CTTĐT - Những năm qua, Trung tâm y tế huyện Yên Bình đã không ngừng đổi mới, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính, hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Trung tâm cũng đã triển khai hiệu quả đề án “Khám chữa bệnh từ xa” Telehealth nhằm nâng cao năng lực trong khám chữa bệnh, đẩy mạnh hoạt động cải tiến chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
Các cán bộ y tế cơ sở tham gia tập huấn chuyên môn
Từ năm 2019, trung tâm y tế huyện Yên Bình đã triển khai Đề án “Khám, chữa bệnh (KCB) từ xa” giai đoạn 2020-2025 của Bộ Y tế, tiếp tục mở rộng kết nối với trung tâm tư vấn, KCB từ xa (Telehealth) của các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến trung ương. Điều này tạo ra bước đột phá trong công tác KCB.
Bác Sỹ chuyên khoa I Lều Thị Thanh Nga - Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Yên Bình cho biết: “Từ nền tảng sẵn có được đầu tư về hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ, trung tâm Y tế Yên Bình đã nhanh chóng xây dựng kế hoạch thực hiện, tiếp tục đầu tư trang thiết bị đồng thời đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng vận hành hệ thống thông suốt khi cần thiết”.
Tham gia mô hình KCB từ xa với các bệnh viện tuyến trên, trong hơn 2 năm qua, Trung tâm Y tế Yên Bình đã tổ chức được 13 buổi hội chẩn với bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái và các bệnh viện tuyến trung ương. Qua đó đã giúp các bệnh nhân được chẩn đoán, điều trị hiệu quả qua hội chẩn trực tuyến với các giáo sư, chuyên gia đầu ngành, trong đó có rất nhiều ca bệnh khó, phức tạp tận dụng được “giờ vàng” để cứu chữa kịp thời, không phải chuyển tuyến trên. Công tác đào tạo chuyên môn cho các y bác sỹ cũng được chú trọng, đã tổ chức được 72 buổi đào tạo chuyên mô trực tuyến cho đội ngũ y bác sỹ của trung tâm, các phòng khám đa khoa khu vực và trạm y tế cơ sở.
Trường hợp của bệnh nhân T.N.C ở thị trấn Yên Bình đã từng bị đột quỵ não để lại di chứng yếu, phải nhập viện trong tình trạng lơ mơ, da khô nhăn nheo, dấu hiệu mất nước rõ, nhân trung lệch, tim nhanh. Bệnh nhân rơi vào hôn mê. Nhận định đây là ca bệnh khó, kíp cấp cứu Trung tâm Y tế Yên Bình đã hội chẩn trực tuyến với các chuyên gia, giáo sư đầu ngành lĩnh vực hô hấp, Nội tiết, thần kinh, chẩn đoán hình ảnh của bệnh viên Đại học Y Hà Nội giúp bệnh nhân qua cơn nguy kịch. Sau 10 ngày điều trị tích cực bệnh nhân đã ổn định ra viện.
Không chỉ mang lại lợi ích cho người bệnh, Telehealth còn là phương thức chuyển giao chuyên môn kỹ thuật từ xa hữu hiệu. Thông qua các buổi đào tạo, hội chẩn, sinh hoạt chuyên môn từ xa đã giúp các bác sĩ học hỏi, trau dồi thêm kiến thức chuyên môn, mà không mất chi phí đào tạo, giảm thời gian di chuyển. Đồng thời tận dụng được tối đa hệ thống trang thiết bị hiện đại và nguồn nhân lực tại chỗ, góp phần giải quyết tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên. Áp dụng Telehealth là một giải pháp quan trọng, mang đến lợi ích cho cả người bệnh và cơ sở y tế, đóng góp vào tiến trình chuyển đổi số của ngành Y tế. Đây được coi là “cánh tay nối dài” của hệ thống y tế, xoá nhòa ranh giới giữa các tuyến, phát huy hiệu quả cao nhất công tác chăm lo sức khỏe cho nhân dân.
