Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, huyện Văn Chấn chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, xã, thị trấn đẩy mạnh triển khai thực hiện Chương trình và lựa chọn các sản phẩm đặc trưng, có ưu thế ở các địa phương để xây dựng sản phẩm. Đến nay, huyện đã có 19 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP.
Lãnh đạo Hội Nông dân xã Bình Thuận, huyện Văn Chấn (bên phải) tham quan vườn cam Đường canh là sản phẩm OCOP 3 sao của HTX Trồng cây ăn quả và Dịch vụ tổng hợp Bình Thuận.
Ông Hoàng Hữu Dũng - Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Chấn cho biết: hiện nay, huyện đã có 19 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP; trong đó, 10 sản phẩm đạt 4 sao và 9 sản phẩm đạt 3 sao gồm các sản phẩm: Tuyết Sơn Trà, Đại Lão Vương Trà - Hồng Trà, Hoàng Trà, Diệp Trà, Bạch Trà, Không gian văn hóa Trà Suối Giàng, Trà táo mèo Shan Thịnh, Xịt massage Quốc Kỳ, Gạo nếp Tan Tú Lệ và Homestay Hướng Kim...”.
Ngoài các sản phẩm nêu trên, cây ăn quả có múi như: cam, quýt cũng được biết đến là cây trồng tiềm năng của huyện để xây dựng sản phẩm OCOP. Trong đó, với trên 1.400 ha cam, quýt các loại thì có hơn 1.000 ha đã cho thu hoạch với sản lượng đạt trên 9.500 tấn/năm.
Với mục tiêu tập trung nâng cao chất lượng, những năm gần đây, cùng với nghiên cứu phương pháp trồng, chăm sóc để hạn chế sâu, bệnh hại, nhất là bệnh vàng lá, thối rễ thì công tác chọn giống, thu hoạch được nông dân và cấp ủy, chính quyền địa phương đặc biệt chú trọng thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP.
Hàng năm, huyện còn chỉ đạo các địa phương chủ động rà soát, quy hoạch và cho nhân dân đăng ký diện tích trồng mới để cử cán bộ chuyên môn đến đánh giá chất đất, hướng dẫn, tập huấn cho người dân quy trình trồng, chăm sóc theo tiêu chuẩn.
Khuyến khích nhân dân liên kết thành các mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX) để xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ, tạo sự ràng buộc cũng như nâng cao ý thức, trách nhiệm giữa gia đình với tổ chức và tổ chức với gia đình để cùng phát triển vùng cây ăn quả đảm bảo cho sản phẩm sạch, mẫu mã đẹp, giúp cho thương hiệu "Cam Văn Chấn” ngày càng vươn xa.
Để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của thị trường, tránh tình trạng được mùa mất giá, được giá hết sản phẩm, những năm gần đây, Văn Chấn đã chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân trồng nhiều giống cam, quýt cả chín sớm, chín muộn để kéo dài thời gian thu hoạch phục vụ người tiêu dùng.
Ông Đỗ Quang Trọng - Giám đốc HTX Trồng cây ăn quả và Dịch vụ tổng hợp Bình Thuận cho biết: nhờ thực hiện chặt chẽ quy trình kỹ thuật xử lý đất ban đầu đến chọn giống, trồng, chăm sóc nên diện tích cam, quýt của HTX đều không bị bệnh vàng lá, thối rễ. Để nâng cao chất lượng, HTX chú trọng chăm sóc theo quy trình tiêu chuẩn VietGAP, nên tất cả thuốc bảo vệ, phân bón đều sử dụng chế phẩm sinh học, hữu cơ. Nhờ đó, năm 2020, sản phẩm cam Đường canh của HTX được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao.
Hiện, HTX có tổng diện tích trên 69 ha thì chia ra trồng nhiều loại giống; trong đó, quýt sen và cam Vinh bắt đầu thu hoạch từ tháng 11, cam Đường canh thu từ tháng 12 trở đi. Ngoài ra, HTX cũng đang làm chứng nhận mã vùng sản xuất cam cho thương lái Trung Quốc với diện tích 10 ha. Nếu thành công, đây sẽ là bước ngoặt quan trọng để cam của HTX được người tiêu dùng trên thị trường nước ngoài biết đến, tạo cơ hội phát triển trong tương lai.
