Quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP); có sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể và cấp ủy, chính quyền địa phương nên các hoạt động đảm bảo ATTP của thành phố luôn đạt hiệu quả, nhất là các đợt cao điểm hàng năm như tết Nguyên đán và Tháng hành động vì ATTP.
Một quầy kinh doanh của tiểu thương chợ Yên Ninh, thành phố Yên Bái.
Bà Vũ Thị Thanh Thủy - Phó Chánh Văn phòng HĐND và UBND, phụ trách công tác y tế của thành phố cho biết: bên cạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật được thực hiện thường xuyên, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động của người quản lý, người sản xuất, kinh doanh (SXKD) và người tiêu dùng trên địa bàn, thành phố còn chủ động thành lập các đoàn kiểm tra, hậu kiểm, giám sát ATTP; kiểm tra, thẩm định toàn diện đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý, đảm bảo điều kiện về ATTP; chủ động trong phối hợp và xử lý sự cố mất ATTP. Đồng thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Việc chú trọng, triển khai đồng bộ từ thành phố đến xã, phường trong tuyên truyền, giáo dục kiến thức vệ sinh ATTP, nhận thức của người tiêu dùng, người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống ngày càng được nâng cao. Các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội các cấp thường xuyên lồng ghép vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm vào các hội nghị, các phong trào để tuyên truyền đến các đoàn viên, hội viên.
Trong các đợt kiểm tra liên ngành dịp tết Nguyên đán và các lễ hội, Tháng hành động vì ATTP, đoàn kiểm tra của thành phố kết hợp tuyên truyền, phổ biến tới các cơ sở SXKD, chế biến thực phẩm các quy định về ATTP.
Từ đầu năm đến nay, thành phố đã tổ chức 24 buổi nói chuyện chuyên đề sức khỏe với 538 người tham dự, treo 40 băng zôn, phát 380 tờ rơi có nội dung tuyên truyền về đảm bảo ATTP nông lâm thủy sản do Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cấp...
Cùng với tuyên truyền, thành phố còn triển khai đồng bộ, quyết liệt việc kiểm tra, giám sát đến các xã, phường và có sự vào cuộc của các cấp, ngành liên quan. Việc kiểm tra, giám sát các cơ sở SXKD thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố đã được phân cấp quản lý, từng bước hạn chế sự chồng chéo trong thực hiện.
Từ đầu năm đến nay, đoàn kiểm tra liên ngành thành phố đã kiểm tra 43 cơ sở và đã nhắc nhở 5 cơ sở về tăng cường vệ sinh nội ngoại cảnh khu vực để hàng hóa; kiểm tra thời hạn của thực phẩm, nhất là đối với các loại thực phẩm có thời gian sử dụng ngắn hạn, cận hạn; niêm yết giá, công bố chất lượng sản phẩm, dán đầy đủ tem phụ đối với các sản phẩm là hàng nhập ngoại.
Đoàn kiểm tra liên ngành xã, phường kiểm tra 599 cơ sở, đã nhắc nhở 50 cơ sở về tăng cường vệ sinh nội ngoại cảnh khu vực bán hàng, sắp xếp các loại hàng hóa gọn gàng, khoa học, đảm bảo đầy đủ kệ kê hàng. Đội Quản lý thị trường số 2 kiểm tra 34 cơ sở, xử phạt 17 cơ sở.
UBND thành phố còn chỉ đạo Phòng Kinh tế phối hợp với Trung tâm Dịch vụ, Hỗ trợ phát triển nông nghiệp kiểm soát giết mổ 5.568 con gia súc, 12.135 con gia cầm; tổ chức 2.040 lượt kiểm tra vệ sinh thú y cơ sở giết mổ, cơ sở chăn nuôi, cơ sở kinh doanh, buôn bán động vật và sản phẩm động vật…
Riêng trong dịp tết Trung thu năm 2022, thành phố đã kiểm tra 165 cơ sở kinh doanh và đã phát hiện, xử lý 5 cơ sở có vi phạm, nhắc nhở 12 cơ sở; tổng số tiền phạt trên 3,7 triệu đồng…
Mặc dù trong thời gian qua, trên địa bàn thành phố không xảy ra các trường hợp ngộ độc thực phẩm, nhưng vẫn còn nhiều nguy cơ gây mất ATTP. Nguyên nhân là do các hộ, cơ sở sản xuất nông nghiệp trên địa bàn bao gồm cả trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản hiện nay chủ yếu vẫn là sản xuất theo kinh nghiệm, không tuân thủ theo một quy trình trồng trọt, chăn nuôi an toàn nào.
Hơn nữa, hầu hết các hộ sản xuất nông nghiệp mới ở quy mô nhỏ lẻ, chưa có liên kết trong sản xuất để thực hiện chứng nhận cơ sở SXKD đủ điều kiện ATTP. Một số xã, phường chưa nắm rõ trách nhiệm, quyền hạn của mình trong quản lý ATTP đối với các mặt hàng thuộc trách nhiệm của ngành nông nghiệp quản lý; dẫn đến, có sự lẫn lộn các sản phẩm thuộc các ngành nông nghiệp, công thương, y tế quản lý khi hướng dẫn các hộ SXKD thực phẩm thực hiện các quy định về ATTP.