Bác Sỹ Vi Tiến Cương - Trưởng phòng khám đa khoa khu vực Cảm Ân, huyện Yên Bình chia sẻ: “Thông qua các buổi đào tạo, hội chẩn, sinh hoạt chuyên môn từ xa đã giúp các bác sĩ chúng tôi học hỏi, trau dồi thêm kiến thức chuyên môn, mà không mất chi phí đào tạo, giảm thời gian di chuyển. Đồng thời tận dụng được tối đa hệ thống trang thiết bị hiện đại và nguồn nhân lực tại chỗ, góp phần giải quyết tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên".
Triển khai “Khám, chữa bệnh từ xa” là một giải pháp quan trọng, mang đến lợi ích cho cả người bệnh và cơ sở y tế. Tuy nhiên với một huyện có địa bàn rộng, cơ sở vật chất trang thiết bị còn nhiều thiếu thốn như Yên Bình, để phát huy hiệu quả Telehealth cũng gặp nhiều hạn chế, đặc biệt là đối với các trạm y tế tuyến cơ sở. Do vậy để phát huy hiệu quả việc áp dụng khám chữa bệnh từ xa mở rộng đến các trạm y tế xã thị trấn, thời gian tới, trung tâm Y tế Yên Bình tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông đến các Trạm Y tế và bước đầu thực hiện đào tạo chuyên môn cho tuyến cơ sở qua hệ thống trực tuyến. Xây dựng phòng khám bệnh từ xa kết nối với các bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương. Tiếp tục quan tâm giúp đỡ và đào tạo cán bộ một số chuyên khoa sâu cho đơn vị qua hệ thống khám trực tuyến. Tổ chức các chương trình hội chẩn, khám chữa bệnh từ xa cho đơn vị. Hỗ trợ đào tạo, chuyển giao kỹ thuật các trang thiết bị hiện đại để phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh như máy xét nghiệm miễn dịch, hệ thống nuôi cấy vi khuẩn và kháng sinh đồ, máy xét nghiệm đông máu tự động, máy khí máu…
Có thể khẳng định áp dụng khám chữa bệnh từ xa đã góp phần để Trung tâm Y tế Yên Bình tiếp tục cải cách hành chính, nâng cao chất lượng KCB, xây dựng nền tảng quản trị y tế thông minh, hình thành cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế, giúp người bệnh giảm chi phí và thời gian.
2269 lượt xem
CTV: Hồng Giang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Những năm qua, Trung tâm y tế huyện Yên Bình đã không ngừng đổi mới, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính, hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Trung tâm cũng đã triển khai hiệu quả đề án “Khám chữa bệnh từ xa” Telehealth nhằm nâng cao năng lực trong khám chữa bệnh, đẩy mạnh hoạt động cải tiến chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân.Từ năm 2019, trung tâm y tế huyện Yên Bình đã triển khai Đề án “Khám, chữa bệnh (KCB) từ xa” giai đoạn 2020-2025 của Bộ Y tế, tiếp tục mở rộng kết nối với trung tâm tư vấn, KCB từ xa (Telehealth) của các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến trung ương. Điều này tạo ra bước đột phá trong công tác KCB.
Bác Sỹ chuyên khoa I Lều Thị Thanh Nga - Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Yên Bình cho biết: “Từ nền tảng sẵn có được đầu tư về hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ, trung tâm Y tế Yên Bình đã nhanh chóng xây dựng kế hoạch thực hiện, tiếp tục đầu tư trang thiết bị đồng thời đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng vận hành hệ thống thông suốt khi cần thiết”.
Tham gia mô hình KCB từ xa với các bệnh viện tuyến trên, trong hơn 2 năm qua, Trung tâm Y tế Yên Bình đã tổ chức được 13 buổi hội chẩn với bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái và các bệnh viện tuyến trung ương. Qua đó đã giúp các bệnh nhân được chẩn đoán, điều trị hiệu quả qua hội chẩn trực tuyến với các giáo sư, chuyên gia đầu ngành, trong đó có rất nhiều ca bệnh khó, phức tạp tận dụng được “giờ vàng” để cứu chữa kịp thời, không phải chuyển tuyến trên. Công tác đào tạo chuyên môn cho các y bác sỹ cũng được chú trọng, đã tổ chức được 72 buổi đào tạo chuyên mô trực tuyến cho đội ngũ y bác sỹ của trung tâm, các phòng khám đa khoa khu vực và trạm y tế cơ sở.