Chương trình xây dựng sản phẩm OCOP còn gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tạo bước đột phá, chuyển biến mạnh mẽ trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của địa phương.
Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các sản phẩm đặc trưng thích ứng với khí hậu, thổ nhưỡng của từng địa phương được quan tâm phát triển bền vững, nâng cao giá trị, tăng thu nhập cho nhân dân.
Đặc biệt, khuyến khích được các tổ chức, cá nhân đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ, cơ giới hóa, chuyển đổi cơ cấu giống, thời vụ phù hợp để không chỉ tăng năng suất, sản lượng mà còn tạo ra sản phẩm chất lượng, có giá trị kinh tế cao, xây dựng nên uy tín, thương hiệu, tạo cơ hội tiếp cận các thị trường lớn.
Riêng trong năm 2022, Văn Chấn đã đánh giá, chấm điểm 3 sản phẩm là: Kẹo C táo mèo Shan Thịnh, Rượu mơ Vương Việt và Rượu chuối hột Vương Việt đã hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp tỉnh công nhận sản phẩm OCOP. Đồng thời, huyện tiếp tục đánh giá lựa chọn các sản phẩm điển hình, tiêu biểu để thực hiện xây dựng Chương trình OCOP trong thời gian tới cũng như duy trì, nâng cao chất lượng các sản phẩm đã đạt.
Với nỗ lực trong thực hiện Chương trình OCOP, đến nay, ngoài các sản phẩm OCOP mang thương hiệu đã được người tiêu dùng trong tỉnh, trong nước biết đến thì vừa qua huyện Văn Chấn cũng đã được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp văn bằng bảo hộ Chỉ dẫn địa lý "Cam Văn Chấn”, "Chè Shan tuyết Suối Giàng” và nhãn hiệu tập thể "Mật ong Văn Chấn”.
Đây là điều kiện quan trọng giúp các sản phẩm của huyện tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và khu vực.
2506 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, huyện Văn Chấn chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, xã, thị trấn đẩy mạnh triển khai thực hiện Chương trình và lựa chọn các sản phẩm đặc trưng, có ưu thế ở các địa phương để xây dựng sản phẩm. Đến nay, huyện đã có 19 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP.Ông Hoàng Hữu Dũng - Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Chấn cho biết: hiện nay, huyện đã có 19 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP; trong đó, 10 sản phẩm đạt 4 sao và 9 sản phẩm đạt 3 sao gồm các sản phẩm: Tuyết Sơn Trà, Đại Lão Vương Trà - Hồng Trà, Hoàng Trà, Diệp Trà, Bạch Trà, Không gian văn hóa Trà Suối Giàng, Trà táo mèo Shan Thịnh, Xịt massage Quốc Kỳ, Gạo nếp Tan Tú Lệ và Homestay Hướng Kim...”.
Ngoài các sản phẩm nêu trên, cây ăn quả có múi như: cam, quýt cũng được biết đến là cây trồng tiềm năng của huyện để xây dựng sản phẩm OCOP. Trong đó, với trên 1.400 ha cam, quýt các loại thì có hơn 1.000 ha đã cho thu hoạch với sản lượng đạt trên 9.500 tấn/năm.
Với mục tiêu tập trung nâng cao chất lượng, những năm gần đây, cùng với nghiên cứu phương pháp trồng, chăm sóc để hạn chế sâu, bệnh hại, nhất là bệnh vàng lá, thối rễ thì công tác chọn giống, thu hoạch được nông dân và cấp ủy, chính quyền địa phương đặc biệt chú trọng thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP.
Hàng năm, huyện còn chỉ đạo các địa phương chủ động rà soát, quy hoạch và cho nhân dân đăng ký diện tích trồng mới để cử cán bộ chuyên môn đến đánh giá chất đất, hướng dẫn, tập huấn cho người dân quy trình trồng, chăm sóc theo tiêu chuẩn.
