Huyện Mù Cang Chải có trên 80.000 ha rừng; tỷ lệ che phủ rừng đạt 67,16%. Đây cũng là địa phương nằm trong vùng trọng điểm cháy rừng của tỉnh.
Cán bộ kiểm lâm Mù Cang Chải tăng cường tuần tra, kiểm tra rừng.
Mù Cang Chải vào mùa khô hàng năm thường nắng nóng kéo dài cùng tác động của gió lào khiến cành cây, tán lá và những thảm thực vật rất khô, nên chỉ cần một hành vi vô trách nhiệm hoặc sơ sẩy của con người thì một tàn lửa cũng đủ gây ra những vụ cháy rừng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, khi xảy ra cháy rừng thì lại rất khó dập tắt vì địa hình hiểm trở, phương tiện chữa cháy thô sơ.
Trước thực tế này, để nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR), hàng năm, huyện Mù Cang Chải sớm kiện toàn ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch phù hợp điều kiện thực tiễn từng nơi.
Đặc biệt, với vai trò lực lượng nòng cốt, Hạt Kiểm lâm Mù Cang Chải đã phối hợp với chính quyền địa phương, tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong nhân dân về công tác bảo vệ rừng, PCCCR, tổ chức cho mọi người dân ký cam kết thực hiện tốt các nội quy, quy chế bảo vệ rừng, PCCCR, thành lập các tổ đội xung kích tại các bản.
Hàng năm, lực lượng kiểm lâm viên địa bàn còn tổ chức cho người dân các bản, tổ dân phố học tập các nội quy, quy định về bảo vệ rừng, PCCCR và triển khai ký cam kết đến từng hộ gia đình tại 98 bản, tổ dân phố trên toàn huyện; thành lập hàng trăm tổ đội xung kích tuần tra, bảo vệ rừng sẵn sàng ứng cứu kịp thời khi xảy ra cháy rừng.
Bên cạnh đẩy mạnh tuyên truyền, tại các xã đều duy trì chế độ trực tại các chòi canh lửa và lán tạm canh lửa tại các điểm cao để chủ động phát hiện lửa rừng trong mùa khô hanh. Đặc biệt, một trong những biện pháp căn cơ để hạn chế cháy rừng trên địa bàn, chính là quản lý chặt việc đốt nương làm rẫy của người dân.
Ông Trần Xuân Dưỡng - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện cho biết: "Hàng năm, khi bước vào mùa khô hanh cũng là thời điểm người dân làm nương rẫy tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng cao. Do đó, chúng tôi tăng cường cán bộ kiểm lâm về xã cùng thống kê diện tích nương rẫy của các hộ dân và tổ chức cho các hộ đăng ký ngày, giờ đốt nương cụ thể. Trên cơ sở đó, cán bộ kiểm lâm tổ chức hướng dẫn và giám sát quá trình đốt nương rẫy theo đúng quy trình, kỹ thuật; từ đó, đã hạn chế tối đa tình trạng cháy rừng”.
Bước vào niên vụ khô hanh 2022 - 2023, với phương châm "4 tại chỗ”, phòng ngừa là chính, chữa cháy kịp thời, hiệu quả, huyện Mù Cang Chải chỉ đạo cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở triển khai đồng bộ các biện pháp PCCCR.
Theo đó, lực lượng kiểm lâm, chính quyền các xã tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về PCCCR nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân trong bảo vệ rừng.
Củng cố kiện toàn ban chỉ huy PCCCR từ cấp huyện đến cấp xã và xác định vùng trọng điểm thường xảy ra cháy rừng để tập trung chỉ đạo; xây dựng phương án, kế hoạch, phân công lịch trực cụ thể cho các thành viên; xác định rõ các vùng trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy cao để tổ chức phương án trực và huy động lực lượng chữa cháy theo phương châm "4 tại chỗ”.
Đồng thời, lực lượng kiểm lâm, chủ rừng hướng dẫn người dân thực hiện tốt các quy định PCCCR như: củng cố, tu sửa các đường băng cản lửa, các bảng biển, nội quy, biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng.
Đặc biệt, lực lượng kiểm lâm, Ban Quản lý Rừng phòng hộ Mù Cang Chải phối hợp với các xã, thị trấn tiến hành rà soát thống kê diện tích nương rẫy gần rừng có nguy cơ xảy ra cháy lan cao để tổ chức cưỡng chế đốt hoặc đốt có kiểm soát.
Bên cạnh đó, huyện xác định chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần xóa đói giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống đồng bào để giảm tác động vào rừng; qua đó, hạn chế được cháy rừng.