Trường hợp của bệnh nhân T.N.C ở thị trấn Yên Bình đã từng bị đột quỵ não để lại di chứng yếu, phải nhập viện trong tình trạng lơ mơ, da khô nhăn nheo, dấu hiệu mất nước rõ, nhân trung lệch, tim nhanh. Bệnh nhân rơi vào hôn mê. Nhận định đây là ca bệnh khó, kíp cấp cứu Trung tâm Y tế Yên Bình đã hội chẩn trực tuyến với các chuyên gia, giáo sư đầu ngành lĩnh vực hô hấp, Nội tiết, thần kinh, chẩn đoán hình ảnh của bệnh viên Đại học Y Hà Nội giúp bệnh nhân qua cơn nguy kịch. Sau 10 ngày điều trị tích cực bệnh nhân đã ổn định ra viện.
Không chỉ mang lại lợi ích cho người bệnh, Telehealth còn là phương thức chuyển giao chuyên môn kỹ thuật từ xa hữu hiệu. Thông qua các buổi đào tạo, hội chẩn, sinh hoạt chuyên môn từ xa đã giúp các bác sĩ học hỏi, trau dồi thêm kiến thức chuyên môn, mà không mất chi phí đào tạo, giảm thời gian di chuyển. Đồng thời tận dụng được tối đa hệ thống trang thiết bị hiện đại và nguồn nhân lực tại chỗ, góp phần giải quyết tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên. Áp dụng Telehealth là một giải pháp quan trọng, mang đến lợi ích cho cả người bệnh và cơ sở y tế, đóng góp vào tiến trình chuyển đổi số của ngành Y tế. Đây được coi là “cánh tay nối dài” của hệ thống y tế, xoá nhòa ranh giới giữa các tuyến, phát huy hiệu quả cao nhất công tác chăm lo sức khỏe cho nhân dân.
Bác Sỹ Vi Tiến Cương - Trưởng phòng khám đa khoa khu vực Cảm Ân, huyện Yên Bình chia sẻ: “Thông qua các buổi đào tạo, hội chẩn, sinh hoạt chuyên môn từ xa đã giúp các bác sĩ chúng tôi học hỏi, trau dồi thêm kiến thức chuyên môn, mà không mất chi phí đào tạo, giảm thời gian di chuyển. Đồng thời tận dụng được tối đa hệ thống trang thiết bị hiện đại và nguồn nhân lực tại chỗ, góp phần giải quyết tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên".
Triển khai “Khám, chữa bệnh từ xa” là một giải pháp quan trọng, mang đến lợi ích cho cả người bệnh và cơ sở y tế. Tuy nhiên với một huyện có địa bàn rộng, cơ sở vật chất trang thiết bị còn nhiều thiếu thốn như Yên Bình, để phát huy hiệu quả Telehealth cũng gặp nhiều hạn chế, đặc biệt là đối với các trạm y tế tuyến cơ sở. Do vậy để phát huy hiệu quả việc áp dụng khám chữa bệnh từ xa mở rộng đến các trạm y tế xã thị trấn, thời gian tới, trung tâm Y tế Yên Bình tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông đến các Trạm Y tế và bước đầu thực hiện đào tạo chuyên môn cho tuyến cơ sở qua hệ thống trực tuyến. Xây dựng phòng khám bệnh từ xa kết nối với các bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương. Tiếp tục quan tâm giúp đỡ và đào tạo cán bộ một số chuyên khoa sâu cho đơn vị qua hệ thống khám trực tuyến. Tổ chức các chương trình hội chẩn, khám chữa bệnh từ xa cho đơn vị. Hỗ trợ đào tạo, chuyển giao kỹ thuật các trang thiết bị hiện đại để phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh như máy xét nghiệm miễn dịch, hệ thống nuôi cấy vi khuẩn và kháng sinh đồ, máy xét nghiệm đông máu tự động, máy khí máu…
Có thể khẳng định áp dụng khám chữa bệnh từ xa đã góp phần để Trung tâm Y tế Yên Bình tiếp tục cải cách hành chính, nâng cao chất lượng KCB, xây dựng nền tảng quản trị y tế thông minh, hình thành cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế, giúp người bệnh giảm chi phí và thời gian.