Mặt khác, các hộ SXKD thực phẩm chưa chủ động thực hiện các quy định về ATTP như khu vực chế biến thực phẩm chưa gọn gàng, sạch sẽ, lưu mẫu thức ăn chưa đúng quy định, nhất là các hộ sản xuất nhỏ lẻ; nhận thức và ý thức của một số người tiêu dùng còn hạn chế, chưa chấp hành nghiêm quy định của Luật ATTP…
1406 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP); có sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể và cấp ủy, chính quyền địa phương nên các hoạt động đảm bảo ATTP của thành phố luôn đạt hiệu quả, nhất là các đợt cao điểm hàng năm như tết Nguyên đán và Tháng hành động vì ATTP.Bà Vũ Thị Thanh Thủy - Phó Chánh Văn phòng HĐND và UBND, phụ trách công tác y tế của thành phố cho biết: bên cạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật được thực hiện thường xuyên, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động của người quản lý, người sản xuất, kinh doanh (SXKD) và người tiêu dùng trên địa bàn, thành phố còn chủ động thành lập các đoàn kiểm tra, hậu kiểm, giám sát ATTP; kiểm tra, thẩm định toàn diện đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý, đảm bảo điều kiện về ATTP; chủ động trong phối hợp và xử lý sự cố mất ATTP. Đồng thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Việc chú trọng, triển khai đồng bộ từ thành phố đến xã, phường trong tuyên truyền, giáo dục kiến thức vệ sinh ATTP, nhận thức của người tiêu dùng, người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống ngày càng được nâng cao. Các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội các cấp thường xuyên lồng ghép vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm vào các hội nghị, các phong trào để tuyên truyền đến các đoàn viên, hội viên.
Trong các đợt kiểm tra liên ngành dịp tết Nguyên đán và các lễ hội, Tháng hành động vì ATTP, đoàn kiểm tra của thành phố kết hợp tuyên truyền, phổ biến tới các cơ sở SXKD, chế biến thực phẩm các quy định về ATTP.
Từ đầu năm đến nay, thành phố đã tổ chức 24 buổi nói chuyện chuyên đề sức khỏe với 538 người tham dự, treo 40 băng zôn, phát 380 tờ rơi có nội dung tuyên truyền về đảm bảo ATTP nông lâm thủy sản do Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cấp...
Cùng với tuyên truyền, thành phố còn triển khai đồng bộ, quyết liệt việc kiểm tra, giám sát đến các xã, phường và có sự vào cuộc của các cấp, ngành liên quan. Việc kiểm tra, giám sát các cơ sở SXKD thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố đã được phân cấp quản lý, từng bước hạn chế sự chồng chéo trong thực hiện.
Từ đầu năm đến nay, đoàn kiểm tra liên ngành thành phố đã kiểm tra 43 cơ sở và đã nhắc nhở 5 cơ sở về tăng cường vệ sinh nội ngoại cảnh khu vực để hàng hóa; kiểm tra thời hạn của thực phẩm, nhất là đối với các loại thực phẩm có thời gian sử dụng ngắn hạn, cận hạn; niêm yết giá, công bố chất lượng sản phẩm, dán đầy đủ tem phụ đối với các sản phẩm là hàng nhập ngoại.
Đoàn kiểm tra liên ngành xã, phường kiểm tra 599 cơ sở, đã nhắc nhở 50 cơ sở về tăng cường vệ sinh nội ngoại cảnh khu vực bán hàng, sắp xếp các loại hàng hóa gọn gàng, khoa học, đảm bảo đầy đủ kệ kê hàng. Đội Quản lý thị trường số 2 kiểm tra 34 cơ sở, xử phạt 17 cơ sở.
UBND thành phố còn chỉ đạo Phòng Kinh tế phối hợp với Trung tâm Dịch vụ, Hỗ trợ phát triển nông nghiệp kiểm soát giết mổ 5.568 con gia súc, 12.135 con gia cầm; tổ chức 2.040 lượt kiểm tra vệ sinh thú y cơ sở giết mổ, cơ sở chăn nuôi, cơ sở kinh doanh, buôn bán động vật và sản phẩm động vật…
Riêng trong dịp tết Trung thu năm 2022, thành phố đã kiểm tra 165 cơ sở kinh doanh và đã phát hiện, xử lý 5 cơ sở có vi phạm, nhắc nhở 12 cơ sở; tổng số tiền phạt trên 3,7 triệu đồng…
Mặc dù trong thời gian qua, trên địa bàn thành phố không xảy ra các trường hợp ngộ độc thực phẩm, nhưng vẫn còn nhiều nguy cơ gây mất ATTP. Nguyên nhân là do các hộ, cơ sở sản xuất nông nghiệp trên địa bàn bao gồm cả trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản hiện nay chủ yếu vẫn là sản xuất theo kinh nghiệm, không tuân thủ theo một quy trình trồng trọt, chăn nuôi an toàn nào.
Hơn nữa, hầu hết các hộ sản xuất nông nghiệp mới ở quy mô nhỏ lẻ, chưa có liên kết trong sản xuất để thực hiện chứng nhận cơ sở SXKD đủ điều kiện ATTP. Một số xã, phường chưa nắm rõ trách nhiệm, quyền hạn của mình trong quản lý ATTP đối với các mặt hàng thuộc trách nhiệm của ngành nông nghiệp quản lý; dẫn đến, có sự lẫn lộn các sản phẩm thuộc các ngành nông nghiệp, công thương, y tế quản lý khi hướng dẫn các hộ SXKD thực phẩm thực hiện các quy định về ATTP.
Mặt khác, các hộ SXKD thực phẩm chưa chủ động thực hiện các quy định về ATTP như khu vực chế biến thực phẩm chưa gọn gàng, sạch sẽ, lưu mẫu thức ăn chưa đúng quy định, nhất là các hộ sản xuất nhỏ lẻ; nhận thức và ý thức của một số người tiêu dùng còn hạn chế, chưa chấp hành nghiêm quy định của Luật ATTP…