CTTĐT - Việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đưa các giống mới vào canh tác trên các diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả đã thực sự trở thành hướng đi mới cho công tác phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo của nhiều hộ dân trên địa bàn xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải, đặc biệt là đối với các hộ trồng giống đào DMN1. Cụ thể trong vài năm trở lại đây, giống đào này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao và được nhiều hộ dân trên địa bàn xã Púng Luông đưa vào trồng trên các diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả.
Anh Vàng A Công chăm sóc, tỉa quả tại vườn đào của gia đình
Hơn 1ha đào DMN1 của gia đình anh Vàng A Công bản Mý Háng Tâu, xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải đang ra quả và chuẩn bị cho thu hái ngay trong tháng 4 này. Gia đình anh Vàng A Công, là hộ tham gia dự án trồng giống Đào DMN1 toàn bộ diện tích đất trồng được chuyển đổi từ giống chè trung du sang trồng đào. Từ khi chuyển đổi sang giống đào mới anh Công nhận thấy nhiều ưu điểm nổi bật như Chăm sóc ít, cây khỏe mạnh, hạn chế sâu bệnh. Từ năm thứ 2 cây đào đã cho thu hoạch, bước sang năm 2022 vừa qua sản lượng đạt được khá cao, trung bình mỗi cây cho ra quả từ 3,5 - 3,8kg. Với giá bán giao động từ 20.000 - 25.000 đ/1kg anh Công và gia đình đã thu được trên 30 triệu đồng. Từ hiệu quả trước năm 2023 gia đình anh Công đã tập trung chăm sóc, chủ động tỉa quả trên cây nên sản lượng quả có chất lượng và sẽ cao hơn so với năm trước. Anh Vàng A Công - Bản Mý Háng Tâu, xã Púng Luông nói. “Đây là năm thứ 3 gia đình thu hoạch nên ngay từ đầu đã chủ động bón phân, tỉa quả không đạt yêu cầu để quả to và đẹp lại nên tôi thấy mùa đào năm nay hứa hẹn sẽ bội thu. Tôi thấy giống đào này hiệu quả hơn rất nhiều lần so với 1 số cây nông nghiệp khác khi trồng trên 1 diện tích đất, vì có giá trị gấp đôi nên gia đình sẽ mở rộng mô hình trong thời gian tới”.
Từ hiệu quả của gia đình anh Công những năm trở lại đây trên địa bàn xã Púng Luông đã có nhiều hộ gia đình tự đầu tư giống và chuyển đổi 1 số diện tích đất trồng cây nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng cây đào DMN1. Qua thời gian, cây đào DMN1 phát triển và cho thu hoạch, người dân nhận thấy đây là loại cây thích ứng với khí hậu thời tiết và cho sản lượng, năng suất, cùng giá trị cao gấp nhiều lần so với những loại cây trồng khác mà trước đây họ canh tác. Chị Lù Thị Hú - bản Mý Háng Tâu, xã Púng Luông cho biết. “Nhà tôi có trồng được 1 diện tích đào DMN1, tôi thấy hiệu quả từ giống đào khá cao và rất phù hợp với khí hậu, đất đai nên hiện nay gia đình tối đang chăm sóc để được thu hái và thời gian tới vẫn muốn nhân rộng thêm diện tích”.
Chị Lù Thị Hú thăm và kiểm tra đào của gia đình
Ông Vàng Bua Tủa - Chủ tịch UBND xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải cho biết thêm: Púng Luông là 1 trong 3 xã được huyện lựa chọn xây dựng nông thôn mới và cố gắn hoàn thành các tiêu chí để về đích nông thôn mới vào năm 2025. Vì vậy việc chuyển đổi 1 số diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như giống đào DMN1 là 1 trong những điều kiện rất cần thiết, tạo đà cho Nhân dân nhanh chóng xóa đói giảm nghèo và đóng góp công sức, tiền của xây dựng các tiêu chí nông thôn mới. Từ thực tế trên, cùng hiệu quả bước đầu của cây đào DMN1, cùng 1 số loại cây khác Lê Đài Loan, Hồng giòn… xã Púng Luông đang tập trung phối hợp với các ngành cung cấp giống và khuyến khích Nhân dân chuyển đổi các diện tích đất kém hiệu sang trồng các loại cây kinh tế cho năng suất cao. Ông Tủa cho biết “Qua 3 năm trồng đào thì thấy đào hiệu quả hơn so với trồng chè và 1 số loại cây khác, thời gian tới xã sẽ tuyên truyền Nhân dân nhân rộng và triển khai cho 7/8 bản của địa bàn để chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng giống cây này tạo điều kiện cho Nhân dân phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo”.
