phát triển bền vững nghề trồng dâu nuôi tằm, năm 2021 dự án “Phát triển nông thôn mới thông qua thiết lập mô hình làng mẫu để nâng cao giá trị gia tăng cho tằm tơ tại Yên Bái” đã triển khai một số hợp phần của dự án, như: đầu tư xây dựng nhà tằm con tại xã Việt Thành, hỗ trợ người dân khay nuôi tằm, giàn khay trượt… Năm nay, dự án tiếp tục đầu tư xây dựng 1 nhà nuôi tằm lớn đạt chuẩn, với diện tích gần 70m2 tại xã Quy Mông.
Các đại biểu cắt băng khánh thành nhà nuôi tằm lớn tại xã Quy Mông
Phát biểu tại lễ cắt băng khánh thành, đại diện KOPIA Việt Nam cam kết sẽ luôn đi đầu trong việc cung cấp giống dâu và giống tằm chất lượng cao cũng như từng bước giải quyết những khó khăn của người nông dân. Và sau khi nhà nuôi tằm lớn của Quy Mông đi vào hoạt động, nghề nuôi tằm sẽ ngày một phát triển, sản phẩm về tằm dâu sẽ đa dạng hơn, liên kết với nhiều mô hình nông nghiệp khác tạo thành chuỗi trên nhiều xã khác trong và ngoài huyện Trấn Yên, đưa Việt Nam vươn lên trở thành quốc gia trung tâm về lĩnh vực dâu tằm trong khu vực Đông Nam Á.