CTTĐT - Trước tác động của dịch bệnh vàng lá, thối rễ làm diện tích cam quýt chết hàng loạt, người dân thị trấn Nông trường Trần Phú, huyện Văn Chấn đã chuyển đổi sang nhiều cây trồng khác thay thế cây cam. Trong đó, hồng xiêm xoài là một trong những cây trồng đang mang lại triển vọng lớn cho người dân nơi đây.
Người dân thị trấn Nông trường Trần Phú thu hoạch hồng xiêm.
Năm 2017, chị Nguyễn Thị Giang ở tổ dân phố 19/5 đã tới Viện Đại học Nông nghiệp 1 chọn giống hồng xiêm xoài, đem về trồng trên 3.000 m2 đất vườn. Sau 4 năm, diện tích này đã cho thu hoạch và đến năm thứ 5 cho thu hoạch chính. Với giá bán trung bình đạt 20.000 đồng/kg, năm 2022, diện tích này cho thu nhập trên 200 triệu đồng.
Chị Giang cho biết: "Gia đình hiện vẫn có các diện tích nhãn, thanh long, xoài và ổi nhưng về giá trị hiện nay, cây hồng xiêm xoài cho giá trị cao nhất. Cây cũng không phải chăm sóc cầu kỳ, quả cho thu hoạch cả năm nên việc tiêu thụ cũng rất thận lợi”.
Cũng giống như gia đình chị Giang, nhiều hộ dân ở thị trấn Nông trường Trần Phú, huyện Văn Chấn đã mạnh dạn đưa cây hồng xiêm xoài vào trồng đại trà thay thế cây cam. Tận dụng các luống đồng mức đã được cải tạo trồng cam trước đó, người dân tập trung đầu tư phân bón và chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật.
Nhiều diện tích đồi đất khá cao nhưng cây hồng xiêm xoài vẫn phát triển tốt cho năng suất trung bình đạt 25 tấn/ha/năm. Như gia đình anh Nguyễn Văn Toản ở tổ dân phố 19/5, trồng hồng xiêm thay thế hơn 1,3 ha cam. Nhưng năm 2022, gia đình anh đã thu hoạch gần 30 tấn quả, giá trị gần 600 triệu đồng.
Từng là thủ phủ của cây ăn quả có múi, những năm 2010 - 2012, thị trấn Nông trường Trần Phú có gần 500 ha cam, quýt các loại. Tuy nhiên, dịch bệnh vàng lá, thối rễ đã xóa sổ nhiều diện tích cam, quýt. Trước những tác động nặng nề của dịch bệnh, cấp ủy, chính quyền địa phương đã động viên nhân dân tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
Nhiều cây giống mới được đưa vào như: dược liệu, rau màu, quế... Hầu hết các loại cây đều sinh trưởng và phát triển tốt nhưng giá trị thu nhập chưa tương ứng với giá trị của cây cam. Khi đưa cây hồng xiêm xoài vào trồng nhận thấy chi phí đầu tư, chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh thấp hơn cây cam, giá trị trung bình đạt 500 - 600 triệu đồng/ha. Vì vậy, chỉ sau 5 năm, người dân thị trấn Nông trường Trần Phú đã trồng được trên 50 ha.
Ông Dương Hữu Tư - Phó Chủ tịch UBND thị trấn Nông trường Trần Phú, cho biết: "Cấp ủy, chính quyền địa phương luôn động viên nhân dân và theo sát các mô hình chuyển đổi cây trồng, phát triển kinh tế. Cây hồng xiêm xoài đưa sinh trưởng phát triển tốt, ít sâu, bệnh giá trị thu nhập tương đương cây cam. Ban đầu, có thể đánh giá cây hồng xiêm xoài là cây dễ tính, chi phí đầu tư ban đầu thấp, ít tốn công chăm sóc hơn cây cam. Tuy nhiên, sản phẩm hiện nay đều tiêu thụ qua các tư thương nên giá cả không ổn định, sản lượng tiêu thụ thấp. Chính quyền thị trấn tìm hướng liên kết bao tiêu sản phẩm và động viên nhân dân từng bước mở rộng diện tích; đồng thời, tìm tòi thêm các loại cây trồng khác có giá trị để đa dạng hóa cơ cấu cây trồng ở địa phương”.
Hiệu quả bước đầu của mô hình trồng hồng xiêm xoài đang mở ra triển vọng lớn cho người dân thị trấn Nông trường Trần Phú nói riêng và nông dân Văn Chấn nói chung. Từ đây, người dân đã lựa chọn được loài cây thay thế cây cam và đa dạng hóa cơ cấu giống cây ăn quả để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
1254 lượt xem
CTV: Trần Van - Phan Tuấn
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trước tác động của dịch bệnh vàng lá, thối rễ làm diện tích cam quýt chết hàng loạt, người dân thị trấn Nông trường Trần Phú, huyện Văn Chấn đã chuyển đổi sang nhiều cây trồng khác thay thế cây cam. Trong đó, hồng xiêm xoài là một trong những cây trồng đang mang lại triển vọng lớn cho người dân nơi đây.Năm 2017, chị Nguyễn Thị Giang ở tổ dân phố 19/5 đã tới Viện Đại học Nông nghiệp 1 chọn giống hồng xiêm xoài, đem về trồng trên 3.000 m2 đất vườn. Sau 4 năm, diện tích này đã cho thu hoạch và đến năm thứ 5 cho thu hoạch chính. Với giá bán trung bình đạt 20.000 đồng/kg, năm 2022, diện tích này cho thu nhập trên 200 triệu đồng.
Chị Giang cho biết: "Gia đình hiện vẫn có các diện tích nhãn, thanh long, xoài và ổi nhưng về giá trị hiện nay, cây hồng xiêm xoài cho giá trị cao nhất. Cây cũng không phải chăm sóc cầu kỳ, quả cho thu hoạch cả năm nên việc tiêu thụ cũng rất thận lợi”.
Cũng giống như gia đình chị Giang, nhiều hộ dân ở thị trấn Nông trường Trần Phú, huyện Văn Chấn đã mạnh dạn đưa cây hồng xiêm xoài vào trồng đại trà thay thế cây cam. Tận dụng các luống đồng mức đã được cải tạo trồng cam trước đó, người dân tập trung đầu tư phân bón và chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật.
Nhiều diện tích đồi đất khá cao nhưng cây hồng xiêm xoài vẫn phát triển tốt cho năng suất trung bình đạt 25 tấn/ha/năm. Như gia đình anh Nguyễn Văn Toản ở tổ dân phố 19/5, trồng hồng xiêm thay thế hơn 1,3 ha cam. Nhưng năm 2022, gia đình anh đã thu hoạch gần 30 tấn quả, giá trị gần 600 triệu đồng.
Từng là thủ phủ của cây ăn quả có múi, những năm 2010 - 2012, thị trấn Nông trường Trần Phú có gần 500 ha cam, quýt các loại. Tuy nhiên, dịch bệnh vàng lá, thối rễ đã xóa sổ nhiều diện tích cam, quýt. Trước những tác động nặng nề của dịch bệnh, cấp ủy, chính quyền địa phương đã động viên nhân dân tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
Nhiều cây giống mới được đưa vào như: dược liệu, rau màu, quế... Hầu hết các loại cây đều sinh trưởng và phát triển tốt nhưng giá trị thu nhập chưa tương ứng với giá trị của cây cam. Khi đưa cây hồng xiêm xoài vào trồng nhận thấy chi phí đầu tư, chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh thấp hơn cây cam, giá trị trung bình đạt 500 - 600 triệu đồng/ha. Vì vậy, chỉ sau 5 năm, người dân thị trấn Nông trường Trần Phú đã trồng được trên 50 ha.
Ông Dương Hữu Tư - Phó Chủ tịch UBND thị trấn Nông trường Trần Phú, cho biết: "Cấp ủy, chính quyền địa phương luôn động viên nhân dân và theo sát các mô hình chuyển đổi cây trồng, phát triển kinh tế. Cây hồng xiêm xoài đưa sinh trưởng phát triển tốt, ít sâu, bệnh giá trị thu nhập tương đương cây cam. Ban đầu, có thể đánh giá cây hồng xiêm xoài là cây dễ tính, chi phí đầu tư ban đầu thấp, ít tốn công chăm sóc hơn cây cam. Tuy nhiên, sản phẩm hiện nay đều tiêu thụ qua các tư thương nên giá cả không ổn định, sản lượng tiêu thụ thấp. Chính quyền thị trấn tìm hướng liên kết bao tiêu sản phẩm và động viên nhân dân từng bước mở rộng diện tích; đồng thời, tìm tòi thêm các loại cây trồng khác có giá trị để đa dạng hóa cơ cấu cây trồng ở địa phương”.
Hiệu quả bước đầu của mô hình trồng hồng xiêm xoài đang mở ra triển vọng lớn cho người dân thị trấn Nông trường Trần Phú nói riêng và nông dân Văn Chấn nói chung. Từ đây, người dân đã lựa chọn được loài cây thay thế cây cam và đa dạng hóa cơ cấu giống cây ăn quả để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.