CTTĐT - Khôi nhung là cây dược liệu quý, phát triển rất tốt dưới tán rừng, đây là cây được dùng trong bài thuốc điều trị bệnh đau dạ dày, tiểu đường, tim mạch, huyết áp… Vài năm trở lại đây, tận dụng diện tích đất dưới tán rừng, diện tích đất vườn tạp, người dân ở nhiều địa phương trong huyện Trấn Yên đã trồng cây Khôi nhung nhằm bảo vệ tài nguyên rừng hiệu quả, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.
Anh Phạm Văn Tiến - Chủ tịch Hội Nông dân xã Đào Thịnh thăm vườn ươm cây Khôi giống của người dân trong xã
Sau khi xuất ngũ trở về địa phương, ông Phạm Bá Chiến ở thôn Đầm Hồng, xã Cường Thịnh đã lựa chọn phát triển kinh tế bằng việc trồng quế, xoan, mít nhưng hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao, cuộc sống gia đình vẫn gặp nhiều khó khăn. Năm 2000, trong một lần đi rừng thấy bà con thu hái lá cây Khôi bán cho các tiểu thương, ông mới biết đến cây Khôi và giá trị của nó, ông đã đưa cây Khôi nhung về trồng trong vườn nhà. Để biết cách chăm sóc, nhân giống và phát triển cây Khôi tốt hơn, ngoài tìm hiểu tài liệu trên sách báo, ông Chiến còn sang tỉnh Thái Nguyên học tập kinh nghiệm trồng cây Khôi của người dân ở đó để mang về áp dụng tại gia đình. Cây Khôi thuộc loại ưa ẩm và bóng nên có thể trồng xen với một số loài cây khác dưới tán rừng hoặc ven các khe suối, chân đồi, quanh nhà. Là loại cây ít bị sâu bệnh nên chăm sóc không khó, chỉ cần thường xuyên vun xới quanh gốc, phá bỏ cây cỏ xâm lấn, tưới nước tạo độ ẩm cho cây phát triển tốt. Sau mỗi lần thu hoạch lá nên phun thuốc nấm, bón phân chuồng hoai mục, phân NPK để tăng độ tơi xốp và chất dinh dưỡng cho cây. Đến nay, với khoảng 0,6 ha trồng Khôi nhung, mỗi năm mang lại thu nhập trên 150 triệu đồng sau khi trừ chi phí. Ông Phạm Bá Ông Chiến - thôn Đầm Hồng, xã Cường Thịnh, Trấn Yên chia sẻ: “Ban đầu các hộ dân trong xã chúng tôi chỉ phát triển cây Khôi nhung với quy mô nhỏ lẻ hộ gia đình, đến nay chúng tôi đã xây dựng được tổ hợp tác trồng cây Khôi nhung của xã và thành lập hợp tác xã trồng cây dược liệu với 18 thành viên, mỗi thành viên trong HTX có trung bình từ 0,3 - 0,5 ha cây Khôi trồng dưới tán rừng. Các thành viên trong tổ hợp tác, HTX liên kết với nhau trong sản xuất, trao đổi kinh nghiệm trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm. HTX còn chịu trách nhiệm thu gom lá Khôi tươi của các tổ viên và người dân, sau đó sơ chế phơi khô và cung cấp cho các công ty dược trong và ngoài tỉnh.”
Người dân xã Cường Thịnh (Trấn Yên) thu hái lá Khôi nhung
Ông Hà Đức Trí - Phó Chủ tịch UBND xã Cường Thịnh, Trấn Yên cho biết: “Cây Khôi nhung dễ chăm sóc, phát triển nhanh, ra nhiều lá, sau trồng 7 - 8 tháng đã cho thu hoạch. Hiện nay ở xã Cường Thịnh đã có 186 hộ trồng cây lá Khôi với tổng diện tích hiện có gần 45 ha, trong đó 25 ha đang trong thời kỳ cho thu hoạch. Trong xã cũng đã thành lập được 9 tổ hợp tác và 2 hợp tác xã trồng cây dược liệu liệu và thu mua sản phẩm lá Khôi. Sản phẩm của bà con có bao nhiêu thì được thương lái thu mua hết đến đó, thậm chí thương lái đến tận vườn hái lá để thu mua.”