1166 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Huyện Mù Cang Chải có trên 80.000 ha rừng; tỷ lệ che phủ rừng đạt 67,16%. Đây cũng là địa phương nằm trong vùng trọng điểm cháy rừng của tỉnh.Mù Cang Chải vào mùa khô hàng năm thường nắng nóng kéo dài cùng tác động của gió lào khiến cành cây, tán lá và những thảm thực vật rất khô, nên chỉ cần một hành vi vô trách nhiệm hoặc sơ sẩy của con người thì một tàn lửa cũng đủ gây ra những vụ cháy rừng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, khi xảy ra cháy rừng thì lại rất khó dập tắt vì địa hình hiểm trở, phương tiện chữa cháy thô sơ.
Trước thực tế này, để nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR), hàng năm, huyện Mù Cang Chải sớm kiện toàn ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch phù hợp điều kiện thực tiễn từng nơi.
Đặc biệt, với vai trò lực lượng nòng cốt, Hạt Kiểm lâm Mù Cang Chải đã phối hợp với chính quyền địa phương, tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong nhân dân về công tác bảo vệ rừng, PCCCR, tổ chức cho mọi người dân ký cam kết thực hiện tốt các nội quy, quy chế bảo vệ rừng, PCCCR, thành lập các tổ đội xung kích tại các bản.
Hàng năm, lực lượng kiểm lâm viên địa bàn còn tổ chức cho người dân các bản, tổ dân phố học tập các nội quy, quy định về bảo vệ rừng, PCCCR và triển khai ký cam kết đến từng hộ gia đình tại 98 bản, tổ dân phố trên toàn huyện; thành lập hàng trăm tổ đội xung kích tuần tra, bảo vệ rừng sẵn sàng ứng cứu kịp thời khi xảy ra cháy rừng.
Bên cạnh đẩy mạnh tuyên truyền, tại các xã đều duy trì chế độ trực tại các chòi canh lửa và lán tạm canh lửa tại các điểm cao để chủ động phát hiện lửa rừng trong mùa khô hanh. Đặc biệt, một trong những biện pháp căn cơ để hạn chế cháy rừng trên địa bàn, chính là quản lý chặt việc đốt nương làm rẫy của người dân.
Ông Trần Xuân Dưỡng - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện cho biết: "Hàng năm, khi bước vào mùa khô hanh cũng là thời điểm người dân làm nương rẫy tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng cao. Do đó, chúng tôi tăng cường cán bộ kiểm lâm về xã cùng thống kê diện tích nương rẫy của các hộ dân và tổ chức cho các hộ đăng ký ngày, giờ đốt nương cụ thể. Trên cơ sở đó, cán bộ kiểm lâm tổ chức hướng dẫn và giám sát quá trình đốt nương rẫy theo đúng quy trình, kỹ thuật; từ đó, đã hạn chế tối đa tình trạng cháy rừng”.
Bước vào niên vụ khô hanh 2022 - 2023, với phương châm "4 tại chỗ”, phòng ngừa là chính, chữa cháy kịp thời, hiệu quả, huyện Mù Cang Chải chỉ đạo cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở triển khai đồng bộ các biện pháp PCCCR.
Theo đó, lực lượng kiểm lâm, chính quyền các xã tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về PCCCR nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân trong bảo vệ rừng.
Củng cố kiện toàn ban chỉ huy PCCCR từ cấp huyện đến cấp xã và xác định vùng trọng điểm thường xảy ra cháy rừng để tập trung chỉ đạo; xây dựng phương án, kế hoạch, phân công lịch trực cụ thể cho các thành viên; xác định rõ các vùng trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy cao để tổ chức phương án trực và huy động lực lượng chữa cháy theo phương châm "4 tại chỗ”.
Đồng thời, lực lượng kiểm lâm, chủ rừng hướng dẫn người dân thực hiện tốt các quy định PCCCR như: củng cố, tu sửa các đường băng cản lửa, các bảng biển, nội quy, biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng.
Đặc biệt, lực lượng kiểm lâm, Ban Quản lý Rừng phòng hộ Mù Cang Chải phối hợp với các xã, thị trấn tiến hành rà soát thống kê diện tích nương rẫy gần rừng có nguy cơ xảy ra cháy lan cao để tổ chức cưỡng chế đốt hoặc đốt có kiểm soát.
Bên cạnh đó, huyện xác định chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần xóa đói giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống đồng bào để giảm tác động vào rừng; qua đó, hạn chế được cháy rừng.