CTTĐT - Những năm qua, nền nông nghiệp của huyện Văn Chấn đã đạt được nhiều tiến bộ, nhưng vẫn còn đối mặt với không ít khó khăn, thách thức do thời tiết, khí hậu, dịch bệnh và giá cả thị trường. Để nâng cao hiệu quả sản xuất, huyện đang triển khai các mô hình nông nghiệp đặc trưng gắn với xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc thù của mỗi xã, thị trấn.
Lãnh đạo xã Sơn Lương kiểm tra mô hình trồng bí lấy hạt ở bản Tủ.
Với địa bàn rộng, Văn Chấn có tiềm năng rất lớn để phát triển nông lâm nghiệp. Những năm qua, huyện đã triển khai có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và các chương trình dự án hỗ trợ phát triển nông, lâm nghiệp. Cơ cấu cây trồng vật nuôi phát triển khá đa dạng như: Vùng cao có cây quế, thảo quả, chè Shan tuyết, Mắc ca, măng sặt, chăn nuôi đại gia súc; khu vực trung tâm và vùng ngoài có chè, cây ăn quả có múi, cây dâu tằm tơ, trồng rừng, chăn nuôi thủy đặc sản ba ba, chăn nuôi lợn, gia cầm quy mô vừa và nhỏ.
Hiện nay, nông dân Văn Chấn đang sở hữu một số mô hình phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp đặc trưng cho hiệu quả kinh tế cao như: Mô hình trồng mướp đắng, bí lấy hạt ở xã Sơn Lương, quy mô 10 ha, với 100 hộ tham gia cho giá trị trên 600 triệu/ha/năm. Mô hình nuôi ba ba gai tại xã Cát Thịnh, TTNT Trần Phú quy mô trên 100 hộ thu nhập trên 2 tỷ đồng/ha/năm. Ngoài ra còn có các mô hình trồng cam VietGap, trồng dâu nuôi tằm, trồng quế hữu cơ...
Anh Hoàng Văn Anh - Thôn Bản Dõng, xã Sơn Lương, chia sẻ: Gia đình tham gia mô hình trồng bí, mướp đắng lấy hạt được 5 năm nay. Làm mô hình này công việc cũng nhẹ nhàng nhưng đòi hỏi phải kiên trì và tuân thủ đúng quy trình chăm sóc, thụ phấn. Với giá trị gấp 4 - 5 lần so với trồng lúa, hiện nay ở Sơn Lương không có cây trồng nào hiệu quả bằng trồng bí, mướp đắng.
Người dân thị trấn Nông trường Trần Phú trồng Hồng xiêm xoài mang lại giá trị kinh tế cao
Phát huy tiềm năng, thế mạnh trong phát triển nông, lâm nghiệp, những năm gần đây, huyện đã triển khai nhiều mô hình để đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo thế cân bằng trong phát triển nông, lâm nghiệp giữa các khu vực. Ngoài đề án hỗ trợ phát triển cây quế và phát triển cây ăn quả có múi của tỉnh, huyện đã hỗ trợ phát triển cây măng sặt, cây mắc ca, na dai, trồng thảo dược, chăn nuôi gà đen, lợn bản địa. Các mô hình bước đầu đã khẳng định hiệu quả cho thu nhập gấp 3 - 5 lần trồng lúa. Đặc biệt việc đưa các mô hình hỗ trợ sản xuất đã thay đổi tư duy, tập quán sản xuất, giúp người nông dân lựa chọn được cây, con giống phù hợp để đẩy mạnh sản xuất.
Sau nhiều nỗ lực của các cấp, ngành và nhân dân Văn Chấn, những nông sản đặc trưng của địa phương đã bắt đầu được định danh trên thị trường. Đến nay, huyện có 21 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó 10 sản phẩm đạt 4 sao, 11 sản phẩm đạt 3 sao. 4 sản phẩm là chè Shan tuyết Suối Giàng, cam Văn Chấn, Ba ba gai, và nếp Tan Tú Lệ được cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
Tuy nhiên, các sản phẩm chất lượng cao chủ yếu thuộc nhóm các sản phẩm sau chế biến, chưa thực sự trở thành sản phẩm đặc trưng của mỗi xã, thị trấn. Mặt khác, các mô hình sản xuất đặc trưng từng khu vực chưa nhiều, chưa phát huy được tiềm năng, thế mạnh của từng xã, thị trấn. Vì vậy, huyện Văn Chấn đang tiếp tục tạo điều kiện cho nhân dân phát triển sản phẩm đặc trưng, truyền thống của địa phương, khai thác hiệu quả hơn tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương, phát triển các sản phẩm có chất lượng theo đúng quy chuẩn, tăng khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Ông Đinh Khánh Tùng - Phó Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Văn Chấn cho hay: Phòng đã tham mưu xây dựng 12 mô hình phát triển kinh tế đặc trưng, tập trung vào 3 lĩnh vực là ngành trồng trọt, chăn nuôi và nông nghiệp, như: Mô hình trồng rau ở Sơn Lương; trồng cây sơn ta; mô hình chăn nuôi ba ba; mô hình phát triển cây ăn quả cũng như một số mô hình trồng rừng, trồng quế hữu cơ. Trong đó, định hướng phát triển các mô hình gắn với liên kết bao tiêu sản phẩm cho người người dân và phát triển theo hướng bền vững; sản xuất hàng hoá theo tiêu chuẩn VietGAP và tìm kiếm thị trường xuất khẩu, cũng như mở rộng thị trường đầu ra cho các sản phẩm.
Để thực hiện mục tiêu tạo ra các mô hình nông nghiệp tiêu biểu, gắn với đặc thù của mỗi địa phương, huyện Văn Chấn đang chỉ đạo ngành nông nghiệp phối hợp với các xã, thị trấn hỗ trợ xây dựng các mô hình kinh tế đặc trưng, gắn với thế mạnh của từng địa phương. Các mô hình phải đảm bảo về quy mô, số hộ tham gia, hiệu quả sản xuất và tính riêng biệt, đặc trưng của mỗi địa phương. Huyện cũng xem xét cơ chế, chính sách cụ thể để hỗ trợ cho mỗi mô hình, tạo động lực thúc đẩy sâu rộng và đồng bộ. Qua đó sẽ xem xét, đánh giá, rút kinh nghiệm, tổ chức liên kết, mở rộng sản xuất giúp người nông dân nâng cao giá trị kinh tế trên mỗi đơn vị diện tích canh tác.
1860 lượt xem
CTV: Trần Van - Phan Tuấn
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Những năm qua, nền nông nghiệp của huyện Văn Chấn đã đạt được nhiều tiến bộ, nhưng vẫn còn đối mặt với không ít khó khăn, thách thức do thời tiết, khí hậu, dịch bệnh và giá cả thị trường. Để nâng cao hiệu quả sản xuất, huyện đang triển khai các mô hình nông nghiệp đặc trưng gắn với xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc thù của mỗi xã, thị trấn.Với địa bàn rộng, Văn Chấn có tiềm năng rất lớn để phát triển nông lâm nghiệp. Những năm qua, huyện đã triển khai có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và các chương trình dự án hỗ trợ phát triển nông, lâm nghiệp. Cơ cấu cây trồng vật nuôi phát triển khá đa dạng như: Vùng cao có cây quế, thảo quả, chè Shan tuyết, Mắc ca, măng sặt, chăn nuôi đại gia súc; khu vực trung tâm và vùng ngoài có chè, cây ăn quả có múi, cây dâu tằm tơ, trồng rừng, chăn nuôi thủy đặc sản ba ba, chăn nuôi lợn, gia cầm quy mô vừa và nhỏ.
Hiện nay, nông dân Văn Chấn đang sở hữu một số mô hình phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp đặc trưng cho hiệu quả kinh tế cao như: Mô hình trồng mướp đắng, bí lấy hạt ở xã Sơn Lương, quy mô 10 ha, với 100 hộ tham gia cho giá trị trên 600 triệu/ha/năm. Mô hình nuôi ba ba gai tại xã Cát Thịnh, TTNT Trần Phú quy mô trên 100 hộ thu nhập trên 2 tỷ đồng/ha/năm. Ngoài ra còn có các mô hình trồng cam VietGap, trồng dâu nuôi tằm, trồng quế hữu cơ...
Anh Hoàng Văn Anh - Thôn Bản Dõng, xã Sơn Lương, chia sẻ: Gia đình tham gia mô hình trồng bí, mướp đắng lấy hạt được 5 năm nay. Làm mô hình này công việc cũng nhẹ nhàng nhưng đòi hỏi phải kiên trì và tuân thủ đúng quy trình chăm sóc, thụ phấn. Với giá trị gấp 4 - 5 lần so với trồng lúa, hiện nay ở Sơn Lương không có cây trồng nào hiệu quả bằng trồng bí, mướp đắng.
Người dân thị trấn Nông trường Trần Phú trồng Hồng xiêm xoài mang lại giá trị kinh tế cao
Phát huy tiềm năng, thế mạnh trong phát triển nông, lâm nghiệp, những năm gần đây, huyện đã triển khai nhiều mô hình để đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo thế cân bằng trong phát triển nông, lâm nghiệp giữa các khu vực. Ngoài đề án hỗ trợ phát triển cây quế và phát triển cây ăn quả có múi của tỉnh, huyện đã hỗ trợ phát triển cây măng sặt, cây mắc ca, na dai, trồng thảo dược, chăn nuôi gà đen, lợn bản địa. Các mô hình bước đầu đã khẳng định hiệu quả cho thu nhập gấp 3 - 5 lần trồng lúa. Đặc biệt việc đưa các mô hình hỗ trợ sản xuất đã thay đổi tư duy, tập quán sản xuất, giúp người nông dân lựa chọn được cây, con giống phù hợp để đẩy mạnh sản xuất.
Sau nhiều nỗ lực của các cấp, ngành và nhân dân Văn Chấn, những nông sản đặc trưng của địa phương đã bắt đầu được định danh trên thị trường. Đến nay, huyện có 21 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó 10 sản phẩm đạt 4 sao, 11 sản phẩm đạt 3 sao. 4 sản phẩm là chè Shan tuyết Suối Giàng, cam Văn Chấn, Ba ba gai, và nếp Tan Tú Lệ được cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
Tuy nhiên, các sản phẩm chất lượng cao chủ yếu thuộc nhóm các sản phẩm sau chế biến, chưa thực sự trở thành sản phẩm đặc trưng của mỗi xã, thị trấn. Mặt khác, các mô hình sản xuất đặc trưng từng khu vực chưa nhiều, chưa phát huy được tiềm năng, thế mạnh của từng xã, thị trấn. Vì vậy, huyện Văn Chấn đang tiếp tục tạo điều kiện cho nhân dân phát triển sản phẩm đặc trưng, truyền thống của địa phương, khai thác hiệu quả hơn tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương, phát triển các sản phẩm có chất lượng theo đúng quy chuẩn, tăng khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Ông Đinh Khánh Tùng - Phó Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Văn Chấn cho hay: Phòng đã tham mưu xây dựng 12 mô hình phát triển kinh tế đặc trưng, tập trung vào 3 lĩnh vực là ngành trồng trọt, chăn nuôi và nông nghiệp, như: Mô hình trồng rau ở Sơn Lương; trồng cây sơn ta; mô hình chăn nuôi ba ba; mô hình phát triển cây ăn quả cũng như một số mô hình trồng rừng, trồng quế hữu cơ. Trong đó, định hướng phát triển các mô hình gắn với liên kết bao tiêu sản phẩm cho người người dân và phát triển theo hướng bền vững; sản xuất hàng hoá theo tiêu chuẩn VietGAP và tìm kiếm thị trường xuất khẩu, cũng như mở rộng thị trường đầu ra cho các sản phẩm.
Để thực hiện mục tiêu tạo ra các mô hình nông nghiệp tiêu biểu, gắn với đặc thù của mỗi địa phương, huyện Văn Chấn đang chỉ đạo ngành nông nghiệp phối hợp với các xã, thị trấn hỗ trợ xây dựng các mô hình kinh tế đặc trưng, gắn với thế mạnh của từng địa phương. Các mô hình phải đảm bảo về quy mô, số hộ tham gia, hiệu quả sản xuất và tính riêng biệt, đặc trưng của mỗi địa phương. Huyện cũng xem xét cơ chế, chính sách cụ thể để hỗ trợ cho mỗi mô hình, tạo động lực thúc đẩy sâu rộng và đồng bộ. Qua đó sẽ xem xét, đánh giá, rút kinh nghiệm, tổ chức liên kết, mở rộng sản xuất giúp người nông dân nâng cao giá trị kinh tế trên mỗi đơn vị diện tích canh tác.