Theo anh Phạm Văn Tiến - Chủ tịch Hội Nông dân xã Đào Thịnh: “Cây Khôi nhung thuộc loại ưa ẩm và bóng mát nên có thể trồng xen với một số loại cây hoặc trồng dưới tán rừng, ven các khe suối, chân đồi, quanh nhà. Một kg lá khôi tươi hiện nay có giá bán khoảng 20.000 - 25.000 đồng, sau khi thu hoạch và phơi khô có giá bán từ 200.000 - 250.000 đồng/kg, nhờ đó giúp bà con trong xã ngày càng yên tâm vào trồng và phát triển mở rộng diện tích. Hiện nay, ở xã Đào Thịnh đã thành lập Tổ hợp tác Dược liệu Develope với sự tham gia của 17 hộ thành viên. Tổ hợp tác có trên 3 ha cây dược liệu. Toàn bộ diện tích này đều sinh trưởng, phát triển tốt và cho thu hoạch ổn định.”
Cây khôi nhung có thời gian từ lúc trồng đến thu hoạch ngắn, không tốn nhiều công chăm sóc và phân bón, trung bình năm đầu tiên thu hoạch từ 2- 3 lứa, từ năm thứ 2 trở đi thu hoạch mỗi năm từ 5 - 7 lứa, mỗi lứa cách nhau từ 40 - 45 ngày. Lượng lá thu hoạch mỗi lứa đạt từ 0,2 - 0,5kg lá tươi/cây, lượng thu các năm sau luôn nhiều hơn năm trước. Cây Khôi nhung một lần trồng cho thu hoạch trên 10 năm, trồng với mật độ từ 8.000 cây/ha, từ năm thứ 2 trở đi sẽ cho thu nhập từ 100 - 150 triệu đồng/ha/năm. Hiện nay, toàn huyện Trấn Yên đã có hơn 110 ha cây Khôi nhung, tập trung tại các xã Cường Thịnh, Minh Quán, Hòa Cuông, Báo Đáp, Việt Hồng... Huyện Trấn Yên đã và đang chỉ đạo các ngành trong khối nông nghiệp của huyện, lực lượng khuyến nống phối hợp với các xã tuyên truyền, vận động người dân mở rộng diện tích trồng cây Khôi nhung, đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, đồng thời thành lập tổ hợp tác liên kết sản xuất theo chuỗi hàng hóa tập trung, tạo tính bền vững, nâng cao thu nhập cho hội viên nông dân nhằm giúp bà con yên tâm sản xuất. Bà Nguyễn Thị Phương Đông - Chủ tịch Hội nông dân huyện Trấn Yên cho biết thêm: “Thời gian tới, Hội Nông dân huyện sẽ xây dựng những giải pháp cụ thể trên cơ sở tăng cường mối liên kết chặt chẽ giữa người dân, Nhà nước, nhà khoa học và doanh nghiệp; đẩy mạnh việc thu hút doanh nghiệp đầu tư, tăng cường mối liên kết trong trồng, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm lá Khôi nói riêng và các sản phẩm cây dược liệu nói chung. Tiếp tục khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế rừng, đa dạng hóa các sản phẩm từ rừng, trong đó có việc quy hoạch, đầu tư phát triển cây Khôi cũng như một số loại cây dược liệu khác như sơn thục, nghệ đen dưới tán rừng; phát huy vai trò của doanh nghiệp trong phát triển, chế biến cây dược liệu để mang lại thu nhập cao hơn cho người trồng rừng.”
Trong giai đoạn tiếp theo, huyện Trấn Yên sẽ tiếp tục phát triển mở rộng diện tích cây dược liệu dưới tán rừng gắn với phát triển kinh tế rừng; đẩy mạnh việc liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho các loại cây dược liệu, các sản phẩm chế biến từ nguồn gốc các loại cây dược liệu của huyện, nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế cho người sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dược liệu./.
