CTTĐT - Với mong muốn giữ gìn và trao truyền các điệu múa, hát và những nét văn hoá đặc trưng của dân tộc Dao quần trắng cho thế hệ trẻ, nghệ nhân ưu tú Hoàng Hữu Định ở thôn Trung Tâm, xã Yên Thành, huyện Yên Bình đã miệt mài sưu tầm, phục dựng và truyền dạy văn hoá hoá, văn nghệ dân tộc Dao cho thế hệ trẻ.
Nghệ nhân Hoàng Hữu Định tổ chức truyền dạy các điệu múa cổ của người Dao cho đội văn nghệ của xã
Sinh ra và lớn lên tại bản làng của người Dao nằm bên ven hồ Thác Bà thơ mộng, từ nhỏ, nghệ nhân Hoàng Hữu Định đã được hoà mình vào những lễ hội độc đáo của người Dao như lễ cấp sắc, lễ cầu mùa hay những đêm hát dao duyên say đắm. Chính những yếu tố đó đã nuôi dưỡng, bồi đắp tình yêu đối với văn hoá dân gian dân tộc trong ông. Được trời phú cho khả năng cảm thụ và đam mê âm nhạc, ông Định đã tự mày mò học hỏi và chơi thành thạo các loại nhạc cụ dân tộc như sáo, đàn, kèn và các dụng cụ âm nhạc khác một cách thuần thục. Không những biết chơi nhạc, diễn tấu những nhạc cụ dân tộc, với khả năng thẩm âm tốt, cộng với sự đam mê, chịu khó tìm tòi, học hỏi, ông Định đã trở thành người chế tạo nhạc cụ truyền thống. Ông đã tự làm ra chiếc kèn nứa, một nhạc cụ thường được sử dụng trong các lễ hội của người Dao hay dùng làm hiệu lệnh trong các trò chơi dân gian, hơn nữa còn sử dụng ngay trên nương để gọi bạn. Nghệ nhân ưu tú Hoàng Hữu Định - xã Yên Thành chia sẻ: “Khèn nứa dùng chủ yếu thổi trong các lễ hội hay khi đi làm nương, làm rẫy. Khèn nứa thổi vang lắm, không phải dùng bằng míc, thổi từ đồi này mà đồi bên kia cũng nghe đươc”.
Trong văn hóa tín ngưỡng của người Dao thì mỗi dòng họ, chi họ đều có gia phả ghi chép đầy đủ lý lịch cũng như vai trò và công đức của tổ tiên, ông bà, cha mẹ và một nguồn gốc của gia đình hay dòng họ, tất cả đều được viết bằng chữ Nôm Dao. Do đó, với quan điểm tiếng nói và chữ viết là “chìa khoá” để lưu giữ kho tàng văn hoá dân tộc, ông Định đã dày công học chữ Nôm Dao và sưu tầm ghi chép lại các phong tục, nghi lễ thờ cúng riêng của đồng bào Dao bằng chữ Nôm để thế hệ con cháu và càng nhiều người biết đến nguồn gốc của tổ tiên, văn hoá của dân tộc. Nghệ nhân ưu tú Hoàng Hữu Định, xã Yên Thành cho biết thêm: “Mình là người Dao quần trắng dù có thế nào thì mình cũng cố gắng dạy bảo các con, các cháu để làm sao giữ được nét độc đáo của văn hóa người Dao mình”.
Nghệ nhân Hoàng Hữu Định hướng dẫn các em nhỏ cách thổi kèn nứa
Để văn hóa người Dao không bị mai một, nghệ nhân Hoàng Hữu Định đã cùng với những người có uy tín trong làng tìm đến từng nhà để trò chuyện, vận động lớp trẻ đi học. Ông nói về cái hay, cái đẹp của văn hóa, tập quán và đặc biệt là sự quý giá của ngôn ngữ dân tộc mình. Ông khơi dậy và thắp lên ngọn lửa đam mê về tiếng nói, chữ viết trong tâm hồn các cháu nhỏ. Bằng sự nhiệt huyết của mình, ông Định đã truyền tình yêu văn hoá truyền thống cho thế hệ trẻ. Vì vậy, cứ khi nào có thời gian rảnh, con cháu, thanh niên trong làng, trong xã lại tìm đến nhà ông để học tiếng Dao và tìm hiểu các nghi lễ thờ cúng, chữ cổ hay thổi kèn nứa, để thế hệ trẻ thêm hiểu và tự hào về những truyền thống văn hóa của dân tộc mình. Em Lý Gia Khải, học sinh lớp 5, Trường Phổ thông DTBT Tiểu học xã Yên Thành nói: “Khi được ông Đinh dạy thổi khèn nứa và các nét đẹp của văn hóa người Dao, cháu thấy rất yêu quê hương mình và sẽ cố gắng học hỏi để gìn giữ các nét đẹp văn hóa của dân tộc mình”.
