CTTĐT - Vùng lòng chảo Mường Lò được sự ưu ái từ thiên nhiên không chỉ có cảnh quan tươi đẹp, mà còn là một vùng đất mầu mỡ, nguồn nước, khí hậu thích hợp cho trồng trọt, chăn nuôi, bằng những kinh nghiệm tích lũy và áp dụng khoa học kỹ thuật từ việc sản xuất trồng trọt, người dân Mường Lò đã tạo nên thương hiệu các loại gạo thơm ngon nổi tiếng, đặc biệt là gạo Séng Cù.
Đặc sản gạo Séng Cù - Mường Lò
Cánh đồng Mường Lò nằm ở phía Tây tỉnh Yên Bái, là cánh đồng rộng thứ 2 của vùng Tây Bắc có diện tích trên 3.100 ha (trong đó diện tích lúa của huyện Văn Chấn 2.072,37 ha, thị xã Nghĩa Lộ trên 700,37 ha), là vùng đất dốc tụ được kiến tạo từ nhiều năm do suối Ngòi Thia, Nặm Đông, Nặm Tộc và nhiều dòng suối nhỏ khác mang phù sa từ các sườn núi bồi đắp nên. Biên độ nhiệt ngày đêm lớn (>100C), số giờ nắng cao, nguồn nước tưới sạch tạo điều kiện cho cây lúa tích lũy dinh dưỡng, hương vị “Gạo Mường Lò” mềm dẻo, thơm ngon và đậm đà... Gạo tẻ Mường Lò thành danh từ lâu, được nhiều người biết trong văn hóa ẩm thực “Muốn ăn gạo trắng nước trong. Vượt qua đèo Ách vào trong Mường Lò”.
Điều kiện sinh thái của Mường Lò rất phù hợp cho cây lúa sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao. Lúa Séng Cù chủ yếu được gieo trồng vào vụ chiêm xuân. Trong cơ cấu giống lúa của Mường Lò, Séng Cù là một trong các giống hàng hóa chủ lực cho năng suất và chất lượng cao, được canh tác từ lâu và người dân có thể chủ động nguồn giống... đã tạo nên danh tiếng của gạo Séng Cù - đặc sản Mường Lò.
Về cảm quan gạo Séng Cù Mường Lò: Đặc điểm cảm quan của thóc có mầu vàng nhạt sáng, vỏ mỏng, đuôi hạt có râu hạt, hạt to và dài. Hạt gạo có hình dáng thon dài, hạt chắc, đều, ít bị gãy vỡ. Hạt gạo màu trắng ngà, hơi bóng có mùi thơm đậm hơn các loại gạo thông thường. Khi nấu chín cơm có vị ngọt đậm và bùi, rất dẻo (giống như xôi) nhưng không dính tay khi nắm, hương thơm đậm, đặc trưng. Gạo Séng Cù chứa nhiều hàm lượng Vitamin và có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho cơ thể.
Danh tiếng của gạo Mường Lò có được là nhờ khu vực địa lý rất thích hợp với quá trình sinh trưởng của cây lúa gạo và những kinh nghiệm tích lũy được của người dân.
Khu vực địa lý nằm trong vùng đất cổ, được bao bọc bởi dãy núi Hoàng Liên Sơn, có kiểu địa hình là thung lũng hình lòng chảo, địa hình khá bằng phẳng và nằm ở độ cao dưới 250 mét so với mực nước biển. Tổng lượng mưa bình quân hàng năm 1.400 - 1.600 mm. Nhiệt độ trung bình năm là 23,2oC. Độ ẩm trung bình năm dao động trong khoảng 80%. Tổng số giờ nắng trung bình năm là 1.800 giờ. Biên độ nhiệt ngày và đêm từ 8 - 14oC. Biên độ nhiệt độ ngày đêm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình quang hợp của cây và tích lũy chất khô của hạt lúa. Chỉ số này cao sẽ thúc đẩy cho quá trình tích lũy protein, chuyển hóa và tích lũy phenol thơm trong hạt thóc. Vì vậy, gạo Séng Cù có mùi thơm mạnh và hàm lượng protein cao. Thổ nhưỡng của khu vực địa lý là đất phù sa được bồi đắp hàng năm và đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước, tầng mùn tương đối dày, tầng dày phong hóa lớn. Thành phần dinh dưỡng của đất thuộc nhóm từ khá đến giàu nên khi được trồng tại Mường Lò, giống lúa thơm Séng Cù ngoài việc giàu hàm lượng protein và tinh bột còn có chỉ số mùi thơm cao hơn so với các nơi khác.
