CTTĐT - Mô hình quản lý và bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng đang được người dân ở xã Việt Hồng thực hiện có hiệu quả. Mô hình này không chỉ nâng cao được nhận thức cho người dân về công tác bảo vệ và phát triển rừng, mà còn hạn chế tình trạng chặt phá rừng, cũng như bảo vệ nguồn nước sản xuất nông nghiệp, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng và bảo vệ lá phổi xanh cho nhân loại.
Lực lượng kiểm lâm tuần tra rừng.
Đến với Bản Chao xã Việt Hồng trong những ngày đầu mùa thu này, chúng tôi thấy màu xanh bạt ngàn của những cánh rừng tự nhiên trải dài trên sườn núi, ôm trọn những ngôi nhà dưới thung lũng, tạo môi trường sống trong lành cho người dân nơi đây. Những cánh rừng tự nhiên có diện tích gần 224ha, với nhiều loại cây tạo thành từng tầng tán, trong đó có rất nhiều cây gỗ quý hiếm. Từ bao đời nay, rừng đã bao bọc, bảo vệ và nuôi sống bà con nơi đây. Tuy nhiên, để giữ được tài nguyên rừng không phải là chuyện dễ làm, bởi tình trạng khai thác rừng trái pháp luật trước kia diễn ra khá phổ biến. “Nhận thức được tầm quan trọng của tài nguyên rừng tới cuộc sống của bà con trong bản và đặc biệt là kể từ khi rừng được giao khán, khoanh nuôi, bảo vệ thì ý thức và trách nhiệm của cộng đồng càng được nâng cao. Hàng năm, Chi bộ đều ra Nghị quyết về bảo vệ và phát triển rừng, Tổ quản lý bảo vệ rừng (BVR) thường xuyên được kiện toàn, bổ sung, thêm vào đó bà con trong thôn được tuyên truyền về Luật BVR, ký cam kết không vi phạm các quy định về rừng”, đó là lời chia sẻ của ông Nguyễn Viết Bảo - Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ BVR Bản Chao.
Chia tay Bảo Chao, chúng tôi đến thăm Bản Nả, đây là bản có diện tích rừng tự nhiên lớn nhất xã Việt Hồng. Những năm qua, rừng phòng hộ ở đây được huyện giao cho cộng đồng quản lý, bảo vệ. Định kỳ hằng tuần (tùy vào từng thời điểm), tổ BVR thôn Bản Nả triệu tập từ 3 đến 5 người tuần tra rừng. Vì vậy, các thông tin liên quan đến hiện trạng rừng hoặc phát hiện người lạ, rừng có dấu hiệu bị xâm phạm, tổ tuần rừng sẽ ngăn chặn, báo cáo kịp thời với chính quyền xã, cán bộ kiểm lâm địa bàn. Ông Trần Văn Son - Tổ trưởng Tổ BVR cho biết: Nhờ giao rừng cho cộng đồng quản lý, mà gần 467ha rừng tự nhiên được người dân trong bản gìn giữ bảo vệ, chăm sóc tốt, nhiều năm liền không xảy ra tình trạng chặt phá rừng, cháy rừng, săn bắt động vật rừng.
Xã Việt Hồng có gần 3.100ha rừng, chiếm 87% tổng diện tích tự nhiên, trong đó rừng tự nhiên là hơn 1.400ha. Những năm 2010 trở về trước, tình trạng khai thác rừng trái pháp luật, nhất là tình trạng khai thác gỗ quý khiến rừng bị xâm phạm, làm cho các loại gỗ quý ngày càng hiếm. Để bảo vệ rừng, UBND xã Việt Hồng phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện tổ chức thực hiện mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng. Theo đó, Việt Hồng đã thành lập 6 Ban quản lý, 7 tổ BVR ở 6/6 bản, với 59 thành viên. Với mục đích xây dựng mô hình là nhằm phát huy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm của cả cộng đồng trong công tác quản lý, bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR).
Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, BVR, kiểm lâm địa bàn phối hợp với chính quyền xã, ban quản lý rừng cộng đồng tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định, văn bản pháp luật liên quan; thông báo vị trí, địa điểm, ranh giới diện tích rừng của cộng đồng trên cả bản đồ và ngoài thực địa cho người dân. Vì vậy, 100% hộ dân của 6/6 bản đều nắm rõ vị trí, địa điểm các khu rừng được giao cho cộng đồng quản lý, bảo vệ. Hàng tháng, hàng tuần, Ban quản lý rừng cộng đồng xây dựng kế hoạch tuần tra, kiểm soát, PCCCR để Tổ BVR và người dân trong thôn tổ chức thực hiện. Nhờ đó, gần 10 năm trở lại đây, không có vụ vi phạm Luật BVR xảy ra trên địa bàn xã Việt Hồng. Theo đánh giá của các ngành chức năng và trực tiếp của các Tổ quản lý BVR thì trữ lượng rừng thứ sinh của Việt Hồng còn tốt, nhiều loài gỗ quý như: Sến, táu, sồi, kháo, hay các loài động vật như: Lợn, hươu, nai, sóc, cầy, dúi… còn nhiều, thảm thực vật rất đa dạng. Ông Nguyễn Đức Bảo - Phó Chủ tịch UBND xã Việt Hồng cho biết: Có được kết quả trên là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và quan trọng hơn là dựa vào chính cộng đồng dân cư. Bên cạnh đó, xã luôn chú trọng tuyên truyền, vận động người dân, chủ rừng tích cực tham gia bảo vệ rừng, phòng, chống cháy rừng; kiện toàn, nâng cao năng lực hoạt động của các tổ BVR và ký kết quy ước bảo vệ rừng. Các trường hợp vi phạm đều được xử lý công khai theo quy ước thôn. Thông qua các hình thức trên, ý thức bảo vệ rừng của người dân được nâng lên, góp phần cùng lực lượng kiểm lâm làm tốt công tác quản lý và bảo vệ rừng trên địa bàn.
Việc quản lý và BVR dựa vào cộng đồng tại xã Việt Hồng huyện Trấn Yên đã và đang mang lại hiệu quả, không chỉ nâng cao trách nhiệm BVR từ mỗi người, mà cả cộng đồng. Góp phần nâng độ che phủ rừng lên 83,3%, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp./.
2171 lượt xem
CTV: Thanh Hùng
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Mô hình quản lý và bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng đang được người dân ở xã Việt Hồng thực hiện có hiệu quả. Mô hình này không chỉ nâng cao được nhận thức cho người dân về công tác bảo vệ và phát triển rừng, mà còn hạn chế tình trạng chặt phá rừng, cũng như bảo vệ nguồn nước sản xuất nông nghiệp, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng và bảo vệ lá phổi xanh cho nhân loại.Đến với Bản Chao xã Việt Hồng trong những ngày đầu mùa thu này, chúng tôi thấy màu xanh bạt ngàn của những cánh rừng tự nhiên trải dài trên sườn núi, ôm trọn những ngôi nhà dưới thung lũng, tạo môi trường sống trong lành cho người dân nơi đây. Những cánh rừng tự nhiên có diện tích gần 224ha, với nhiều loại cây tạo thành từng tầng tán, trong đó có rất nhiều cây gỗ quý hiếm. Từ bao đời nay, rừng đã bao bọc, bảo vệ và nuôi sống bà con nơi đây. Tuy nhiên, để giữ được tài nguyên rừng không phải là chuyện dễ làm, bởi tình trạng khai thác rừng trái pháp luật trước kia diễn ra khá phổ biến. “Nhận thức được tầm quan trọng của tài nguyên rừng tới cuộc sống của bà con trong bản và đặc biệt là kể từ khi rừng được giao khán, khoanh nuôi, bảo vệ thì ý thức và trách nhiệm của cộng đồng càng được nâng cao. Hàng năm, Chi bộ đều ra Nghị quyết về bảo vệ và phát triển rừng, Tổ quản lý bảo vệ rừng (BVR) thường xuyên được kiện toàn, bổ sung, thêm vào đó bà con trong thôn được tuyên truyền về Luật BVR, ký cam kết không vi phạm các quy định về rừng”, đó là lời chia sẻ của ông Nguyễn Viết Bảo - Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ BVR Bản Chao.
