CTTĐT - Nhờ chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa hoặc đặc sản hữu cơ, Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh Yên Bái đã giúp các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Lục Yên có thêm điều kiện xây dựng chuồng trại phát triển chăn nuôi tập trung nhằm từng bước nâng cao thu nhập, vươn lên làm giàu.
Mô hình chăn nuôi trâu quy mô 10 con trở lên của anh Lã Văn Hùng, thôn Hàm Rồng xã An Lạc
Từ nhiều năm nay, chăn nuôi lợn thương phẩm đã giúp gia đình anh Nguyễn Xuân Bách, thôn Trung Tâm xã Tân Lĩnh phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Đợt 1 năm 2023, anh Bách được hỗ trợ 40 triệu đồng chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa hoặc đặc sản hữu cơ Nghị quyết HĐND tỉnh Yên Bái với quy mô 15 con lợn nái trở lên, gia đình anh đã tập trung cải tạo, sửa chữa lại chuồng trại để đáp ứng yêu cầu, anh Bách chia sẻ: “Được hỗ trợ nguồn vốn này gia đình có thêm điều kiện để mở rộng và phát triển mô hình chăn nuôi quy mô lớn hơn”.
Còn đối với gia đình anh Lã Văn Hùng, thôn Hàm Rồng, xã An Lạc bén duyên với nghề nuôi trâu sinh sản từ nhiều năm trước. Lúc đầu, do chưa có vốn và chưa có kinh nghiệm chăm sóc nên anh chỉ mua vài con trâu giống sinh sản về nuôi. Nhận thấy nuôi trâu sinh sản dễ chăm sóc, chi phí chăn nuôi ít, mang lại hiệu quả kinh tế cao từ đó anh dần mở rộng quy mô chăn nuôi. Năm 2023, từ nguồn hỗ trợ 30 triệu đồng của Nghị quyết 69 HĐND tỉnh Yên Bái giúp gia đình anh có thêm điều kiện để mở rộng mô hình. Hiện tại gia đình anh duy trì đàn trâu có hơn 10 con. Theo anh Hùng, chăn nuôi trâu cho hiệu quả kinh tế cao, tận dụng được nhiều nguồn thức ăn, không tốn công chăn thả. Để bảo đảm nguồn thức ăn cho đàn trâu, anh đã tận dụng vùng đất bãi ven sông trồng cỏ voi, nên nguồn thức ăn luôn dồi dào.
Những năm qua, ngoài phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, xã An Lạc, huyện Lục Yên còn tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, góp phần giúp bà con nâng cao thu nhập, từng bước vươn lên làm giàu. Xã tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển từ chăn thả sang nuôi trâu, bò nhốt chuồng; mở rộng diện tích trồng cỏ, trồng ngô dày để lấy thức ăn chăn nuôi. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện hướng dẫn các hộ chăn nuôi cách xây dựng chuồng trại đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông, cách chăm sóc đàn vật nuôi, ủ chua thức ăn để dự trữ cho đàn gia súc; xây dựng và nhân rộng các mô hình chăn nuôi hiệu quả trên địa bàn. Vận động các hộ chăn nuôi vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, xây dựng hệ thống xử lý chất thải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường; tổ chức tiêm vắc xin phòng bệnh định kỳ cho đàn vật nuôi, nhất là thời điểm giao mùa, dịch bệnh dễ phát sinh... Ông Triệu Việt Phú - Phó Chủ tịch UBND xã An Lạc nói: “Trong đợt 1 năm 2023, theo Nghị quyết 69 HĐND tỉnh về chính sách phát triển chăn nuôi, xã đã thực hiện được 3 mô hình với tổng kinh phí 66 triệu đồng, trong đó có 1 mô hình chăn nuôi trâu quy mô 10 con trở lên, 1 mô hình nuôi lợn kết hợp và 1 mô hình chăn nuôi gà”.
Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa hoặc đặc sản hữu cơ Nghị quyết 69 HĐND tỉnh Yên Bái, năm 2023 Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện Lục Yên đã triển khai chương trình hỗ trợ chuồng trại chăn nuôi cho người chăn nuôi trên địa bàn. Thông qua chính sách này nhằm hạn chế tình trạng chăn thả gia súc tự do. Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung theo hướng quy mô sẽ góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng đàn gia súc gắn với việc kiểm soát được dịch bệnh, tận dụng được nguồn chất thải sử dụng làm phân bón cho sản xuất nông nghiệp và đặc biệt là bảo vệ môi trường. Qua thống kê, đợt 1 năm nay toàn huyện có 140 cơ sở tại 20 xã được hỗ trợ với tổng kinh phí trên 3,1 tỷ đồng. Trong đó có 1 cơ sở chăn nuôi lợn thịt quy mô 100 con/ lứa; 24 cơ sở chăn nuôi lợn nái quy mô 15 con trở lên; 3 cơ sở chăn nuôi lợn kết hợp, quy mô 5 lợn nái và 50 lợn thịt trở lên; 34 cơ sở chăn nuôi lợn nội, quy mô 3 con lợn nái và 20 con lợn thịt; 18 cơ sở chăn nuôi chăn nuôi gia cầm đặc sản quy mô 300 con trở lên; 42 cơ sở chăn nuôi trâu, bò quy mô 10 con trở lên và 18 cơ sở chăn nuôi dê 30 con trở lên. Hiện nay, Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện cùng các ngành thành viên đang tích cực nghiệm thu và giải ngân nguồn hỗ trợ cho các cơ sở đảm bảo đúng quy định, giúp các cơ sở mở rộng quy mô chăn nuôi theo hướng hàng hóa, ông Trần Quang Vinh - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện Lục Yên nói: “Cũng thông qua thực hiện Nghị quyết 69 HĐND tỉnh về phát triển chăn nuôi giúp các hộ gia đình trên địa bàn huyện Lục Yên chăn nuôi từ nhỏ lẻ chuyển sang nuôi hàng hoá, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc và phòng chống bệnh tật cho đàn vật nuôi, góp phần tăng thu nhập cho người chăn nuôi”.
1536 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nhờ chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa hoặc đặc sản hữu cơ, Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh Yên Bái đã giúp các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Lục Yên có thêm điều kiện xây dựng chuồng trại phát triển chăn nuôi tập trung nhằm từng bước nâng cao thu nhập, vươn lên làm giàu.Từ nhiều năm nay, chăn nuôi lợn thương phẩm đã giúp gia đình anh Nguyễn Xuân Bách, thôn Trung Tâm xã Tân Lĩnh phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Đợt 1 năm 2023, anh Bách được hỗ trợ 40 triệu đồng chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa hoặc đặc sản hữu cơ Nghị quyết HĐND tỉnh Yên Bái với quy mô 15 con lợn nái trở lên, gia đình anh đã tập trung cải tạo, sửa chữa lại chuồng trại để đáp ứng yêu cầu, anh Bách chia sẻ: “Được hỗ trợ nguồn vốn này gia đình có thêm điều kiện để mở rộng và phát triển mô hình chăn nuôi quy mô lớn hơn”.
Còn đối với gia đình anh Lã Văn Hùng, thôn Hàm Rồng, xã An Lạc bén duyên với nghề nuôi trâu sinh sản từ nhiều năm trước. Lúc đầu, do chưa có vốn và chưa có kinh nghiệm chăm sóc nên anh chỉ mua vài con trâu giống sinh sản về nuôi. Nhận thấy nuôi trâu sinh sản dễ chăm sóc, chi phí chăn nuôi ít, mang lại hiệu quả kinh tế cao từ đó anh dần mở rộng quy mô chăn nuôi. Năm 2023, từ nguồn hỗ trợ 30 triệu đồng của Nghị quyết 69 HĐND tỉnh Yên Bái giúp gia đình anh có thêm điều kiện để mở rộng mô hình. Hiện tại gia đình anh duy trì đàn trâu có hơn 10 con. Theo anh Hùng, chăn nuôi trâu cho hiệu quả kinh tế cao, tận dụng được nhiều nguồn thức ăn, không tốn công chăn thả. Để bảo đảm nguồn thức ăn cho đàn trâu, anh đã tận dụng vùng đất bãi ven sông trồng cỏ voi, nên nguồn thức ăn luôn dồi dào.
