CTTĐT - Sau 7 năm (2010 - 2016) triển khai đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, huyện Mù Cang Chải đã hỗ trợ học nghề cho gần 3 nghìn lao động, đạt 104,7% kế hoạch. Trong đó có 93,2% học viên đủ điều kiện nhận chứng chỉ nghề.
Mù Cang Chải phấn đấu giai đoạn 2017 - 2020 đào tạo cho gần 1.900 lao động
Huyện Mù Cang Chải đã đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về đề án, tư vấn học nghề, việc làm tới các tổ chức hội cơ sở và 420 lao động, tổ chức tập huấn kỹ năng cho 42 cán bộ quản lý đào tạo nghề, khảo sát nhu cầu học nghề của trên 3 nghìn lao động nông thôn trên địa bàn huyện, đồng thời thường xuyên chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn và các cơ sở dạy nghề tổ chức thực hiện công tác đào tạo nghề đảm bảo đủ số lượng, chất lượng và tiến độ thời gian. Từ năm 2010 - 2016, đã có 2.977 lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề, đạt 104,7% kế hoạch, trong đó số người học nghề nông nghiệp chiếm 63,3%, 93,2% học viên đủ điều kiện nhận chứng chỉ nghề.
Tỷ lệ lao động nông thôn sau khi học nghề có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng với năng suất, thu nhập cao hơn trước đạt gần 86%, đã thành lập được 2 tổ hợp tác, trên 2.300 người tự tạo được việc làm. Có 40 hộ gia đình có người tham gia học nghề thoát nghèo sau 1 năm học nghề, 110 hộ đã trở thành hộ khá. Nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao như mô hình kỹ thuật nuôi ong mật xã Nậm Khắt, mô hình kỹ thuật trồng ngô xã Lao Chải, mô hình chăn nuôi lợn xã Hồ Bốn, mô hình thêu thổ cẩm xã Chế Cu Nha. Trong quá trình học và áp dụng vào thực tế, đã xuất hiện nhiều điển hình như ông Hờ A Vàng - xã Chế Cu Nha mở xưởng làm gạch ba banh, sử dụng 3 lao động/ngày, bà Khang Thị Su xã Chế Cu Nha biết thêu thổ cẩm tạo ra sản phẩm theo nhu cầu đặt hàng của công ty, gia đình bà Lìm Thị Thê Bản Trống Là, xã Hồ Bốn có sản phẩm lợn bán ra thị trường xuất chuồng khoảng 80 con/năm, ông Giàng A Sấu bản Séo Dì Hồ A, xã Lao Chải, Giàng A Sàng bản La Pán Tẩn, xã La Pán Tẩn mở hiệu sửa chữa xe máy, có thu nhập cho gia đình.
Bên cạnh kết quả đạt được, công tác đào tạo nghề của huyện Mù Cang Chải còn gặp khó khăn như: một số xã chỉ đạo phối hợp chưa kịp thời quyết liệt trong công tác rà soát đối tượng học nghề, giáo viên cơ hữu của Trung tâm Dạy nghề và giáo dục thường xuyên huyện còn thiếu, thiếu cơ sở vật chất phục vụ dạy, học nghề. Các học viên sau khi ra trường phần đa là tự tạo việc làm tại gia đình, địa phương, chưa được vào làm tại các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh...
Để công tác đào tạo nghề đạt hiệu quả hơn trong thời gian tới, huyện Mù Cang Chải sẽ tiếp tục chỉ đạo các xã, thị trấn rà soát nhu cầu học nghề của người lao động, tổng hợp số lao động, lựa chọn ngành nghề phù hợp với thực tế địa phương làm cơ sở xây dựng kế hoạch dạy nghề hàng năm; phối hợp các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm đảm bảo cho người lao động sau học nghề có việc làm ổn định; Chỉ đạo các cơ sở dạy nghề tiến hành đăng ký hoạt động dạy nghề đối với các ngành nghề có hiệu quả, các nghề do xã, thị trấn đăng ký đào tạo để tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn; phấn đấu giai đoạn 2017 - 2020 đào tạo cho gần 1.900 lao động, tỷ lệ lao động sau khi học nghề có việc làm mới hoặc tiếp tục nghề cũ nhưng năng suất, thu nhập cao hơn trước đạt 80%.