Không chỉ sưu tầm, nghiên cứu, truyền dạy, ông Định còn luôn nhiệt tình tham gia các hoạt động bảo tồn văn hóa truyền thống. Ông là người trực tiếp dàn dựng những làn điệu dân ca, điệu múa cổ truyền để đội văn nghệ của xã, huyện có tiết mục sáng tạo gây ấn tượng tại các hội diễn, liên hoan nghệ thuật. Chị Đặng Thị Yên, thôn Ngòi Di, xã Yên Thành bộc bạch: “Tham gia lớp truyền dạy của ông Định chúng tôi đã thành thục những điệu hát múa trong các nghi lễ của người Dao như: Lễ cầu mùa, Lễ cầu làng, Lễ cưới hỏi… để gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc Dao, tham gia các hội diễn và phục vụ phát triển du lịch”.
Ông Nguyễn Văn Yên - Chủ tịch UBND xã Yên Thành cho biết: “Nghệ nhân ưu tú Hoàng Hữu Định là người có đóng góp rất lớn trong việc phát huy và giữ bản sắc văn hóa của người Dao quần trắng, ông là người tâm huyết khi sưu tầm, nghiên cứu để truyền cho thế hệ trẻ để bảo tồn văn hóa truyền thống”.
Say sưa tìm tòi, sưu tầm và phục dựng các lễ hội, phong tục của đồng bào Dao, nghệ nhân Hoàng Hữu Định đã được ghi nhận bằng nhiều bàng khen, giấy khen của các cấp, các ngành vì đã có nhiều cống hiến trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. Danh hiệu Nghệ nhân ưu tú được Chủ tịch nước phong tặng năm 2022 là sự ghi nhận xứng đáng những cống hiến của người giữ hồn văn hóa Dao như ông.
969 lượt xem
CTV: Hồng Giang - Hoàng Đức
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Với mong muốn giữ gìn và trao truyền các điệu múa, hát và những nét văn hoá đặc trưng của dân tộc Dao quần trắng cho thế hệ trẻ, nghệ nhân ưu tú Hoàng Hữu Định ở thôn Trung Tâm, xã Yên Thành, huyện Yên Bình đã miệt mài sưu tầm, phục dựng và truyền dạy văn hoá hoá, văn nghệ dân tộc Dao cho thế hệ trẻ. Sinh ra và lớn lên tại bản làng của người Dao nằm bên ven hồ Thác Bà thơ mộng, từ nhỏ, nghệ nhân Hoàng Hữu Định đã được hoà mình vào những lễ hội độc đáo của người Dao như lễ cấp sắc, lễ cầu mùa hay những đêm hát dao duyên say đắm. Chính những yếu tố đó đã nuôi dưỡng, bồi đắp tình yêu đối với văn hoá dân gian dân tộc trong ông. Được trời phú cho khả năng cảm thụ và đam mê âm nhạc, ông Định đã tự mày mò học hỏi và chơi thành thạo các loại nhạc cụ dân tộc như sáo, đàn, kèn và các dụng cụ âm nhạc khác một cách thuần thục. Không những biết chơi nhạc, diễn tấu những nhạc cụ dân tộc, với khả năng thẩm âm tốt, cộng với sự đam mê, chịu khó tìm tòi, học hỏi, ông Định đã trở thành người chế tạo nhạc cụ truyền thống. Ông đã tự làm ra chiếc kèn nứa, một nhạc cụ thường được sử dụng trong các lễ hội của người Dao hay dùng làm hiệu lệnh trong các trò chơi dân gian, hơn nữa còn sử dụng ngay trên nương để gọi bạn. Nghệ nhân ưu tú Hoàng Hữu Định - xã Yên Thành chia sẻ: “Khèn nứa dùng chủ yếu thổi trong các lễ hội hay khi đi làm nương, làm rẫy. Khèn nứa thổi vang lắm, không phải dùng bằng míc, thổi từ đồi này mà đồi bên kia cũng nghe đươc”.