Những năm qua, ngoài phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, xã An Lạc, huyện Lục Yên còn tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, góp phần giúp bà con nâng cao thu nhập, từng bước vươn lên làm giàu. Xã tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển từ chăn thả sang nuôi trâu, bò nhốt chuồng; mở rộng diện tích trồng cỏ, trồng ngô dày để lấy thức ăn chăn nuôi. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện hướng dẫn các hộ chăn nuôi cách xây dựng chuồng trại đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông, cách chăm sóc đàn vật nuôi, ủ chua thức ăn để dự trữ cho đàn gia súc; xây dựng và nhân rộng các mô hình chăn nuôi hiệu quả trên địa bàn. Vận động các hộ chăn nuôi vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, xây dựng hệ thống xử lý chất thải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường; tổ chức tiêm vắc xin phòng bệnh định kỳ cho đàn vật nuôi, nhất là thời điểm giao mùa, dịch bệnh dễ phát sinh... Ông Triệu Việt Phú - Phó Chủ tịch UBND xã An Lạc nói: “Trong đợt 1 năm 2023, theo Nghị quyết 69 HĐND tỉnh về chính sách phát triển chăn nuôi, xã đã thực hiện được 3 mô hình với tổng kinh phí 66 triệu đồng, trong đó có 1 mô hình chăn nuôi trâu quy mô 10 con trở lên, 1 mô hình nuôi lợn kết hợp và 1 mô hình chăn nuôi gà”.
Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa hoặc đặc sản hữu cơ Nghị quyết 69 HĐND tỉnh Yên Bái, năm 2023 Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện Lục Yên đã triển khai chương trình hỗ trợ chuồng trại chăn nuôi cho người chăn nuôi trên địa bàn. Thông qua chính sách này nhằm hạn chế tình trạng chăn thả gia súc tự do. Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung theo hướng quy mô sẽ góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng đàn gia súc gắn với việc kiểm soát được dịch bệnh, tận dụng được nguồn chất thải sử dụng làm phân bón cho sản xuất nông nghiệp và đặc biệt là bảo vệ môi trường. Qua thống kê, đợt 1 năm nay toàn huyện có 140 cơ sở tại 20 xã được hỗ trợ với tổng kinh phí trên 3,1 tỷ đồng. Trong đó có 1 cơ sở chăn nuôi lợn thịt quy mô 100 con/ lứa; 24 cơ sở chăn nuôi lợn nái quy mô 15 con trở lên; 3 cơ sở chăn nuôi lợn kết hợp, quy mô 5 lợn nái và 50 lợn thịt trở lên; 34 cơ sở chăn nuôi lợn nội, quy mô 3 con lợn nái và 20 con lợn thịt; 18 cơ sở chăn nuôi chăn nuôi gia cầm đặc sản quy mô 300 con trở lên; 42 cơ sở chăn nuôi trâu, bò quy mô 10 con trở lên và 18 cơ sở chăn nuôi dê 30 con trở lên. Hiện nay, Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện cùng các ngành thành viên đang tích cực nghiệm thu và giải ngân nguồn hỗ trợ cho các cơ sở đảm bảo đúng quy định, giúp các cơ sở mở rộng quy mô chăn nuôi theo hướng hàng hóa, ông Trần Quang Vinh - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện Lục Yên nói: “Cũng thông qua thực hiện Nghị quyết 69 HĐND tỉnh về phát triển chăn nuôi giúp các hộ gia đình trên địa bàn huyện Lục Yên chăn nuôi từ nhỏ lẻ chuyển sang nuôi hàng hoá, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc và phòng chống bệnh tật cho đàn vật nuôi, góp phần tăng thu nhập cho người chăn nuôi”.