Kinh nghiệm của người dân cũng góp phần không nhỏ làm cho danh tiếng của gạo Mường Lò ngày càng được nhiều người biết đến. Trải qua quá trình định cư lâu dài tại Mường Lò, người Thái Đen đã có một hệ thống các tri thức bản địa quý giá trong sản xuất lúa, kết hợp với các luật tục trong việc bảo vệ nguồn nước, môi trường, bảo vệ nguồn giống quý hiếm để phát triển nông nghiệp bền vững như hiện nay. Từ lâu, dân tộc Thái đã biết xây dựng hệ thống thủy lợi với mương - phai - lái - lin là một trong những kỹ thuật đạt tới trình độ cao nhất, sớm nhất và chuyên nghiệp trong canh tác lúa. Với công cụ thủ công dao và xẻng, họ đã đào hệ thống mương dẫn nước dài hàng chục cây số để dẫn nước về khắp các ruộng lúa trong vùng. Cùng với mương là phai, hệ thống đập làm bằng tre và đá ngăn nước từ suối dâng lên cao chảy vào các mương đưa nước tới ruộng. Để chia nước vào các ruộng là các lái (mương nhỏ) và lin (ống dẫn nước bằng cây bương, cây vầu tới từng thửa ruộng) dẫn nước tới từng chân ruộng để ruộng nào cũng đủ nước cho lúa. Ngoài ra, người dân còn biết đốt rạ lấy tro tăng độ phì nhiêu cho đất, kỹ thuật thả bèo tấm giữ ấm cho lúa vào mùa đông vẫn được duy trì. Phương pháp chọn ủ và làm phân xanh thay cho các loại phân hóa học vừa phát triển được cây lúa đồng thời bảo vệ được nguồn nước, bảo vệ được môi trường. Bên cạnh kỹ thuật trồng và chăm sóc được tích lũy từ lâu đời, người dân Mường Lò đã tích cực tiếp thu và ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăm sóc, thu hoạch và chế biến để tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt.
Ngày 22/01/2018, Cục Sở hữu trí tuệ đã ra Quyết định số 264/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00061 cho sản phẩm gạo “Mường Lò” của cánh đồng Mường Lò, tỉnh Yên Bái. Khu vực mang chỉ dẫn địa lý “Gạo Mường Lò” gồm 13 xã, phường thuộc thị xã Nghĩa Lộ và huyện Văn Chấn, cụ thể: Phường Trung Tâm, phường Tân An, phường Pú Trạng, phường Cầu Thia, xã Nghĩa An, xã Nghĩa Phúc, xã Nghĩa Lợi thuộc thị xã Nghĩa Lộ, xã Thanh Lương, xã Thạch Lương, xã Sơn A, xã Hạnh Sơn, xã Phúc Sơn, xã Phù Nham thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Chỉ dẫn địa lý Gạo Mường Lò là tài sản quốc gia được bảo hộ vô thời hạn trên lãnh thổ Việt Nam, Ủy ban nhân dân thị xã Nghĩa Lộ là cơ quan được ủy quyền quản lý chỉ dẫn địa lý này.
Chỉ dẫn địa lý Gạo Mường Lò
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh tham quan gian hàng trưng bày, giới thiệu đặc sản gạo Séng Cù - Mường Lò
UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định số 326/QĐ-UBND ngày 14/3/2018 về việc thành lập Hội Sản xuất và Kinh doanh gạo Mường Lò tỉnh Yên Bái và quảng bá sản phẩm tại Website gaomuonglo.vn (SĐT: 0945.261.789 - 0984.638.683 - 0984.172.922).