1163 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sau 7 năm (2010 - 2016) triển khai đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, huyện Mù Cang Chải đã hỗ trợ học nghề cho gần 3 nghìn lao động, đạt 104,7% kế hoạch. Trong đó có 93,2% học viên đủ điều kiện nhận chứng chỉ nghề.Huyện Mù Cang Chải đã đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về đề án, tư vấn học nghề, việc làm tới các tổ chức hội cơ sở và 420 lao động, tổ chức tập huấn kỹ năng cho 42 cán bộ quản lý đào tạo nghề, khảo sát nhu cầu học nghề của trên 3 nghìn lao động nông thôn trên địa bàn huyện, đồng thời thường xuyên chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn và các cơ sở dạy nghề tổ chức thực hiện công tác đào tạo nghề đảm bảo đủ số lượng, chất lượng và tiến độ thời gian. Từ năm 2010 - 2016, đã có 2.977 lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề, đạt 104,7% kế hoạch, trong đó số người học nghề nông nghiệp chiếm 63,3%, 93,2% học viên đủ điều kiện nhận chứng chỉ nghề.
Tỷ lệ lao động nông thôn sau khi học nghề có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng với năng suất, thu nhập cao hơn trước đạt gần 86%, đã thành lập được 2 tổ hợp tác, trên 2.300 người tự tạo được việc làm. Có 40 hộ gia đình có người tham gia học nghề thoát nghèo sau 1 năm học nghề, 110 hộ đã trở thành hộ khá. Nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao như mô hình kỹ thuật nuôi ong mật xã Nậm Khắt, mô hình kỹ thuật trồng ngô xã Lao Chải, mô hình chăn nuôi lợn xã Hồ Bốn, mô hình thêu thổ cẩm xã Chế Cu Nha. Trong quá trình học và áp dụng vào thực tế, đã xuất hiện nhiều điển hình như ông Hờ A Vàng - xã Chế Cu Nha mở xưởng làm gạch ba banh, sử dụng 3 lao động/ngày, bà Khang Thị Su xã Chế Cu Nha biết thêu thổ cẩm tạo ra sản phẩm theo nhu cầu đặt hàng của công ty, gia đình bà Lìm Thị Thê Bản Trống Là, xã Hồ Bốn có sản phẩm lợn bán ra thị trường xuất chuồng khoảng 80 con/năm, ông Giàng A Sấu bản Séo Dì Hồ A, xã Lao Chải, Giàng A Sàng bản La Pán Tẩn, xã La Pán Tẩn mở hiệu sửa chữa xe máy, có thu nhập cho gia đình.
Bên cạnh kết quả đạt được, công tác đào tạo nghề của huyện Mù Cang Chải còn gặp khó khăn như: một số xã chỉ đạo phối hợp chưa kịp thời quyết liệt trong công tác rà soát đối tượng học nghề, giáo viên cơ hữu của Trung tâm Dạy nghề và giáo dục thường xuyên huyện còn thiếu, thiếu cơ sở vật chất phục vụ dạy, học nghề. Các học viên sau khi ra trường phần đa là tự tạo việc làm tại gia đình, địa phương, chưa được vào làm tại các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh...
Để công tác đào tạo nghề đạt hiệu quả hơn trong thời gian tới, huyện Mù Cang Chải sẽ tiếp tục chỉ đạo các xã, thị trấn rà soát nhu cầu học nghề của người lao động, tổng hợp số lao động, lựa chọn ngành nghề phù hợp với thực tế địa phương làm cơ sở xây dựng kế hoạch dạy nghề hàng năm; phối hợp các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm đảm bảo cho người lao động sau học nghề có việc làm ổn định; Chỉ đạo các cơ sở dạy nghề tiến hành đăng ký hoạt động dạy nghề đối với các ngành nghề có hiệu quả, các nghề do xã, thị trấn đăng ký đào tạo để tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn; phấn đấu giai đoạn 2017 - 2020 đào tạo cho gần 1.900 lao động, tỷ lệ lao động sau khi học nghề có việc làm mới hoặc tiếp tục nghề cũ nhưng năng suất, thu nhập cao hơn trước đạt 80%.