Ông Vàng Bua Tủa - Chủ tịch UBND xã Púng Luông thăm và kiểm tra hiệu quả cây đào DMN1
Trên thực tế đào là loài cây ăn quả phổ biến ở xã Púng Luông nói riêng và huyện Mù Cang Chải nói chung, nhưng chủ yếu là giống đào địa phương chất lượng quả kém, giá trị kinh tế thấp, quả chín muộn nên bị ruồi đục quả gây hại nhiều. Thêm vào đó, những năm gần đây diện tích đào trên địa bàn huyện ngày càng thu hẹp. Ngoài xã Púng Luông hiện nay giống đào DMN1 còn được trồng tại xã Lao Chải của huyện Mù Cang Chải, đây là giống đào ghép, cây sinh trưởng phát triển nhanh, chỉ sang năm thứ 3 đã cho thu hoạch lứa quả bói đầu tiên. Ưu điểm của đào ĐMN1 là thời điểm thu hoạch sớm hơn 1 - 2 tháng so với các giống đào khác, quả to, mẫu mã đẹp, dễ vận chuyển, 1ha có thể cho thu hoạch từ 15 - 20 tấn quả với giá bán trung bình từ 20.000 - 25.000đ là một lợi thế lớn để cạnh tranh trên thị trường và kết nối với các thị trường tiêu thụ trong, ngoài huyện. Ông Hoàng Văn Hân - Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Mù Cang Chải cho biết thêm: “Giống đào DMN1 có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, có tiềm năng, năng suất chất lượng tốt, cây ít sâu bệnh, khắc phục được tình trạng ruồi đục quả, hơn thế đây là giống đào chín sớm hơn khoản 2 tháng so với giống đào địa phương, mẫu mã đẹp, chất lượng thơm ngon, đây cũng là cơ hội chuyển đổi cơ cấu giống giúp người dân tiếp cận với giống cây ăn quả có chất lượng, cho năng suất, giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện canh tác của địa phương, đồng thời đây cũng là 1 sản phẩm hứa hẹn phục vụ cho du khách đến thăm quan trong mùa nước đổ trên địa bàn huyện Mù Cang Chải”.
Với tiềm năng thế mạnh và hiệu quả bước đầu của giống đào DMN1, thời gian tới huyện Mù Cang Chải sẽ tiếp tục chỉ đạo các địa phương lựa chọn các diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng đào và 1 số loại cây có giá trị kinh tế khác, góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới của địa phương trong thời gian tới.
2262 lượt xem
Theo Trang TTĐT huyện Mù Cang Chải
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đưa các giống mới vào canh tác trên các diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả đã thực sự trở thành hướng đi mới cho công tác phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo của nhiều hộ dân trên địa bàn xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải, đặc biệt là đối với các hộ trồng giống đào DMN1. Cụ thể trong vài năm trở lại đây, giống đào này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao và được nhiều hộ dân trên địa bàn xã Púng Luông đưa vào trồng trên các diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả.Hơn 1ha đào DMN1 của gia đình anh Vàng A Công bản Mý Háng Tâu, xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải đang ra quả và chuẩn bị cho thu hái ngay trong tháng 4 này. Gia đình anh Vàng A Công, là hộ tham gia dự án trồng giống Đào DMN1 toàn bộ diện tích đất trồng được chuyển đổi từ giống chè trung du sang trồng đào. Từ khi chuyển đổi sang giống đào mới anh Công nhận thấy nhiều ưu điểm nổi bật như Chăm sóc ít, cây khỏe mạnh, hạn chế sâu bệnh. Từ năm thứ 2 cây đào đã cho thu hoạch, bước sang năm 2022 vừa qua sản lượng đạt được khá cao, trung bình mỗi cây cho ra quả từ 3,5 - 3,8kg. Với giá bán giao động từ 20.000 - 25.000 đ/1kg anh Công và gia đình đã thu được trên 30 triệu đồng. Từ hiệu quả trước năm 2023 gia đình anh Công đã tập trung chăm sóc, chủ động tỉa quả trên cây nên sản lượng quả có chất lượng và sẽ cao hơn so với năm trước. Anh Vàng A Công - Bản Mý Háng Tâu, xã Púng Luông nói. “Đây là năm thứ 3 gia đình thu hoạch nên ngay từ đầu đã chủ động bón phân, tỉa quả không đạt yêu cầu để quả to và đẹp lại nên tôi thấy mùa đào năm nay hứa hẹn sẽ bội thu. Tôi thấy giống đào này hiệu quả hơn rất nhiều lần so với 1 số cây nông nghiệp khác khi trồng trên 1 diện tích đất, vì có giá trị gấp đôi nên gia đình sẽ mở rộng mô hình trong thời gian tới”.