1443 lượt xem
Theo Trang TTĐT huyện Trấn Yên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Khôi nhung là cây dược liệu quý, phát triển rất tốt dưới tán rừng, đây là cây được dùng trong bài thuốc điều trị bệnh đau dạ dày, tiểu đường, tim mạch, huyết áp… Vài năm trở lại đây, tận dụng diện tích đất dưới tán rừng, diện tích đất vườn tạp, người dân ở nhiều địa phương trong huyện Trấn Yên đã trồng cây Khôi nhung nhằm bảo vệ tài nguyên rừng hiệu quả, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.Sau khi xuất ngũ trở về địa phương, ông Phạm Bá Chiến ở thôn Đầm Hồng, xã Cường Thịnh đã lựa chọn phát triển kinh tế bằng việc trồng quế, xoan, mít nhưng hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao, cuộc sống gia đình vẫn gặp nhiều khó khăn. Năm 2000, trong một lần đi rừng thấy bà con thu hái lá cây Khôi bán cho các tiểu thương, ông mới biết đến cây Khôi và giá trị của nó, ông đã đưa cây Khôi nhung về trồng trong vườn nhà. Để biết cách chăm sóc, nhân giống và phát triển cây Khôi tốt hơn, ngoài tìm hiểu tài liệu trên sách báo, ông Chiến còn sang tỉnh Thái Nguyên học tập kinh nghiệm trồng cây Khôi của người dân ở đó để mang về áp dụng tại gia đình. Cây Khôi thuộc loại ưa ẩm và bóng nên có thể trồng xen với một số loài cây khác dưới tán rừng hoặc ven các khe suối, chân đồi, quanh nhà. Là loại cây ít bị sâu bệnh nên chăm sóc không khó, chỉ cần thường xuyên vun xới quanh gốc, phá bỏ cây cỏ xâm lấn, tưới nước tạo độ ẩm cho cây phát triển tốt. Sau mỗi lần thu hoạch lá nên phun thuốc nấm, bón phân chuồng hoai mục, phân NPK để tăng độ tơi xốp và chất dinh dưỡng cho cây. Đến nay, với khoảng 0,6 ha trồng Khôi nhung, mỗi năm mang lại thu nhập trên 150 triệu đồng sau khi trừ chi phí. Ông Phạm Bá Ông Chiến - thôn Đầm Hồng, xã Cường Thịnh, Trấn Yên chia sẻ: “Ban đầu các hộ dân trong xã chúng tôi chỉ phát triển cây Khôi nhung với quy mô nhỏ lẻ hộ gia đình, đến nay chúng tôi đã xây dựng được tổ hợp tác trồng cây Khôi nhung của xã và thành lập hợp tác xã trồng cây dược liệu với 18 thành viên, mỗi thành viên trong HTX có trung bình từ 0,3 - 0,5 ha cây Khôi trồng dưới tán rừng. Các thành viên trong tổ hợp tác, HTX liên kết với nhau trong sản xuất, trao đổi kinh nghiệm trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm. HTX còn chịu trách nhiệm thu gom lá Khôi tươi của các tổ viên và người dân, sau đó sơ chế phơi khô và cung cấp cho các công ty dược trong và ngoài tỉnh.”
Người dân xã Cường Thịnh (Trấn Yên) thu hái lá Khôi nhung
Ông Hà Đức Trí - Phó Chủ tịch UBND xã Cường Thịnh, Trấn Yên cho biết: “Cây Khôi nhung dễ chăm sóc, phát triển nhanh, ra nhiều lá, sau trồng 7 - 8 tháng đã cho thu hoạch. Hiện nay ở xã Cường Thịnh đã có 186 hộ trồng cây lá Khôi với tổng diện tích hiện có gần 45 ha, trong đó 25 ha đang trong thời kỳ cho thu hoạch. Trong xã cũng đã thành lập được 9 tổ hợp tác và 2 hợp tác xã trồng cây dược liệu liệu và thu mua sản phẩm lá Khôi. Sản phẩm của bà con có bao nhiêu thì được thương lái thu mua hết đến đó, thậm chí thương lái đến tận vườn hái lá để thu mua.”