Một số hình ảnh về đặc sản gạo Séng Cù - Mường Lò:
11788 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Vùng lòng chảo Mường Lò được sự ưu ái từ thiên nhiên không chỉ có cảnh quan tươi đẹp, mà còn là một vùng đất mầu mỡ, nguồn nước, khí hậu thích hợp cho trồng trọt, chăn nuôi, bằng những kinh nghiệm tích lũy và áp dụng khoa học kỹ thuật từ việc sản xuất trồng trọt, người dân Mường Lò đã tạo nên thương hiệu các loại gạo thơm ngon nổi tiếng, đặc biệt là gạo Séng Cù.Cánh đồng Mường Lò nằm ở phía Tây tỉnh Yên Bái, là cánh đồng rộng thứ 2 của vùng Tây Bắc có diện tích trên 3.100 ha (trong đó diện tích lúa của huyện Văn Chấn 2.072,37 ha, thị xã Nghĩa Lộ trên 700,37 ha), là vùng đất dốc tụ được kiến tạo từ nhiều năm do suối Ngòi Thia, Nặm Đông, Nặm Tộc và nhiều dòng suối nhỏ khác mang phù sa từ các sườn núi bồi đắp nên. Biên độ nhiệt ngày đêm lớn (>100C), số giờ nắng cao, nguồn nước tưới sạch tạo điều kiện cho cây lúa tích lũy dinh dưỡng, hương vị “Gạo Mường Lò” mềm dẻo, thơm ngon và đậm đà... Gạo tẻ Mường Lò thành danh từ lâu, được nhiều người biết trong văn hóa ẩm thực “Muốn ăn gạo trắng nước trong. Vượt qua đèo Ách vào trong Mường Lò”.
Điều kiện sinh thái của Mường Lò rất phù hợp cho cây lúa sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao. Lúa Séng Cù chủ yếu được gieo trồng vào vụ chiêm xuân. Trong cơ cấu giống lúa của Mường Lò, Séng Cù là một trong các giống hàng hóa chủ lực cho năng suất và chất lượng cao, được canh tác từ lâu và người dân có thể chủ động nguồn giống... đã tạo nên danh tiếng của gạo Séng Cù - đặc sản Mường Lò.
Về cảm quan gạo Séng Cù Mường Lò: Đặc điểm cảm quan của thóc có mầu vàng nhạt sáng, vỏ mỏng, đuôi hạt có râu hạt, hạt to và dài. Hạt gạo có hình dáng thon dài, hạt chắc, đều, ít bị gãy vỡ. Hạt gạo màu trắng ngà, hơi bóng có mùi thơm đậm hơn các loại gạo thông thường. Khi nấu chín cơm có vị ngọt đậm và bùi, rất dẻo (giống như xôi) nhưng không dính tay khi nắm, hương thơm đậm, đặc trưng. Gạo Séng Cù chứa nhiều hàm lượng Vitamin và có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho cơ thể.
Danh tiếng của gạo Mường Lò có được là nhờ khu vực địa lý rất thích hợp với quá trình sinh trưởng của cây lúa gạo và những kinh nghiệm tích lũy được của người dân.
Khu vực địa lý nằm trong vùng đất cổ, được bao bọc bởi dãy núi Hoàng Liên Sơn, có kiểu địa hình là thung lũng hình lòng chảo, địa hình khá bằng phẳng và nằm ở độ cao dưới 250 mét so với mực nước biển. Tổng lượng mưa bình quân hàng năm 1.400 - 1.600 mm. Nhiệt độ trung bình năm là 23,2oC. Độ ẩm trung bình năm dao động trong khoảng 80%. Tổng số giờ nắng trung bình năm là 1.800 giờ. Biên độ nhiệt ngày và đêm từ 8 - 14oC. Biên độ nhiệt độ ngày đêm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình quang hợp của cây và tích lũy chất khô của hạt lúa. Chỉ số này cao sẽ thúc đẩy cho quá trình tích lũy protein, chuyển hóa và tích lũy phenol thơm trong hạt thóc. Vì vậy, gạo Séng Cù có mùi thơm mạnh và hàm lượng protein cao. Thổ nhưỡng của khu vực địa lý là đất phù sa được bồi đắp hàng năm và đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước, tầng mùn tương đối dày, tầng dày phong hóa lớn. Thành phần dinh dưỡng của đất thuộc nhóm từ khá đến giàu nên khi được trồng tại Mường Lò, giống lúa thơm Séng Cù ngoài việc giàu hàm lượng protein và tinh bột còn có chỉ số mùi thơm cao hơn so với các nơi khác.
Kinh nghiệm của người dân cũng góp phần không nhỏ làm cho danh tiếng của gạo Mường Lò ngày càng được nhiều người biết đến. Trải qua quá trình định cư lâu dài tại Mường Lò, người Thái Đen đã có một hệ thống các tri thức bản địa quý giá trong sản xuất lúa, kết hợp với các luật tục trong việc bảo vệ nguồn nước, môi trường, bảo vệ nguồn giống quý hiếm để phát triển nông nghiệp bền vững như hiện nay. Từ lâu, dân tộc Thái đã biết xây dựng hệ thống thủy lợi với mương - phai - lái - lin là một trong những kỹ thuật đạt tới trình độ cao nhất, sớm nhất và chuyên nghiệp trong canh tác lúa. Với công cụ thủ công dao và xẻng, họ đã đào hệ thống mương dẫn nước dài hàng chục cây số để dẫn nước về khắp các ruộng lúa trong vùng. Cùng với mương là phai, hệ thống đập làm bằng tre và đá ngăn nước từ suối dâng lên cao chảy vào các mương đưa nước tới ruộng. Để chia nước vào các ruộng là các lái (mương nhỏ) và lin (ống dẫn nước bằng cây bương, cây vầu tới từng thửa ruộng) dẫn nước tới từng chân ruộng để ruộng nào cũng đủ nước cho lúa. Ngoài ra, người dân còn biết đốt rạ lấy tro tăng độ phì nhiêu cho đất, kỹ thuật thả bèo tấm giữ ấm cho lúa vào mùa đông vẫn được duy trì. Phương pháp chọn ủ và làm phân xanh thay cho các loại phân hóa học vừa phát triển được cây lúa đồng thời bảo vệ được nguồn nước, bảo vệ được môi trường. Bên cạnh kỹ thuật trồng và chăm sóc được tích lũy từ lâu đời, người dân Mường Lò đã tích cực tiếp thu và ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăm sóc, thu hoạch và chế biến để tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt.
Ngày 22/01/2018, Cục Sở hữu trí tuệ đã ra Quyết định số 264/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00061 cho sản phẩm gạo “Mường Lò” của cánh đồng Mường Lò, tỉnh Yên Bái. Khu vực mang chỉ dẫn địa lý “Gạo Mường Lò” gồm 13 xã, phường thuộc thị xã Nghĩa Lộ và huyện Văn Chấn, cụ thể: Phường Trung Tâm, phường Tân An, phường Pú Trạng, phường Cầu Thia, xã Nghĩa An, xã Nghĩa Phúc, xã Nghĩa Lợi thuộc thị xã Nghĩa Lộ, xã Thanh Lương, xã Thạch Lương, xã Sơn A, xã Hạnh Sơn, xã Phúc Sơn, xã Phù Nham thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Chỉ dẫn địa lý Gạo Mường Lò là tài sản quốc gia được bảo hộ vô thời hạn trên lãnh thổ Việt Nam, Ủy ban nhân dân thị xã Nghĩa Lộ là cơ quan được ủy quyền quản lý chỉ dẫn địa lý này.
Chỉ dẫn địa lý Gạo Mường Lò
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh tham quan gian hàng trưng bày, giới thiệu đặc sản gạo Séng Cù - Mường Lò
UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định số 326/QĐ-UBND ngày 14/3/2018 về việc thành lập Hội Sản xuất và Kinh doanh gạo Mường Lò tỉnh Yên Bái và quảng bá sản phẩm tại Website gaomuonglo.vn (SĐT: 0945.261.789 - 0984.638.683 - 0984.172.922).
Một số hình ảnh về đặc sản gạo Séng Cù - Mường Lò: