CTTĐT - Từ năm 2021 đến nay, bám sát nội dung Chương trình hành động số 01/CTr-UBND ngày 15/01/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết số 56/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái 5 năm 2021-2025, Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ đã chỉ đạo các phòng, đơn vị trực thuộc căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, triển khai các nhiệm vụ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, bảo đảm trọng tâm thúc đẩy lĩnh vực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh. Đánh giá chung cho thấy, đến thời điểm này, các chỉ tiêu, nhiệm vụ giữa kỳ của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 đã hoàn thành theo tiến độ, nội dung đề ra.
Thông qua triển khai nhiệm vụ khoa học, cán bộ Trung tâm Ứng dụng, kỹ thuật, thông tin KHCN đã làm chủ công nghệ sản xuất Đông trùng hạ thảo tại Yên Bái
Trong đó, đơn vị đã chú trọng thực hiện nghiêm việc thẩm định công nghệ của các dự án đầu tư, khi triển khai các dự án đầu tư vào tỉnh Yên Bái; đồng thời phối hợp, quản lý chặt chẽ việc áp dụng công nghệ bảo đảm phù hợp và an toàn với môi trường, không nhập khẩu công nghệ và thiết bị lạc hậu. Từ năm 2021 đến nay đã tham gia ý kiến thẩm định công nghệ của 68 dự án đầu tư trên các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp....
Bên cạnh đó, Sở Khoa học và Công nghệ đã thường xuyên nghiên cứu, đổi mới quản lý khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh theo hướng tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh, đồng thời tạo môi trường bình đẳng để các thành phần kinh tế cùng tham gia hoạt động khoa học và công nghệ. Từ năm 2021 đến nay đã tổ chức xác định, tuyển chọn, ký hợp đồng triển khai 37 nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đề tài, dự án) mới trong các lĩnh vực nông lâm nghiệp, sở hữu trí tuệ, công nghệ thông tin.... Nhìn chung, các nhiệm vụ khoa học thực hiện đã bám sát được định hướng phát triển của ngành khoa học và công nghệ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các nhiệm vụ đưa vào thực hiện có tính khả thi, các nhiệm vụ được duy trì, ứng dụng, nhân rộng trong sản xuất và đời sống ngày càng tăng. Tác động của khoa học và công nghệ đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh ngày càng rõ rệt, hiệu quả hơn. Cụ thể trên các lĩnh vực như sau:
Kết quả của các nhiệm vụ trong lĩnh vực khoa học nông nghiệp đã ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để tạo ra được nhiều nhân tố mới tích cực, tạo ra được những mô hình, giống cây trồng, vật nuôi, cây dược liệu có giá trị kinh tế, góp phần thay đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông lâm nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực vùng cao, chuyển dịch mạnh về cơ cấu sản xuất theo hướng kinh tế hàng hóa gắn với thị trường, tăng thu nhập cho người nông dân và thực hiện tốt đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Cùng với việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nông lâm nghiệp, việc ưu tiên triển khai xây dựng và bảo hộ sở hữu trí tuệ một số sản phẩm nông sản đặc thù của địa phương dưới dạng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, đã góp phần quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy sự phát triển hoạt động sản xuất, thương mại và nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm nông sản được bảo hộ. Đồng thời, góp phần quản lý tốt hơn chất lượng, nâng cao giá trị sản phẩm đặc trưng, phát triển thương hiệu nông sản địa phương, quảng bá và nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của tỉnh trên thị trường, nâng cao đời sống của người dân.
Trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật công nghệ: Các nhiệm vụ đã tập trung nghiên cứu, ứng dụng một số công nghệ mới, áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý, sản xuất, điều hành nhằm đáp ứng các yêu cầu thực tiễn. Kết quả nghiên cứu đã góp phần tạo ra sản phẩm mới góp phần nâng cao chất lượng công tác bảo vệ môi trường, dự báo thời tiết và cảnh báo thiên tai, phát hiện và ngăn chặn các thông tin xấu, độc trên mạng Internet tác động vào địa bàn tỉnh Yên Bái..., cũng như đã góp phần bắt kịp xu thế phát triển của thời kỳ công nghiệp 4.0 và nâng cao giá trị, tạo vị thế, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm của tỉnh.
Trong lĩnh vực khoa học xã hội - nhân văn, cùng với hoạt động điều tra cơ bản, các nhiệm vụ đã tập trung vào nghiên cứu xây dựng các giải pháp để phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng công tác chuyên môn của các sở, ngành; đưa ra các giải pháp, luận cứ khoa học, hỗ trợ xây dựng, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách phù hợp, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Ngoài ra, đơn vị cũng chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, thu hút, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ, hàng năm đều tổ chức các lớp tập huấn về xây dựng, triển khai thực hiện và quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cho các đơn vị và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, để đảm bảo triển khai hiệu quả, chất lượng theo quy định.
Song song với đó, Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện hiệu quả Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Từ năm 2021 đến nay đã phối hợp với Văn phòng Đề án 844 (Bộ Khoa học và Công nghệ) và UBND các huyện thị tổ chức 14 hội nghị về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại các huyện thị xã, thành phố cho gần 600 học viên các đoàn viên, thanh niên tại địa phương. Tại buổi tập huấn các học viên đã được giảng viên giới thiệu về Đề án 844 “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của các địa phương; tạo lập môi trường khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo; áp dụng công nghệ 4.0 vào phát triển các Startup (mô hình sản xuất kinh doanh)... đây là những kiến thức, kỹ năng cần thiết để giúp đoàn viên, thanh niên trong quá trình khởi nghiệp, lập nghiệp.
Thời gian tới, Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện các nội dung trọng tâm của ngành khoa học được giao trong Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2025, trong đó tiếp tục đẩy mạnh thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ và hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các chính sách khuyến khích khu vực tư nhân và doanh nghiệp đầu tư cho khoa học công nghệ và khởi nghiệp sáng tạo theo hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm. Tiếp tục đổi mới đồng bộ cơ chế, phương thức quản lý tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ, đồng thời xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; xây dựng và triển khai các chương trình thu hút và phát huy hiệu quả nguồn cán bộ khoa học từ sinh viên xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao để đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đầu tư cơ sở vật chất, nguồn lực để nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; lựa chọn và tập trung hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng phát triển công nghệ mới trong các ngành, lĩnh vực then chốt. Trong công nghiệp ưu tiên các ngành công nghiệp hóa dược, sinh học, tự động hóa, chế biến, chế tạo; trong nông nghiệp ưu tiên các hoạt động nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh học...
1609 lượt xem
Theo Trang TTĐT Sở Khoa học và Công nghệ
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Từ năm 2021 đến nay, bám sát nội dung Chương trình hành động số 01/CTr-UBND ngày 15/01/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết số 56/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái 5 năm 2021-2025, Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ đã chỉ đạo các phòng, đơn vị trực thuộc căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, triển khai các nhiệm vụ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, bảo đảm trọng tâm thúc đẩy lĩnh vực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh. Đánh giá chung cho thấy, đến thời điểm này, các chỉ tiêu, nhiệm vụ giữa kỳ của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 đã hoàn thành theo tiến độ, nội dung đề ra.Trong đó, đơn vị đã chú trọng thực hiện nghiêm việc thẩm định công nghệ của các dự án đầu tư, khi triển khai các dự án đầu tư vào tỉnh Yên Bái; đồng thời phối hợp, quản lý chặt chẽ việc áp dụng công nghệ bảo đảm phù hợp và an toàn với môi trường, không nhập khẩu công nghệ và thiết bị lạc hậu. Từ năm 2021 đến nay đã tham gia ý kiến thẩm định công nghệ của 68 dự án đầu tư trên các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp....
Bên cạnh đó, Sở Khoa học và Công nghệ đã thường xuyên nghiên cứu, đổi mới quản lý khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh theo hướng tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh, đồng thời tạo môi trường bình đẳng để các thành phần kinh tế cùng tham gia hoạt động khoa học và công nghệ. Từ năm 2021 đến nay đã tổ chức xác định, tuyển chọn, ký hợp đồng triển khai 37 nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đề tài, dự án) mới trong các lĩnh vực nông lâm nghiệp, sở hữu trí tuệ, công nghệ thông tin.... Nhìn chung, các nhiệm vụ khoa học thực hiện đã bám sát được định hướng phát triển của ngành khoa học và công nghệ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các nhiệm vụ đưa vào thực hiện có tính khả thi, các nhiệm vụ được duy trì, ứng dụng, nhân rộng trong sản xuất và đời sống ngày càng tăng. Tác động của khoa học và công nghệ đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh ngày càng rõ rệt, hiệu quả hơn. Cụ thể trên các lĩnh vực như sau:
Kết quả của các nhiệm vụ trong lĩnh vực khoa học nông nghiệp đã ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để tạo ra được nhiều nhân tố mới tích cực, tạo ra được những mô hình, giống cây trồng, vật nuôi, cây dược liệu có giá trị kinh tế, góp phần thay đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông lâm nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực vùng cao, chuyển dịch mạnh về cơ cấu sản xuất theo hướng kinh tế hàng hóa gắn với thị trường, tăng thu nhập cho người nông dân và thực hiện tốt đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Cùng với việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nông lâm nghiệp, việc ưu tiên triển khai xây dựng và bảo hộ sở hữu trí tuệ một số sản phẩm nông sản đặc thù của địa phương dưới dạng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, đã góp phần quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy sự phát triển hoạt động sản xuất, thương mại và nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm nông sản được bảo hộ. Đồng thời, góp phần quản lý tốt hơn chất lượng, nâng cao giá trị sản phẩm đặc trưng, phát triển thương hiệu nông sản địa phương, quảng bá và nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của tỉnh trên thị trường, nâng cao đời sống của người dân.
Trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật công nghệ: Các nhiệm vụ đã tập trung nghiên cứu, ứng dụng một số công nghệ mới, áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý, sản xuất, điều hành nhằm đáp ứng các yêu cầu thực tiễn. Kết quả nghiên cứu đã góp phần tạo ra sản phẩm mới góp phần nâng cao chất lượng công tác bảo vệ môi trường, dự báo thời tiết và cảnh báo thiên tai, phát hiện và ngăn chặn các thông tin xấu, độc trên mạng Internet tác động vào địa bàn tỉnh Yên Bái..., cũng như đã góp phần bắt kịp xu thế phát triển của thời kỳ công nghiệp 4.0 và nâng cao giá trị, tạo vị thế, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm của tỉnh.
Trong lĩnh vực khoa học xã hội - nhân văn, cùng với hoạt động điều tra cơ bản, các nhiệm vụ đã tập trung vào nghiên cứu xây dựng các giải pháp để phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng công tác chuyên môn của các sở, ngành; đưa ra các giải pháp, luận cứ khoa học, hỗ trợ xây dựng, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách phù hợp, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Ngoài ra, đơn vị cũng chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, thu hút, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ, hàng năm đều tổ chức các lớp tập huấn về xây dựng, triển khai thực hiện và quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cho các đơn vị và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, để đảm bảo triển khai hiệu quả, chất lượng theo quy định.
Song song với đó, Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện hiệu quả Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Từ năm 2021 đến nay đã phối hợp với Văn phòng Đề án 844 (Bộ Khoa học và Công nghệ) và UBND các huyện thị tổ chức 14 hội nghị về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại các huyện thị xã, thành phố cho gần 600 học viên các đoàn viên, thanh niên tại địa phương. Tại buổi tập huấn các học viên đã được giảng viên giới thiệu về Đề án 844 “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của các địa phương; tạo lập môi trường khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo; áp dụng công nghệ 4.0 vào phát triển các Startup (mô hình sản xuất kinh doanh)... đây là những kiến thức, kỹ năng cần thiết để giúp đoàn viên, thanh niên trong quá trình khởi nghiệp, lập nghiệp.
Thời gian tới, Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện các nội dung trọng tâm của ngành khoa học được giao trong Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2025, trong đó tiếp tục đẩy mạnh thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ và hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các chính sách khuyến khích khu vực tư nhân và doanh nghiệp đầu tư cho khoa học công nghệ và khởi nghiệp sáng tạo theo hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm. Tiếp tục đổi mới đồng bộ cơ chế, phương thức quản lý tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ, đồng thời xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; xây dựng và triển khai các chương trình thu hút và phát huy hiệu quả nguồn cán bộ khoa học từ sinh viên xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao để đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đầu tư cơ sở vật chất, nguồn lực để nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; lựa chọn và tập trung hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng phát triển công nghệ mới trong các ngành, lĩnh vực then chốt. Trong công nghiệp ưu tiên các ngành công nghiệp hóa dược, sinh học, tự động hóa, chế biến, chế tạo; trong nông nghiệp ưu tiên các hoạt động nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh học...