Trong văn hóa tín ngưỡng của người Dao thì mỗi dòng họ, chi họ đều có gia phả ghi chép đầy đủ lý lịch cũng như vai trò và công đức của tổ tiên, ông bà, cha mẹ và một nguồn gốc của gia đình hay dòng họ, tất cả đều được viết bằng chữ Nôm Dao. Do đó, với quan điểm tiếng nói và chữ viết là “chìa khoá” để lưu giữ kho tàng văn hoá dân tộc, ông Định đã dày công học chữ Nôm Dao và sưu tầm ghi chép lại các phong tục, nghi lễ thờ cúng riêng của đồng bào Dao bằng chữ Nôm để thế hệ con cháu và càng nhiều người biết đến nguồn gốc của tổ tiên, văn hoá của dân tộc. Nghệ nhân ưu tú Hoàng Hữu Định, xã Yên Thành cho biết thêm: “Mình là người Dao quần trắng dù có thế nào thì mình cũng cố gắng dạy bảo các con, các cháu để làm sao giữ được nét độc đáo của văn hóa người Dao mình”.
Nghệ nhân Hoàng Hữu Định hướng dẫn các em nhỏ cách thổi kèn nứa
Để văn hóa người Dao không bị mai một, nghệ nhân Hoàng Hữu Định đã cùng với những người có uy tín trong làng tìm đến từng nhà để trò chuyện, vận động lớp trẻ đi học. Ông nói về cái hay, cái đẹp của văn hóa, tập quán và đặc biệt là sự quý giá của ngôn ngữ dân tộc mình. Ông khơi dậy và thắp lên ngọn lửa đam mê về tiếng nói, chữ viết trong tâm hồn các cháu nhỏ. Bằng sự nhiệt huyết của mình, ông Định đã truyền tình yêu văn hoá truyền thống cho thế hệ trẻ. Vì vậy, cứ khi nào có thời gian rảnh, con cháu, thanh niên trong làng, trong xã lại tìm đến nhà ông để học tiếng Dao và tìm hiểu các nghi lễ thờ cúng, chữ cổ hay thổi kèn nứa, để thế hệ trẻ thêm hiểu và tự hào về những truyền thống văn hóa của dân tộc mình. Em Lý Gia Khải, học sinh lớp 5, Trường Phổ thông DTBT Tiểu học xã Yên Thành nói: “Khi được ông Đinh dạy thổi khèn nứa và các nét đẹp của văn hóa người Dao, cháu thấy rất yêu quê hương mình và sẽ cố gắng học hỏi để gìn giữ các nét đẹp văn hóa của dân tộc mình”.
Không chỉ sưu tầm, nghiên cứu, truyền dạy, ông Định còn luôn nhiệt tình tham gia các hoạt động bảo tồn văn hóa truyền thống. Ông là người trực tiếp dàn dựng những làn điệu dân ca, điệu múa cổ truyền để đội văn nghệ của xã, huyện có tiết mục sáng tạo gây ấn tượng tại các hội diễn, liên hoan nghệ thuật. Chị Đặng Thị Yên, thôn Ngòi Di, xã Yên Thành bộc bạch: “Tham gia lớp truyền dạy của ông Định chúng tôi đã thành thục những điệu hát múa trong các nghi lễ của người Dao như: Lễ cầu mùa, Lễ cầu làng, Lễ cưới hỏi… để gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc Dao, tham gia các hội diễn và phục vụ phát triển du lịch”.
Ông Nguyễn Văn Yên - Chủ tịch UBND xã Yên Thành cho biết: “Nghệ nhân ưu tú Hoàng Hữu Định là người có đóng góp rất lớn trong việc phát huy và giữ bản sắc văn hóa của người Dao quần trắng, ông là người tâm huyết khi sưu tầm, nghiên cứu để truyền cho thế hệ trẻ để bảo tồn văn hóa truyền thống”.
Say sưa tìm tòi, sưu tầm và phục dựng các lễ hội, phong tục của đồng bào Dao, nghệ nhân Hoàng Hữu Định đã được ghi nhận bằng nhiều bàng khen, giấy khen của các cấp, các ngành vì đã có nhiều cống hiến trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. Danh hiệu Nghệ nhân ưu tú được Chủ tịch nước phong tặng năm 2022 là sự ghi nhận xứng đáng những cống hiến của người giữ hồn văn hóa Dao như ông.