Theo anh Phạm Văn Tiến - Chủ tịch Hội Nông dân xã Đào Thịnh: “Cây Khôi nhung thuộc loại ưa ẩm và bóng mát nên có thể trồng xen với một số loại cây hoặc trồng dưới tán rừng, ven các khe suối, chân đồi, quanh nhà. Một kg lá khôi tươi hiện nay có giá bán khoảng 20.000 - 25.000 đồng, sau khi thu hoạch và phơi khô có giá bán từ 200.000 - 250.000 đồng/kg, nhờ đó giúp bà con trong xã ngày càng yên tâm vào trồng và phát triển mở rộng diện tích. Hiện nay, ở xã Đào Thịnh đã thành lập Tổ hợp tác Dược liệu Develope với sự tham gia của 17 hộ thành viên. Tổ hợp tác có trên 3 ha cây dược liệu. Toàn bộ diện tích này đều sinh trưởng, phát triển tốt và cho thu hoạch ổn định.”
Cây khôi nhung có thời gian từ lúc trồng đến thu hoạch ngắn, không tốn nhiều công chăm sóc và phân bón, trung bình năm đầu tiên thu hoạch từ 2- 3 lứa, từ năm thứ 2 trở đi thu hoạch mỗi năm từ 5 - 7 lứa, mỗi lứa cách nhau từ 40 - 45 ngày. Lượng lá thu hoạch mỗi lứa đạt từ 0,2 - 0,5kg lá tươi/cây, lượng thu các năm sau luôn nhiều hơn năm trước. Cây Khôi nhung một lần trồng cho thu hoạch trên 10 năm, trồng với mật độ từ 8.000 cây/ha, từ năm thứ 2 trở đi sẽ cho thu nhập từ 100 - 150 triệu đồng/ha/năm. Hiện nay, toàn huyện Trấn Yên đã có hơn 110 ha cây Khôi nhung, tập trung tại các xã Cường Thịnh, Minh Quán, Hòa Cuông, Báo Đáp, Việt Hồng... Huyện Trấn Yên đã và đang chỉ đạo các ngành trong khối nông nghiệp của huyện, lực lượng khuyến nống phối hợp với các xã tuyên truyền, vận động người dân mở rộng diện tích trồng cây Khôi nhung, đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, đồng thời thành lập tổ hợp tác liên kết sản xuất theo chuỗi hàng hóa tập trung, tạo tính bền vững, nâng cao thu nhập cho hội viên nông dân nhằm giúp bà con yên tâm sản xuất. Bà Nguyễn Thị Phương Đông - Chủ tịch Hội nông dân huyện Trấn Yên cho biết thêm: “Thời gian tới, Hội Nông dân huyện sẽ xây dựng những giải pháp cụ thể trên cơ sở tăng cường mối liên kết chặt chẽ giữa người dân, Nhà nước, nhà khoa học và doanh nghiệp; đẩy mạnh việc thu hút doanh nghiệp đầu tư, tăng cường mối liên kết trong trồng, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm lá Khôi nói riêng và các sản phẩm cây dược liệu nói chung. Tiếp tục khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế rừng, đa dạng hóa các sản phẩm từ rừng, trong đó có việc quy hoạch, đầu tư phát triển cây Khôi cũng như một số loại cây dược liệu khác như sơn thục, nghệ đen dưới tán rừng; phát huy vai trò của doanh nghiệp trong phát triển, chế biến cây dược liệu để mang lại thu nhập cao hơn cho người trồng rừng.”
Trong giai đoạn tiếp theo, huyện Trấn Yên sẽ tiếp tục phát triển mở rộng diện tích cây dược liệu dưới tán rừng gắn với phát triển kinh tế rừng; đẩy mạnh việc liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho các loại cây dược liệu, các sản phẩm chế biến từ nguồn gốc các loại cây dược liệu của huyện, nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế cho người sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dược liệu./.