Từ hiệu quả của gia đình anh Công những năm trở lại đây trên địa bàn xã Púng Luông đã có nhiều hộ gia đình tự đầu tư giống và chuyển đổi 1 số diện tích đất trồng cây nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng cây đào DMN1. Qua thời gian, cây đào DMN1 phát triển và cho thu hoạch, người dân nhận thấy đây là loại cây thích ứng với khí hậu thời tiết và cho sản lượng, năng suất, cùng giá trị cao gấp nhiều lần so với những loại cây trồng khác mà trước đây họ canh tác. Chị Lù Thị Hú - bản Mý Háng Tâu, xã Púng Luông cho biết. “Nhà tôi có trồng được 1 diện tích đào DMN1, tôi thấy hiệu quả từ giống đào khá cao và rất phù hợp với khí hậu, đất đai nên hiện nay gia đình tối đang chăm sóc để được thu hái và thời gian tới vẫn muốn nhân rộng thêm diện tích”.
Chị Lù Thị Hú thăm và kiểm tra đào của gia đình
Ông Vàng Bua Tủa - Chủ tịch UBND xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải cho biết thêm: Púng Luông là 1 trong 3 xã được huyện lựa chọn xây dựng nông thôn mới và cố gắn hoàn thành các tiêu chí để về đích nông thôn mới vào năm 2025. Vì vậy việc chuyển đổi 1 số diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như giống đào DMN1 là 1 trong những điều kiện rất cần thiết, tạo đà cho Nhân dân nhanh chóng xóa đói giảm nghèo và đóng góp công sức, tiền của xây dựng các tiêu chí nông thôn mới. Từ thực tế trên, cùng hiệu quả bước đầu của cây đào DMN1, cùng 1 số loại cây khác Lê Đài Loan, Hồng giòn… xã Púng Luông đang tập trung phối hợp với các ngành cung cấp giống và khuyến khích Nhân dân chuyển đổi các diện tích đất kém hiệu sang trồng các loại cây kinh tế cho năng suất cao. Ông Tủa cho biết “Qua 3 năm trồng đào thì thấy đào hiệu quả hơn so với trồng chè và 1 số loại cây khác, thời gian tới xã sẽ tuyên truyền Nhân dân nhân rộng và triển khai cho 7/8 bản của địa bàn để chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng giống cây này tạo điều kiện cho Nhân dân phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo”.
Ông Vàng Bua Tủa - Chủ tịch UBND xã Púng Luông thăm và kiểm tra hiệu quả cây đào DMN1
Trên thực tế đào là loài cây ăn quả phổ biến ở xã Púng Luông nói riêng và huyện Mù Cang Chải nói chung, nhưng chủ yếu là giống đào địa phương chất lượng quả kém, giá trị kinh tế thấp, quả chín muộn nên bị ruồi đục quả gây hại nhiều. Thêm vào đó, những năm gần đây diện tích đào trên địa bàn huyện ngày càng thu hẹp. Ngoài xã Púng Luông hiện nay giống đào DMN1 còn được trồng tại xã Lao Chải của huyện Mù Cang Chải, đây là giống đào ghép, cây sinh trưởng phát triển nhanh, chỉ sang năm thứ 3 đã cho thu hoạch lứa quả bói đầu tiên. Ưu điểm của đào ĐMN1 là thời điểm thu hoạch sớm hơn 1 - 2 tháng so với các giống đào khác, quả to, mẫu mã đẹp, dễ vận chuyển, 1ha có thể cho thu hoạch từ 15 - 20 tấn quả với giá bán trung bình từ 20.000 - 25.000đ là một lợi thế lớn để cạnh tranh trên thị trường và kết nối với các thị trường tiêu thụ trong, ngoài huyện. Ông Hoàng Văn Hân - Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Mù Cang Chải cho biết thêm: “Giống đào DMN1 có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, có tiềm năng, năng suất chất lượng tốt, cây ít sâu bệnh, khắc phục được tình trạng ruồi đục quả, hơn thế đây là giống đào chín sớm hơn khoản 2 tháng so với giống đào địa phương, mẫu mã đẹp, chất lượng thơm ngon, đây cũng là cơ hội chuyển đổi cơ cấu giống giúp người dân tiếp cận với giống cây ăn quả có chất lượng, cho năng suất, giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện canh tác của địa phương, đồng thời đây cũng là 1 sản phẩm hứa hẹn phục vụ cho du khách đến thăm quan trong mùa nước đổ trên địa bàn huyện Mù Cang Chải”.
Với tiềm năng thế mạnh và hiệu quả bước đầu của giống đào DMN1, thời gian tới huyện Mù Cang Chải sẽ tiếp tục chỉ đạo các địa phương lựa chọn các diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng đào và 1 số loại cây có giá trị kinh tế khác, góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới của địa phương trong thời gian tới.