CTTĐT - Nhà máy chế biến kén tằm của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái (thuộc xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên) được thành lập cuối năm 2020. Dự kiến đầu tháng 12 tới đây, 2 dây chuyền chế biến kém tằm xuất khẩu đi vào hoạt động, góp phần gắn kết chuỗi liên kết dâu tằm bền vững và giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Công ty huy động tối đa nhân lực cho việc hoàn thiện lắp đặt máy móc
Hiện nay, không khí làm việc tại Nhà máy ươm tơ của Công ty Dâu tằm tơ Yên Bái diễn ra rất khẩn trương cho việc lắp đặt, hoàn thiện các công đoạn, từ nhà kho, khu xử lý nước thải, đặc biệt là việc lắp đặt giai đoạn 1 gồm 2 giàn máy ươm tơ với công suất 150 tấn tơ/năm, tương đương với 1.100 tấn kén, sau khi chế biến sản phẩm tơ tằm được xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ, Nhật Bản, các nước khối EU. Dự kiến đầu tháng 12 tới đây nhà máy chính thức đi vào sản xuất. Ông Vũ Xuân Trường - Giám đốc Công ty Cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái cho biết thêm: “Để đi vào hoạt động, công ty sẽ đào tạo và giải quyết việc làm cho 80 lao động của địa phương, nguyên liệu kén chủ yếu thu mua trên địa bàn huyện Trấn Yên và các huyện trong địa bàn tỉnh”.
Với quy mô thiết kế sản xuất, công ty có thể thu mua toàn bộ số lượng kén của các hộ nuôi tằm trên địa bàn huyện Trấn Yên thông qua việc ký hợp đồng thu mua kén tằm với các Hợp tác xã (HTX) và thương lái với theo giá thu mua ổn định. Ngoài ra, Công ty Cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái là đơn vị kết nối, giới thiệu các đơn vị cung ứng trứng tằm giống, vật tư nuôi tằm cho các HTX, hộ nuôi tằm trên địa bàn huyện, hướng dẫn kỹ thuật cho người nuôi tằm để nâng cao chất lượng kén. Để có đủ nguyên liệu cho 2 dây chuyền hoạt động ngay trong tháng 12 tới, vụ tằm hè thu, công ty đã thu mua 15 tấn kén, với giá bình quân 170 - 180.000 đồng/kg, có thời điểm kén loại 1 được thu mua tới 205.000 đồng/kg, điều này góp phần để người nông dân yên tâm mở rộng diện tích trồng dâu cũng như đầu tư hơn cho việc nuôi tằm. Ông Nguyễn Văn Cương - Giám đốc HTX Dâu tằm tơ Việt Thành cho rằng: “Chúng tôi rất mong muốn nhà máy đi vào hoạt động để bà con nông dân tiếp tục đầu tư mở rộng vùng trồng dâu, cũng như đầu tư hơn để tăng năng suất lá dâu hiện có, tăng sản lượng, chất lượng kén và điều bà con mong mỏi nhất đó là, khi có nhà máy sẽ thu mua hết sản phẩm kén và giá kén sẽ ổn định hơn cho nhân dân”.
Theo thiết kế, giai đoạn 2 Công ty Cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái sẽ lắp thêm các giàn máy ươm tơ để nâng công suất lên gấp đôi, đồng nghĩa với việc công ty phối hợp với các địa phương mở rộng diện tích trồng dâu, nâng cao chất lượng nguồn lao động, tăng cường hỗ trợ kỹ thuật cho các HTX, hộ trồng dâu nuôi tằm để nâng cao sản lượng và chất lượng kém. Vẫn theo lời ông Vũ Xuân Trường - Giám đốc Công ty Cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái: “Qua khảo sát đánh giá của công ty thì sản lượng kén của huyện Trấn Yên hàng năm mới đạt khoảng 1.000 tấn, chất lượng lao động không cao, vì vậy công ty chúng tôi rất mong muốn các cấp, các ngành phối hợp với công ty tiếp tục đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho lao động; tiếp tục mở rộng diện tích trồng dâu nuôi tằm, đầu tư những diện tích hiện có để tăng năng suất lá dâu, tăng sản lượng, chất lượng kén tằm. Công ty tiếp tục ký kết với các HTX, tư thương để mua hết sản phẩm kén cho bà con nông dân trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận”.
Hiện Công ty Cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đang đẩy nhanh việc lắp đặt máy móc, thiết bị, đào tạo nghề cho lao động để nhà máy hoạt động trong tháng 12 tới đây. Việc đưa 2 dây chuyền ươm tơ tại xã Báo Đáp vào sản xuất là lời khẳng định của việc tăng cường hơn nữa chuỗi liên kết bền vững cho nghề trồng dâu nuôi tằm của Trấn Yên nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng.
3187 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nhà máy chế biến kén tằm của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái (thuộc xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên) được thành lập cuối năm 2020. Dự kiến đầu tháng 12 tới đây, 2 dây chuyền chế biến kém tằm xuất khẩu đi vào hoạt động, góp phần gắn kết chuỗi liên kết dâu tằm bền vững và giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương.Hiện nay, không khí làm việc tại Nhà máy ươm tơ của Công ty Dâu tằm tơ Yên Bái diễn ra rất khẩn trương cho việc lắp đặt, hoàn thiện các công đoạn, từ nhà kho, khu xử lý nước thải, đặc biệt là việc lắp đặt giai đoạn 1 gồm 2 giàn máy ươm tơ với công suất 150 tấn tơ/năm, tương đương với 1.100 tấn kén, sau khi chế biến sản phẩm tơ tằm được xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ, Nhật Bản, các nước khối EU. Dự kiến đầu tháng 12 tới đây nhà máy chính thức đi vào sản xuất. Ông Vũ Xuân Trường - Giám đốc Công ty Cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái cho biết thêm: “Để đi vào hoạt động, công ty sẽ đào tạo và giải quyết việc làm cho 80 lao động của địa phương, nguyên liệu kén chủ yếu thu mua trên địa bàn huyện Trấn Yên và các huyện trong địa bàn tỉnh”.
Với quy mô thiết kế sản xuất, công ty có thể thu mua toàn bộ số lượng kén của các hộ nuôi tằm trên địa bàn huyện Trấn Yên thông qua việc ký hợp đồng thu mua kén tằm với các Hợp tác xã (HTX) và thương lái với theo giá thu mua ổn định. Ngoài ra, Công ty Cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái là đơn vị kết nối, giới thiệu các đơn vị cung ứng trứng tằm giống, vật tư nuôi tằm cho các HTX, hộ nuôi tằm trên địa bàn huyện, hướng dẫn kỹ thuật cho người nuôi tằm để nâng cao chất lượng kén. Để có đủ nguyên liệu cho 2 dây chuyền hoạt động ngay trong tháng 12 tới, vụ tằm hè thu, công ty đã thu mua 15 tấn kén, với giá bình quân 170 - 180.000 đồng/kg, có thời điểm kén loại 1 được thu mua tới 205.000 đồng/kg, điều này góp phần để người nông dân yên tâm mở rộng diện tích trồng dâu cũng như đầu tư hơn cho việc nuôi tằm. Ông Nguyễn Văn Cương - Giám đốc HTX Dâu tằm tơ Việt Thành cho rằng: “Chúng tôi rất mong muốn nhà máy đi vào hoạt động để bà con nông dân tiếp tục đầu tư mở rộng vùng trồng dâu, cũng như đầu tư hơn để tăng năng suất lá dâu hiện có, tăng sản lượng, chất lượng kén và điều bà con mong mỏi nhất đó là, khi có nhà máy sẽ thu mua hết sản phẩm kén và giá kén sẽ ổn định hơn cho nhân dân”.
Theo thiết kế, giai đoạn 2 Công ty Cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái sẽ lắp thêm các giàn máy ươm tơ để nâng công suất lên gấp đôi, đồng nghĩa với việc công ty phối hợp với các địa phương mở rộng diện tích trồng dâu, nâng cao chất lượng nguồn lao động, tăng cường hỗ trợ kỹ thuật cho các HTX, hộ trồng dâu nuôi tằm để nâng cao sản lượng và chất lượng kém. Vẫn theo lời ông Vũ Xuân Trường - Giám đốc Công ty Cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái: “Qua khảo sát đánh giá của công ty thì sản lượng kén của huyện Trấn Yên hàng năm mới đạt khoảng 1.000 tấn, chất lượng lao động không cao, vì vậy công ty chúng tôi rất mong muốn các cấp, các ngành phối hợp với công ty tiếp tục đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho lao động; tiếp tục mở rộng diện tích trồng dâu nuôi tằm, đầu tư những diện tích hiện có để tăng năng suất lá dâu, tăng sản lượng, chất lượng kén tằm. Công ty tiếp tục ký kết với các HTX, tư thương để mua hết sản phẩm kén cho bà con nông dân trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận”.
Hiện Công ty Cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đang đẩy nhanh việc lắp đặt máy móc, thiết bị, đào tạo nghề cho lao động để nhà máy hoạt động trong tháng 12 tới đây. Việc đưa 2 dây chuyền ươm tơ tại xã Báo Đáp vào sản xuất là lời khẳng định của việc tăng cường hơn nữa chuỗi liên kết bền vững cho nghề trồng dâu nuôi tằm của Trấn Yên nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng.