CTTĐT - Hòa chung khí thế vui tươi phấn khởi mừng Đảng, mừng Xuân Quý Mão 2023, ngày 5/2 - tức ngày Rằm tháng Giêng năm Quý Mão, xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn đã tổ chức lễ hội Lồng Tồng - hay còn gọi là lễ hội xuống đồng. Đây là lễ hội đặc sắc của đồng bào Thái được tổ chức thường niên.
Lễ cúng của thầy Mo tại Lễ hội Lồng Tồng xã Tú Lệ
Năm nay, sau thời gian bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid -19, xã Tú Lệ đã tổ chức lễ hội trên quy mô rộng, với nhiều hoạt động mang đậm bản sắc văn hoá của đồng bào dân tộc Thái, đã thu hút đông đảo nhân dân trong xã và du khách thập phương tham gia.
Một nội dung không thể thiếu và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong Lễ hội Lồng Tồng và được người Thái xã Tú Lệ quan tâm chuẩn bị chu đáo là lễ cúng trời đất, thần linh, tạ ơn trời, đất, các vị thần linh, thổ địa đã khai phương, mở lối, phù hộ cho cuộc sống bình an. Đồng thời cầu xin một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, con người khỏe mạnh, cuộc sống yên vui, an lành và hạnh phúc.
Lễ cúng được chọn tổ chức ở trên một thửa ruộng rộng, bằng phẳng của xã. Để tỏ lòng thành kính với các bậc tiền nhân, tùy vào điều kiện thực tế, mỗi thôn bản trong xã đều chuẩn bị, góp lễ một mâm lễ vật, trong đó chủ yếu là các loại bánh được làm từ lúa gạo, ngô, thịt lợn, gà, xôi ngũ sắc… Ngoài mâm cỗ cúng của các thôn còn có một mâm cỗ lớn mà người dân ở đây gọi là “Pan cộ” có ý nghĩa là mâm cỗ “cái” gồm có một con lợn, 4 con gà trống, rượu, xôi, hoa quả… Khi lễ cúng kết thúc, con lợn sẽ được chia đều cho các lễ của các thôn, tượng trưng cho phát lộc may mắn cho nhân dân ở các thôn bản.
"Tó mắc lẹ" - một trò chơi dân gian của Đồng bào Dân tộc Thái
Sau phần lễ, người dân địa phương và du khách tham gia trải nghiệm, cùng hòa vào phần hội với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao đặc sắc. Ngoài tham gia các tiết mục văn nghệ, dân ca, dân vũ, nhân dân và du khách thập phương đã cùng nhau trải nghiệm, tham gia các trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Thái như: đẩy gậy, kéo co, ném còn, đi cầu khỉ, trèo cột mỡ, "tó mắc lẹ", hái hoa dân chủ… Anh Nguyễn Văn Hiếu - du khách đến từ Từ Sơn, Bắc Ninh chia sẻ: “Tôi thấy Lễ hội rất đặc sắc và đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng, nhất là khi tham gia trải nghiệm vào các trò chơi tôi cảm thấy rất vui và tôi thích nhất là trò chơi ném còn”.
Lễ hội Lồng Tồng ở Tú Lệ thường được tổ chức vào ngày Rằm tháng Giêng hàng năm. Tuy nhiên, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã đã thay đổi thời gian tổ chức lễ hội quy mô toàn xã sẽ tổ chức 5 năm một lần. Năm nay, dịch bệnh Covid-19 đã lắng xuống, xã Tú Lệ đã quyết định tổ chức lễ hội với 2 phần: phần lễ và phần hội. Với nhiều hoạt động có ý nghĩa tâm linh và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao đặc sắc đã đáp ứng được niềm mong mỏi của người dân địa phương và du khách thập phương tham gia. Ông Hoàng Văn Soàn - Phó Chủ tịch UBND xã Tú Lệ cho biết thêm: “Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã thì lễ hội Lồng Tồng đã được tổ chức vào năm 2020, nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên đến năm nay địa phương chúng tôi mới tổ chức tổ chức được lễ hội với quy mô lớn như thế này. Người dân rất vui mừng phấn khởi, tham gia nhiệt tình vào việc chuẩn bị các mâm lễ cúng cũng như tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao”.
Lễ hội Lồng Tồng của đồng bào Thái Tây Bắc nói chung và đồng bào Thái ở Tú Lệ nói riêng không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, thành kính, tỏ lòng biết ơn đối với các vị thần linh, tổ tiên, ông cha, những người có công khai phá vùng đất, lập bản, lập mường. Thông qua lễ hội còn tạo điều kiện cho đồng bào trong vùng gặp gỡ, đoàn kết gắn bó, giao lưu giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống. Đồng thời là dịp để quảng bá, giới thiệu những nét văn hóa độc đáo và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp của đất và người nơi đây.
1410 lượt xem
CTV: Ngọc Thúy - Phan Tuấn
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Hòa chung khí thế vui tươi phấn khởi mừng Đảng, mừng Xuân Quý Mão 2023, ngày 5/2 - tức ngày Rằm tháng Giêng năm Quý Mão, xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn đã tổ chức lễ hội Lồng Tồng - hay còn gọi là lễ hội xuống đồng. Đây là lễ hội đặc sắc của đồng bào Thái được tổ chức thường niên. Năm nay, sau thời gian bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid -19, xã Tú Lệ đã tổ chức lễ hội trên quy mô rộng, với nhiều hoạt động mang đậm bản sắc văn hoá của đồng bào dân tộc Thái, đã thu hút đông đảo nhân dân trong xã và du khách thập phương tham gia.
Một nội dung không thể thiếu và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong Lễ hội Lồng Tồng và được người Thái xã Tú Lệ quan tâm chuẩn bị chu đáo là lễ cúng trời đất, thần linh, tạ ơn trời, đất, các vị thần linh, thổ địa đã khai phương, mở lối, phù hộ cho cuộc sống bình an. Đồng thời cầu xin một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, con người khỏe mạnh, cuộc sống yên vui, an lành và hạnh phúc.
Lễ cúng được chọn tổ chức ở trên một thửa ruộng rộng, bằng phẳng của xã. Để tỏ lòng thành kính với các bậc tiền nhân, tùy vào điều kiện thực tế, mỗi thôn bản trong xã đều chuẩn bị, góp lễ một mâm lễ vật, trong đó chủ yếu là các loại bánh được làm từ lúa gạo, ngô, thịt lợn, gà, xôi ngũ sắc… Ngoài mâm cỗ cúng của các thôn còn có một mâm cỗ lớn mà người dân ở đây gọi là “Pan cộ” có ý nghĩa là mâm cỗ “cái” gồm có một con lợn, 4 con gà trống, rượu, xôi, hoa quả… Khi lễ cúng kết thúc, con lợn sẽ được chia đều cho các lễ của các thôn, tượng trưng cho phát lộc may mắn cho nhân dân ở các thôn bản.
"Tó mắc lẹ" - một trò chơi dân gian của Đồng bào Dân tộc Thái
Sau phần lễ, người dân địa phương và du khách tham gia trải nghiệm, cùng hòa vào phần hội với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao đặc sắc. Ngoài tham gia các tiết mục văn nghệ, dân ca, dân vũ, nhân dân và du khách thập phương đã cùng nhau trải nghiệm, tham gia các trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Thái như: đẩy gậy, kéo co, ném còn, đi cầu khỉ, trèo cột mỡ, "tó mắc lẹ", hái hoa dân chủ… Anh Nguyễn Văn Hiếu - du khách đến từ Từ Sơn, Bắc Ninh chia sẻ: “Tôi thấy Lễ hội rất đặc sắc và đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng, nhất là khi tham gia trải nghiệm vào các trò chơi tôi cảm thấy rất vui và tôi thích nhất là trò chơi ném còn”.
Lễ hội Lồng Tồng ở Tú Lệ thường được tổ chức vào ngày Rằm tháng Giêng hàng năm. Tuy nhiên, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã đã thay đổi thời gian tổ chức lễ hội quy mô toàn xã sẽ tổ chức 5 năm một lần. Năm nay, dịch bệnh Covid-19 đã lắng xuống, xã Tú Lệ đã quyết định tổ chức lễ hội với 2 phần: phần lễ và phần hội. Với nhiều hoạt động có ý nghĩa tâm linh và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao đặc sắc đã đáp ứng được niềm mong mỏi của người dân địa phương và du khách thập phương tham gia. Ông Hoàng Văn Soàn - Phó Chủ tịch UBND xã Tú Lệ cho biết thêm: “Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã thì lễ hội Lồng Tồng đã được tổ chức vào năm 2020, nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên đến năm nay địa phương chúng tôi mới tổ chức tổ chức được lễ hội với quy mô lớn như thế này. Người dân rất vui mừng phấn khởi, tham gia nhiệt tình vào việc chuẩn bị các mâm lễ cúng cũng như tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao”.
Lễ hội Lồng Tồng của đồng bào Thái Tây Bắc nói chung và đồng bào Thái ở Tú Lệ nói riêng không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, thành kính, tỏ lòng biết ơn đối với các vị thần linh, tổ tiên, ông cha, những người có công khai phá vùng đất, lập bản, lập mường. Thông qua lễ hội còn tạo điều kiện cho đồng bào trong vùng gặp gỡ, đoàn kết gắn bó, giao lưu giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống. Đồng thời là dịp để quảng bá, giới thiệu những nét văn hóa độc đáo và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp của đất và người nơi đây.