Thành phố Yên Bái là địa phương đầu tiên ban hành tạm thời tiêu chí chấm điểm và xếp hạng tổ chuyển đổi số (CĐS) cộng đồng cấp xã, cấp thôn năm 2022 với 4 nhóm tiêu chí lớn và 27 tiêu chí thành phần.
Lãnh đạo thành phố Yên Bái thăm các gian hàng chuyển đổi số tại phường Nguyễn Thái Học.
Xác định chuyển đổi số (CĐS) là một trong những đột phá quan trọng để thúc đẩy thành phố phát triển nhanh, bền vững theo Nghị quyết số 23 của Tỉnh ủy, thời gian qua, thành phố Yên Bái đã quyết tâm, quyết liệt triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để thực hiện CĐS, hướng tới xây dựng thành phố trở thành đô thị thông minh.
Tăng tốc về chuyển đổi số
Tuyến đường Kim Đồng, phường Minh Tân, thành phố Yên Bái có chiều dài 1,3 km được lắp đặt 150 cột đèn LED 2 bên hành lang đường. Trên các cột đèn đều gắn logo của các đơn vị tài trợ và mã quét tra cứu thông tin bản đồ quy hoạch của phường, xe cứu thương, bản đồ bác sĩ của Trung tâm Y tế thành phố; tra cứu thông tin trang web của phường, các tổ dân phố, Ngân hàng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Chi nhánh Bắc Yên Bái...
Việc ứng dụng, thực hiện CĐS toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, từng bước xây dựng mô hình chính quyền số, công dân số trên địa bàn phường Minh Tân, thành phố Yên Bái đã đem lại nhiều lợi ích cho người dân và doanh nghiệp.
Bà Nghiêm Thị Lan - Bí thư Đảng ủy phường Minh Tân cho biết: "Đảng ủy phường đã tập trung xây dựng kế hoạch, cụ thể hóa triển khai nhiệm vụ CĐS, tổ chức liên tiếp các hoạt động CĐS và Tháng hành động CĐS, thành lập các tổ hướng dẫn người dân thực hiện CĐS, qua đó nhận được sự quan tâm, đồng tình và tích cực thực hiện CĐS. Đến nay, Đảng ủy phường đã hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu về xây dựng phường CĐS và phường CĐS nâng cao, góp phần xây dựng phường Minh Tân trở thành phường thông minh và nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân trên địa bàn”.
Không chỉ ở phường Minh Tân, CĐS đã lan tỏa mạnh mẽ trên địa bàn thành phố với sự vào cuộc của gần 1.000 thành viên của 15 tổ CĐS cộng đồng đã đưa CĐS đến từng ngõ, từng nhà và mọi người dân ở thành phố đều được nghe, được biết về CĐS, đưa người dân trở thành những công dân số.
UBND thành phố đã phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông ban hành Kế hoạch phối hợp triển khai Công dân số trên địa bàn thành phố Yên Bái; xây dựng, hình thành bộ tiêu chí chung về công dân số giúp người dân nâng cao nhận thức và đồng hành tham gia cùng các cấp, chính quyền thực hiện thắng lợi nhiệm vụ về CĐS trên địa bàn.
Đến nay, 6/6 tiêu chí đã hoàn thành, 70% công dân có thiết bị thông minh được kết nối Internet, 70% công dân được cài đặt và sử dụng nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tử và nền tảng hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa (VOV Bacsi24), 80% công dân được cài đặt và sử dụng nền tảng mua sắm trực tuyến, 70% công dân cài đặt và sử dụng nền tảng mua sắm trực tuyến (Voso, Postmart…), 70% công dân trên địa bàn thành phố được cài đặt và sử dụng nền tảng mở rộng tri thức (Reavol), 80% công dân được bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng số cơ bản.
Thành phố đã thành lập 15 tổ CĐS cộng đồng cấp xã, 127 tổ CĐS cộng đồng cấp thôn với gần 1.000 thành viên tham gia. Thành phố là địa phương đầu tiên ban hành tạm thời tiêu chí chấm điểm và xếp hạng tổ CĐS cộng đồng cấp xã, cấp thôn năm 2022 với 4 nhóm tiêu chí lớn và 27 tiêu chí thành phần.
Ông Nguyễn Ngọc Trúc - Chủ tịch UBND thành phố cho biết: "Qua triển khai, đã xuất hiện một số mô hình, cách làm mới hiệu quả như: Mô hình "Thủ tục hành chính không chờ” ở 15 xã, phường. Thành lập tổ hỗ trợ trực tuyến người dân trong giải quyết thủ tục hành chính về đất đai; tổ chức chi trả, 18 thanh toán dịch vụ công bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, 15/15 xã, phường đã triển khai sử dụng biên lai điện tử; tổ chức chi trả, thu phí dịch vụ hành chính công, thu phí vệ sinh môi trường, thu đảng phí, thu đoàn phí, chi trả phụ cấp cho cán bộ không chuyên trách cấp xã bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt...
Người dân phường Minh Tân tìm kiếm các thông tin cần thiết qua việc quét tra cứu trên các cột đèn trang trí.
Vì lợi ích người dân, doanh nghiệp
Bà Lương Thị Tuyển ở phố Phúc Tân, phường Nguyễn Phúc năm nay 91 tuổi, bị liệt gần 20 năm, điều kiện sức khỏe cũng không được tốt nên nhiều lần muốn làm căn cước công dân (CCCD) mà chưa thực hiện được. Biết được hoàn cảnh của bà, Công an phường Nguyễn Phúc đã cử cán bộ, chiến sĩ đến tận nhà đưa đón và hỗ trợ bà hoàn thiện các thủ tục để được cấp CCCD và xác thực tài khoản định danh điện tử cho bà.
Với phương châm "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng nhân khẩu”, bất kể thời gian, chỉ cần nắm được thông tin có công dân chưa được cấp CCCD là lực lượng Công an thành phố lại có mặt để tuyên truyền, vận động người dân đến làm thủ tục cấp CCCD và tài khoản định danh điện tử, đồng thời cử cán bộ, chiến sĩ cùng với phương tiện hỗ trợ đưa đón đối với những trường hợp có hoàn cảnh khó khăn.
Trung tá Đặng Y Nam - Phó trưởng Công an phường Nguyễn Phúc, thành phố Yên Bái cho biết: "Công an phường đã yêu cầu cán bộ, chiến sĩ, đặc biệt là cảnh sát khu vực tăng cường rà soát, hỗ trợ các trường hợp công dân chưa làm CCCD và tài khoản định danh cá nhân hoặc đã làm nhưng cần chỉnh sửa. Đối với các trường hợp già yếu, neo đơn, không đi lại được, chúng tôi cử cán bộ chiến sĩ đến tận nhà để đưa đón”.
Thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), thành phố đã thành lập các tổ công tác tại địa bàn cơ sở đối với 15/15 xã, phường; 127/127 thôn tổ nhân dân với 762 thành viên. Chỉ đạo các tổ lưu động tại địa bàn xã, phường để cấp thẻ CCCD và tài khoản định danh điện tử.
Đồng thời, thành phố yêu cầu các cơ quan đơn vị, địa phương trên địa bàn khi giải quyết thủ tục hành chính và các giao dịch dân sự, hành chính với công dân căn cứ vào thông tin trên thẻ CCCD gắn chíp điện tử, nghiên cứu, sử dụng các phương thức ứng dụng dữ liệu dân cư và CCCD để xác định nơi cư trú của công dân, không yêu cầu công dân xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.
Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Ngọc Trúc cho biết thêm: "Công an thành phố triển khai 2 tổ công tác lưu động tại các địa bàn xã, phường để tổ chức thu nhận hồ sơ cấp CCCD và tài khoản định danh điện tử cho công dân đủ điều kiện theo quy định, kết hợp với tổ CĐS cộng đồng hướng dẫn nhân dân cài đặt tạo lập tài khoản định danh qua ứng dụng VNeid mức 1 và kích hoạt mức 2.
Đến hết tháng 11/2022, thành phố đã thu nhận 85.489/91.016 hồ sơ CCCD (đạt 93.92%); 38.362/ 85.849 hồ sơ tài khoản định danh điện tử (đạt tỷ lệ 44,87%). Về kết quả tiếp nhận giải quyết các thủ tục của UBND các xã, phường qua dịch vụ công mức độ 3 là 1952 hồ sơ, trong đó trực tuyến 1687 hồ sơ, đạt 86.42%.
Để tiếp tục triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ CĐS, thành phố Yên Bái tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò, sự tâm huyết trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp trong thực hiện CĐS. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng số cho các tổ CĐS cộng đồng, lấy đó làm nòng cốt để tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân chủ động, tích cực nâng cao các kỹ năng ứng dụng công nghệ số, nâng cao nhân thức về CĐS và tham gia sử dụng các dịch vụ công nghệ số.
Đồng thời, tận dụng, phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh, lợi thế sẵn có của thành phố để thúc đẩy CĐS, nhất là điều kiện về hạ tầng, trình độ và nhận thức cao của người dân. Tích cực phối hợp, đồng hành cùng các doanh nghiệp viễn thông và các ngân hàng thương mại thực hiện phổ cập kỹ năng số, tập huấn cho các tổ CĐS cộng đồng, hỗ trợ người dân về thông tin, mục đích của CĐS, các dịch vụ tiện ích cho người dân, đảm bảo an toàn thông tin.