Chia tay Bảo Chao, chúng tôi đến thăm Bản Nả, đây là bản có diện tích rừng tự nhiên lớn nhất xã Việt Hồng. Những năm qua, rừng phòng hộ ở đây được huyện giao cho cộng đồng quản lý, bảo vệ. Định kỳ hằng tuần (tùy vào từng thời điểm), tổ BVR thôn Bản Nả triệu tập từ 3 đến 5 người tuần tra rừng. Vì vậy, các thông tin liên quan đến hiện trạng rừng hoặc phát hiện người lạ, rừng có dấu hiệu bị xâm phạm, tổ tuần rừng sẽ ngăn chặn, báo cáo kịp thời với chính quyền xã, cán bộ kiểm lâm địa bàn. Ông Trần Văn Son - Tổ trưởng Tổ BVR cho biết: Nhờ giao rừng cho cộng đồng quản lý, mà gần 467ha rừng tự nhiên được người dân trong bản gìn giữ bảo vệ, chăm sóc tốt, nhiều năm liền không xảy ra tình trạng chặt phá rừng, cháy rừng, săn bắt động vật rừng.
Xã Việt Hồng có gần 3.100ha rừng, chiếm 87% tổng diện tích tự nhiên, trong đó rừng tự nhiên là hơn 1.400ha. Những năm 2010 trở về trước, tình trạng khai thác rừng trái pháp luật, nhất là tình trạng khai thác gỗ quý khiến rừng bị xâm phạm, làm cho các loại gỗ quý ngày càng hiếm. Để bảo vệ rừng, UBND xã Việt Hồng phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện tổ chức thực hiện mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng. Theo đó, Việt Hồng đã thành lập 6 Ban quản lý, 7 tổ BVR ở 6/6 bản, với 59 thành viên. Với mục đích xây dựng mô hình là nhằm phát huy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm của cả cộng đồng trong công tác quản lý, bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR).
Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, BVR, kiểm lâm địa bàn phối hợp với chính quyền xã, ban quản lý rừng cộng đồng tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định, văn bản pháp luật liên quan; thông báo vị trí, địa điểm, ranh giới diện tích rừng của cộng đồng trên cả bản đồ và ngoài thực địa cho người dân. Vì vậy, 100% hộ dân của 6/6 bản đều nắm rõ vị trí, địa điểm các khu rừng được giao cho cộng đồng quản lý, bảo vệ. Hàng tháng, hàng tuần, Ban quản lý rừng cộng đồng xây dựng kế hoạch tuần tra, kiểm soát, PCCCR để Tổ BVR và người dân trong thôn tổ chức thực hiện. Nhờ đó, gần 10 năm trở lại đây, không có vụ vi phạm Luật BVR xảy ra trên địa bàn xã Việt Hồng. Theo đánh giá của các ngành chức năng và trực tiếp của các Tổ quản lý BVR thì trữ lượng rừng thứ sinh của Việt Hồng còn tốt, nhiều loài gỗ quý như: Sến, táu, sồi, kháo, hay các loài động vật như: Lợn, hươu, nai, sóc, cầy, dúi… còn nhiều, thảm thực vật rất đa dạng. Ông Nguyễn Đức Bảo - Phó Chủ tịch UBND xã Việt Hồng cho biết: Có được kết quả trên là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và quan trọng hơn là dựa vào chính cộng đồng dân cư. Bên cạnh đó, xã luôn chú trọng tuyên truyền, vận động người dân, chủ rừng tích cực tham gia bảo vệ rừng, phòng, chống cháy rừng; kiện toàn, nâng cao năng lực hoạt động của các tổ BVR và ký kết quy ước bảo vệ rừng. Các trường hợp vi phạm đều được xử lý công khai theo quy ước thôn. Thông qua các hình thức trên, ý thức bảo vệ rừng của người dân được nâng lên, góp phần cùng lực lượng kiểm lâm làm tốt công tác quản lý và bảo vệ rừng trên địa bàn.
Việc quản lý và BVR dựa vào cộng đồng tại xã Việt Hồng huyện Trấn Yên đã và đang mang lại hiệu quả, không chỉ nâng cao trách nhiệm BVR từ mỗi người, mà cả cộng đồng. Góp phần nâng độ che phủ rừng lên 83,3%, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp./.