Năm 2022, huyện Yên Bình được UBND tỉnh giao dự toán thu ngân sách (TNS) đầu năm là 330 tỷ đồng; trong đó, thu cân đối là 215 tỷ đồng, thu từ tiền giao đất là 115 tỷ đồng. Tại Hội nghị do Thường trực Tỉnh ủy tổ chức ngày 1/11 đã giao thêm cho huyện thu 30 tỷ đồng nữa từ nguồn giao đất để bù vào những nguồn thu bị thiếu hụt do yếu tố khách quan.
Công nhân may tại Công ty TNHH DaeSeung Global xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình đẩy mạnh sản xuất cuối năm.
Ông Nguyễn Xuân Trường - Chủ tịch UBND huyện Yên Bình chia sẻ: để bảo đảm tiến độ, yêu cầu TNS, ngay từ đầu năm, sau khi giao dự toán cho các đơn vị, UBND huyện đã xây dựng kịch bản chi tiết TNS từng tháng theo từng sắc thuế, phân công lãnh đạo huyện và trưởng các phòng phụ trách từng sắc thuế theo chức năng nhiệm vụ được giao.
Hàng tháng, UBND huyện họp đánh giá việc thực hiện công tác thu và đưa ra giải pháp để hoàn thành theo kịch bản thu đã phê duyệt. UBND huyện đã thành lập tổ công tác chỉ đạo, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong TNS, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các xưởng chế biến gỗ và nông lâm sản cho nhân dân.
Chỉ đạo các cơ quan khối tài chính phối hợp chặt chẽ với nhau trong TNS để phối hợp xây dựng, đề xuất với huyện về tăng cường quản lý, chống thất thu ngân sách đối với các loại thuế, phí trên địa bàn; tổ chức hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN… tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất, kinh doanh (SXKD) và môi trường thuận lợi để DN phát triển, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế...
Nhờ có nhiều nỗ lực trong TNS, đến thời điểm ngày 30/10/2022, tổng TNS trên địa bàn huyện Yên Bình đạt 261,2 tỷ đồng, bằng 79% dự toán tỉnh giao, tăng 13% so với cùng kỳ. Một số nguồn thu chưa bảo đảm kế hoạch là thu quốc doanh mới đạt 10,4 tỷ đồng, bằng 60% dự toán; ước thực hiện cả năm đạt 13,7 tỷ đồng/17,5 tỷ đồng.
Nguyên nhân giảm thu 3,8 tỷ đồng do sản lượng khai thác tài nguyên khoáng sản của 2 đơn vị là Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái và Công ty cổ phần Xi măng Yên Bình không đạt sản lượng như dự kiến; thu lệ phí trước bạ đạt 17,5 tỷ đồng, bằng 59% dự toán; ước cả năm đạt 21,5 tỷ đồng/30 tỷ đồng và nguyên nhân giảm thu 8,5 tỷ đồng là do 5 tháng đầu năm thực hiện Nghị định số 103/2021/NĐ - CP giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất lắp ráp trong nước và do ảnh hưởng của dịch bệnh cộng giá xăng dầu cao nên nhu cầu về các loại phương tiện giảm...
Qua trao đổi với lãnh đạo UBND huyện Yên Bình được biết, các nguồn thu chưa đạt như kỳ vọng là do hiện nay thị trường tiêu thụ các sản phẩm chế biến từ gỗ không tiêu thụ được, các đơn vị sản xuất nghỉ kéo dài; dẫn đến, ảnh hưởng TNS. Việc hủy kết quả trúng đấu giá tiền sử dụng đất đối với các thửa đất thuộc quỹ đất xây dựng khu dân cư nông thôn mới ở các thôn: Phai Thao, Gò Chùa, xã Bạch Hà có tác động và ảnh hưởng đến thuế thu nhập cá nhân, thu lệ phí trước bạ, thu từ tiền giao đất trong các tháng cuối năm 2022.