Khuyến khích nhân dân liên kết thành các mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX) để xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ, tạo sự ràng buộc cũng như nâng cao ý thức, trách nhiệm giữa gia đình với tổ chức và tổ chức với gia đình để cùng phát triển vùng cây ăn quả đảm bảo cho sản phẩm sạch, mẫu mã đẹp, giúp cho thương hiệu "Cam Văn Chấn” ngày càng vươn xa.
Để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của thị trường, tránh tình trạng được mùa mất giá, được giá hết sản phẩm, những năm gần đây, Văn Chấn đã chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân trồng nhiều giống cam, quýt cả chín sớm, chín muộn để kéo dài thời gian thu hoạch phục vụ người tiêu dùng.
Ông Đỗ Quang Trọng - Giám đốc HTX Trồng cây ăn quả và Dịch vụ tổng hợp Bình Thuận cho biết: nhờ thực hiện chặt chẽ quy trình kỹ thuật xử lý đất ban đầu đến chọn giống, trồng, chăm sóc nên diện tích cam, quýt của HTX đều không bị bệnh vàng lá, thối rễ. Để nâng cao chất lượng, HTX chú trọng chăm sóc theo quy trình tiêu chuẩn VietGAP, nên tất cả thuốc bảo vệ, phân bón đều sử dụng chế phẩm sinh học, hữu cơ. Nhờ đó, năm 2020, sản phẩm cam Đường canh của HTX được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao.
Hiện, HTX có tổng diện tích trên 69 ha thì chia ra trồng nhiều loại giống; trong đó, quýt sen và cam Vinh bắt đầu thu hoạch từ tháng 11, cam Đường canh thu từ tháng 12 trở đi. Ngoài ra, HTX cũng đang làm chứng nhận mã vùng sản xuất cam cho thương lái Trung Quốc với diện tích 10 ha. Nếu thành công, đây sẽ là bước ngoặt quan trọng để cam của HTX được người tiêu dùng trên thị trường nước ngoài biết đến, tạo cơ hội phát triển trong tương lai.
Chương trình xây dựng sản phẩm OCOP còn gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tạo bước đột phá, chuyển biến mạnh mẽ trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của địa phương.
Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các sản phẩm đặc trưng thích ứng với khí hậu, thổ nhưỡng của từng địa phương được quan tâm phát triển bền vững, nâng cao giá trị, tăng thu nhập cho nhân dân.
Đặc biệt, khuyến khích được các tổ chức, cá nhân đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ, cơ giới hóa, chuyển đổi cơ cấu giống, thời vụ phù hợp để không chỉ tăng năng suất, sản lượng mà còn tạo ra sản phẩm chất lượng, có giá trị kinh tế cao, xây dựng nên uy tín, thương hiệu, tạo cơ hội tiếp cận các thị trường lớn.
Riêng trong năm 2022, Văn Chấn đã đánh giá, chấm điểm 3 sản phẩm là: Kẹo C táo mèo Shan Thịnh, Rượu mơ Vương Việt và Rượu chuối hột Vương Việt đã hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp tỉnh công nhận sản phẩm OCOP. Đồng thời, huyện tiếp tục đánh giá lựa chọn các sản phẩm điển hình, tiêu biểu để thực hiện xây dựng Chương trình OCOP trong thời gian tới cũng như duy trì, nâng cao chất lượng các sản phẩm đã đạt.
Với nỗ lực trong thực hiện Chương trình OCOP, đến nay, ngoài các sản phẩm OCOP mang thương hiệu đã được người tiêu dùng trong tỉnh, trong nước biết đến thì vừa qua huyện Văn Chấn cũng đã được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp văn bằng bảo hộ Chỉ dẫn địa lý "Cam Văn Chấn”, "Chè Shan tuyết Suối Giàng” và nhãn hiệu tập thể "Mật ong Văn Chấn”.
Đây là điều kiện quan trọng giúp các sản phẩm của huyện tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và khu vực.