2620 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Thành phố Yên Bái là địa phương đầu tiên ban hành tạm thời tiêu chí chấm điểm và xếp hạng tổ chuyển đổi số (CĐS) cộng đồng cấp xã, cấp thôn năm 2022 với 4 nhóm tiêu chí lớn và 27 tiêu chí thành phần.Xác định chuyển đổi số (CĐS) là một trong những đột phá quan trọng để thúc đẩy thành phố phát triển nhanh, bền vững theo Nghị quyết số 23 của Tỉnh ủy, thời gian qua, thành phố Yên Bái đã quyết tâm, quyết liệt triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để thực hiện CĐS, hướng tới xây dựng thành phố trở thành đô thị thông minh.
Tăng tốc về chuyển đổi số
Tuyến đường Kim Đồng, phường Minh Tân, thành phố Yên Bái có chiều dài 1,3 km được lắp đặt 150 cột đèn LED 2 bên hành lang đường. Trên các cột đèn đều gắn logo của các đơn vị tài trợ và mã quét tra cứu thông tin bản đồ quy hoạch của phường, xe cứu thương, bản đồ bác sĩ của Trung tâm Y tế thành phố; tra cứu thông tin trang web của phường, các tổ dân phố, Ngân hàng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Chi nhánh Bắc Yên Bái...
Việc ứng dụng, thực hiện CĐS toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, từng bước xây dựng mô hình chính quyền số, công dân số trên địa bàn phường Minh Tân, thành phố Yên Bái đã đem lại nhiều lợi ích cho người dân và doanh nghiệp.
Bà Nghiêm Thị Lan - Bí thư Đảng ủy phường Minh Tân cho biết: "Đảng ủy phường đã tập trung xây dựng kế hoạch, cụ thể hóa triển khai nhiệm vụ CĐS, tổ chức liên tiếp các hoạt động CĐS và Tháng hành động CĐS, thành lập các tổ hướng dẫn người dân thực hiện CĐS, qua đó nhận được sự quan tâm, đồng tình và tích cực thực hiện CĐS. Đến nay, Đảng ủy phường đã hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu về xây dựng phường CĐS và phường CĐS nâng cao, góp phần xây dựng phường Minh Tân trở thành phường thông minh và nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân trên địa bàn”.
Không chỉ ở phường Minh Tân, CĐS đã lan tỏa mạnh mẽ trên địa bàn thành phố với sự vào cuộc của gần 1.000 thành viên của 15 tổ CĐS cộng đồng đã đưa CĐS đến từng ngõ, từng nhà và mọi người dân ở thành phố đều được nghe, được biết về CĐS, đưa người dân trở thành những công dân số.
UBND thành phố đã phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông ban hành Kế hoạch phối hợp triển khai Công dân số trên địa bàn thành phố Yên Bái; xây dựng, hình thành bộ tiêu chí chung về công dân số giúp người dân nâng cao nhận thức và đồng hành tham gia cùng các cấp, chính quyền thực hiện thắng lợi nhiệm vụ về CĐS trên địa bàn.
Đến nay, 6/6 tiêu chí đã hoàn thành, 70% công dân có thiết bị thông minh được kết nối Internet, 70% công dân được cài đặt và sử dụng nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tử và nền tảng hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa (VOV Bacsi24), 80% công dân được cài đặt và sử dụng nền tảng mua sắm trực tuyến, 70% công dân cài đặt và sử dụng nền tảng mua sắm trực tuyến (Voso, Postmart…), 70% công dân trên địa bàn thành phố được cài đặt và sử dụng nền tảng mở rộng tri thức (Reavol), 80% công dân được bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng số cơ bản.
Thành phố đã thành lập 15 tổ CĐS cộng đồng cấp xã, 127 tổ CĐS cộng đồng cấp thôn với gần 1.000 thành viên tham gia. Thành phố là địa phương đầu tiên ban hành tạm thời tiêu chí chấm điểm và xếp hạng tổ CĐS cộng đồng cấp xã, cấp thôn năm 2022 với 4 nhóm tiêu chí lớn và 27 tiêu chí thành phần.
Ông Nguyễn Ngọc Trúc - Chủ tịch UBND thành phố cho biết: "Qua triển khai, đã xuất hiện một số mô hình, cách làm mới hiệu quả như: Mô hình "Thủ tục hành chính không chờ” ở 15 xã, phường. Thành lập tổ hỗ trợ trực tuyến người dân trong giải quyết thủ tục hành chính về đất đai; tổ chức chi trả, 18 thanh toán dịch vụ công bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, 15/15 xã, phường đã triển khai sử dụng biên lai điện tử; tổ chức chi trả, thu phí dịch vụ hành chính công, thu phí vệ sinh môi trường, thu đảng phí, thu đoàn phí, chi trả phụ cấp cho cán bộ không chuyên trách cấp xã bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt...