Tiến độ thực hiện các quỹ đất có tài sản công chậm thủ tục hồ sơ, mặc dù UBND huyện đã chỉ đạo Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng huyện đẩy nhanh tiến độ, song Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng huyện vẫn trì trệ; quỹ đất tổ 6 thị trấn không có khách mua hết hồ sơ 19 lô đất một phần là do Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng chưa chủ động phối hợp với đơn vị đánh giá để quảng bá, giới thiệu các lợi thế của các thửa đất.
Cùng đó, tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, thời tiết và chi phí nhiên liệu tăng cao đã gây khó khăn cho các đơn vị SXKD. Nguồn thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chủ yếu là thu thuế từ các DN nhỏ và siêu nhỏ nên khả năng cạnh tranh không cao, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan nên chưa chủ động xây dựng được kế hoạch kinh doanh bền vững…
Để thực hiện hoàn thành chỉ tiêu TNS năm 2022 được tỉnh giao và chỉ tiêu giao thêm, huyện Yên Bình tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp thu đã xây dựng trong kịch bản thu của huyện; kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong TNS; tập trung triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người dân, DN bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, góp phần thúc đẩy phục hồi kinh tế, nuôi dưỡng nguồn thu.
Đối với nguồn thu quốc doanh, huyện sẽ phối hợp với phòng chuyên môn Cục Thuế tỉnh đôn đốc 2 nhà máy xi măng nộp tiền nợ và tiền thuế phát sinh năm 2022. Đối với nguồn thu ngoài quốc doanh tiếp tục rà soát, nắm chắc diễn biến của thị trường, tình hình SXKD của các DN trên địa bàn, khai thác dữ liệu các DN trọng điểm đã xây dựng để phục vụ cho điều hành ngân sách; tăng cường quản lý đăng ký thuế, khai thuế, hoàn thuế, đôn đốc người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn; phối hợp với Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng quản lý chặt các đơn vị xây dựng cơ bản khi thanh toán công trình; phân tích đánh giá khả năng nộp tiền nợ thuế của từng DN, giám sát chặt chẽ các khoản nợ, nợ đến hạn để đôn đốc và áp dụng các biện pháp cưỡng chế có hiệu quả nhằm hạn chế đến mức thấp nhất khoản nợ mới phát sinh…
2462 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Năm 2022, huyện Yên Bình được UBND tỉnh giao dự toán thu ngân sách (TNS) đầu năm là 330 tỷ đồng; trong đó, thu cân đối là 215 tỷ đồng, thu từ tiền giao đất là 115 tỷ đồng. Tại Hội nghị do Thường trực Tỉnh ủy tổ chức ngày 1/11 đã giao thêm cho huyện thu 30 tỷ đồng nữa từ nguồn giao đất để bù vào những nguồn thu bị thiếu hụt do yếu tố khách quan.Ông Nguyễn Xuân Trường - Chủ tịch UBND huyện Yên Bình chia sẻ: để bảo đảm tiến độ, yêu cầu TNS, ngay từ đầu năm, sau khi giao dự toán cho các đơn vị, UBND huyện đã xây dựng kịch bản chi tiết TNS từng tháng theo từng sắc thuế, phân công lãnh đạo huyện và trưởng các phòng phụ trách từng sắc thuế theo chức năng nhiệm vụ được giao.
Hàng tháng, UBND huyện họp đánh giá việc thực hiện công tác thu và đưa ra giải pháp để hoàn thành theo kịch bản thu đã phê duyệt. UBND huyện đã thành lập tổ công tác chỉ đạo, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong TNS, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các xưởng chế biến gỗ và nông lâm sản cho nhân dân.
Chỉ đạo các cơ quan khối tài chính phối hợp chặt chẽ với nhau trong TNS để phối hợp xây dựng, đề xuất với huyện về tăng cường quản lý, chống thất thu ngân sách đối với các loại thuế, phí trên địa bàn; tổ chức hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN… tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất, kinh doanh (SXKD) và môi trường thuận lợi để DN phát triển, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế...