Người dân phường Minh Tân tìm kiếm các thông tin cần thiết qua việc quét tra cứu trên các cột đèn trang trí.
Vì lợi ích người dân, doanh nghiệp
Bà Lương Thị Tuyển ở phố Phúc Tân, phường Nguyễn Phúc năm nay 91 tuổi, bị liệt gần 20 năm, điều kiện sức khỏe cũng không được tốt nên nhiều lần muốn làm căn cước công dân (CCCD) mà chưa thực hiện được. Biết được hoàn cảnh của bà, Công an phường Nguyễn Phúc đã cử cán bộ, chiến sĩ đến tận nhà đưa đón và hỗ trợ bà hoàn thiện các thủ tục để được cấp CCCD và xác thực tài khoản định danh điện tử cho bà.
Với phương châm "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng nhân khẩu”, bất kể thời gian, chỉ cần nắm được thông tin có công dân chưa được cấp CCCD là lực lượng Công an thành phố lại có mặt để tuyên truyền, vận động người dân đến làm thủ tục cấp CCCD và tài khoản định danh điện tử, đồng thời cử cán bộ, chiến sĩ cùng với phương tiện hỗ trợ đưa đón đối với những trường hợp có hoàn cảnh khó khăn.
Trung tá Đặng Y Nam - Phó trưởng Công an phường Nguyễn Phúc, thành phố Yên Bái cho biết: "Công an phường đã yêu cầu cán bộ, chiến sĩ, đặc biệt là cảnh sát khu vực tăng cường rà soát, hỗ trợ các trường hợp công dân chưa làm CCCD và tài khoản định danh cá nhân hoặc đã làm nhưng cần chỉnh sửa. Đối với các trường hợp già yếu, neo đơn, không đi lại được, chúng tôi cử cán bộ chiến sĩ đến tận nhà để đưa đón”.
Thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), thành phố đã thành lập các tổ công tác tại địa bàn cơ sở đối với 15/15 xã, phường; 127/127 thôn tổ nhân dân với 762 thành viên. Chỉ đạo các tổ lưu động tại địa bàn xã, phường để cấp thẻ CCCD và tài khoản định danh điện tử.
Đồng thời, thành phố yêu cầu các cơ quan đơn vị, địa phương trên địa bàn khi giải quyết thủ tục hành chính và các giao dịch dân sự, hành chính với công dân căn cứ vào thông tin trên thẻ CCCD gắn chíp điện tử, nghiên cứu, sử dụng các phương thức ứng dụng dữ liệu dân cư và CCCD để xác định nơi cư trú của công dân, không yêu cầu công dân xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.
Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Ngọc Trúc cho biết thêm: "Công an thành phố triển khai 2 tổ công tác lưu động tại các địa bàn xã, phường để tổ chức thu nhận hồ sơ cấp CCCD và tài khoản định danh điện tử cho công dân đủ điều kiện theo quy định, kết hợp với tổ CĐS cộng đồng hướng dẫn nhân dân cài đặt tạo lập tài khoản định danh qua ứng dụng VNeid mức 1 và kích hoạt mức 2.
Đến hết tháng 11/2022, thành phố đã thu nhận 85.489/91.016 hồ sơ CCCD (đạt 93.92%); 38.362/ 85.849 hồ sơ tài khoản định danh điện tử (đạt tỷ lệ 44,87%). Về kết quả tiếp nhận giải quyết các thủ tục của UBND các xã, phường qua dịch vụ công mức độ 3 là 1952 hồ sơ, trong đó trực tuyến 1687 hồ sơ, đạt 86.42%.
Để tiếp tục triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ CĐS, thành phố Yên Bái tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò, sự tâm huyết trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp trong thực hiện CĐS. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng số cho các tổ CĐS cộng đồng, lấy đó làm nòng cốt để tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân chủ động, tích cực nâng cao các kỹ năng ứng dụng công nghệ số, nâng cao nhân thức về CĐS và tham gia sử dụng các dịch vụ công nghệ số.
Đồng thời, tận dụng, phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh, lợi thế sẵn có của thành phố để thúc đẩy CĐS, nhất là điều kiện về hạ tầng, trình độ và nhận thức cao của người dân. Tích cực phối hợp, đồng hành cùng các doanh nghiệp viễn thông và các ngân hàng thương mại thực hiện phổ cập kỹ năng số, tập huấn cho các tổ CĐS cộng đồng, hỗ trợ người dân về thông tin, mục đích của CĐS, các dịch vụ tiện ích cho người dân, đảm bảo an toàn thông tin.