Nhờ có nhiều nỗ lực trong TNS, đến thời điểm ngày 30/10/2022, tổng TNS trên địa bàn huyện Yên Bình đạt 261,2 tỷ đồng, bằng 79% dự toán tỉnh giao, tăng 13% so với cùng kỳ. Một số nguồn thu chưa bảo đảm kế hoạch là thu quốc doanh mới đạt 10,4 tỷ đồng, bằng 60% dự toán; ước thực hiện cả năm đạt 13,7 tỷ đồng/17,5 tỷ đồng.
Nguyên nhân giảm thu 3,8 tỷ đồng do sản lượng khai thác tài nguyên khoáng sản của 2 đơn vị là Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái và Công ty cổ phần Xi măng Yên Bình không đạt sản lượng như dự kiến; thu lệ phí trước bạ đạt 17,5 tỷ đồng, bằng 59% dự toán; ước cả năm đạt 21,5 tỷ đồng/30 tỷ đồng và nguyên nhân giảm thu 8,5 tỷ đồng là do 5 tháng đầu năm thực hiện Nghị định số 103/2021/NĐ - CP giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất lắp ráp trong nước và do ảnh hưởng của dịch bệnh cộng giá xăng dầu cao nên nhu cầu về các loại phương tiện giảm...
Qua trao đổi với lãnh đạo UBND huyện Yên Bình được biết, các nguồn thu chưa đạt như kỳ vọng là do hiện nay thị trường tiêu thụ các sản phẩm chế biến từ gỗ không tiêu thụ được, các đơn vị sản xuất nghỉ kéo dài; dẫn đến, ảnh hưởng TNS. Việc hủy kết quả trúng đấu giá tiền sử dụng đất đối với các thửa đất thuộc quỹ đất xây dựng khu dân cư nông thôn mới ở các thôn: Phai Thao, Gò Chùa, xã Bạch Hà có tác động và ảnh hưởng đến thuế thu nhập cá nhân, thu lệ phí trước bạ, thu từ tiền giao đất trong các tháng cuối năm 2022.
Tiến độ thực hiện các quỹ đất có tài sản công chậm thủ tục hồ sơ, mặc dù UBND huyện đã chỉ đạo Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng huyện đẩy nhanh tiến độ, song Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng huyện vẫn trì trệ; quỹ đất tổ 6 thị trấn không có khách mua hết hồ sơ 19 lô đất một phần là do Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng chưa chủ động phối hợp với đơn vị đánh giá để quảng bá, giới thiệu các lợi thế của các thửa đất.
Cùng đó, tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, thời tiết và chi phí nhiên liệu tăng cao đã gây khó khăn cho các đơn vị SXKD. Nguồn thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chủ yếu là thu thuế từ các DN nhỏ và siêu nhỏ nên khả năng cạnh tranh không cao, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan nên chưa chủ động xây dựng được kế hoạch kinh doanh bền vững…
Để thực hiện hoàn thành chỉ tiêu TNS năm 2022 được tỉnh giao và chỉ tiêu giao thêm, huyện Yên Bình tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp thu đã xây dựng trong kịch bản thu của huyện; kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong TNS; tập trung triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người dân, DN bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, góp phần thúc đẩy phục hồi kinh tế, nuôi dưỡng nguồn thu.
Đối với nguồn thu quốc doanh, huyện sẽ phối hợp với phòng chuyên môn Cục Thuế tỉnh đôn đốc 2 nhà máy xi măng nộp tiền nợ và tiền thuế phát sinh năm 2022. Đối với nguồn thu ngoài quốc doanh tiếp tục rà soát, nắm chắc diễn biến của thị trường, tình hình SXKD của các DN trên địa bàn, khai thác dữ liệu các DN trọng điểm đã xây dựng để phục vụ cho điều hành ngân sách; tăng cường quản lý đăng ký thuế, khai thuế, hoàn thuế, đôn đốc người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn; phối hợp với Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng quản lý chặt các đơn vị xây dựng cơ bản khi thanh toán công trình; phân tích đánh giá khả năng nộp tiền nợ thuế của từng DN, giám sát chặt chẽ các khoản nợ, nợ đến hạn để đôn đốc và áp dụng các biện pháp cưỡng chế có hiệu quả nhằm hạn chế đến mức thấp nhất khoản nợ mới phát sinh…