CTTĐT - Tính đến hết tháng 4/2023, tổng dư nợ của Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Trấn Yên đạt 486 tỷ đồng, trong đó tính riêng 4 tháng đầu năm 2023 đạt trên 40 tỷ đồng.
Cán bộ tín dụng Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Trấn Yên thực hiện điểm giao dịch tại xã.
Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Trấn Yên đã thực hiện ủy thác thông qua 75 tổ chức Hội đoàn thể cấp xã, với 267 tổ tiết kiệm và vay vốn với trên 9 nghìn lượt khách hàng là các hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách đang vay vốn NHCSXH.
Doanh số cho vay của Phòng giao dịch trong 4 tháng đầu năm 2023 đạt trên 40 tỷ đồng đã tạo điều kiện cho trên 1.000 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi, với 13 chương trình tín dụng chính sách đang thực hiện tại đơn vị.
Kết quả này cho thấy, chất lượng tín dụng chính sách không ngừng được củng cố, nâng cao; tỷ lệ nợ quá hạn ở mức cho phép chiếm 0,08% so với tổng dư nợ. Cùng với đó, phòng giao dịch NHCSXH huyện đã phối hợp chặt chẽ với 4 tổ chức chính trị làm ủy thác làm tốt công tác quản lý, kiểm tra nâng cao chất lượng dư nợ ủy thác, phối hợp tuyên truyền sâu rộng các chương trình tín dụng chính sách đến từng người dân, giúp nhân dân nắm bắt được kịp thời các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.
Trong thời gian tới Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Trấn Yên sẽ tiếp tục triển khai quyết liệt đồng bộ các giải pháp đảm bảo yêu cầu tăng trưởng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng. Tập trung củng cố, nâng cao chất lượng các mặt hoạt động của đơn vị. Trong đó trọng tâm là nâng cao chất lượng tín dụng, bao gồm: Nâng cao chất lượng tín dụng chính sách ở địa bàn cơ sở; nâng cao năng lực hoạt động của Tổ TK&VV; nâng cao chất lượng hoạt động Điểm giao dịch xã; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của hộ vay.
Phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội làm ủy thác thường xuyên tuyên truyền về các chương trình tín dụng chính sách, khảo sát nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn để giải ngân đáp ứng tối đa nhu cầu vay vốn của đối tượng, đồng thời làm tốt công tác kiểm tra, giám sát để nguồn vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng và phát huy hiệu quả. Bám sát các chương trình phát triển kinh tế của địa phương, đầu tư vốn tín dụng chính sách một cách hợp lý, nâng mức cho vay phù hợp với nhu cầu người vay và giá cả thị trường. Phối hợp, lồng ghép có hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách xã hội với hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và hoạt động của các tổ chức Chính trị xã hội nhằm giúp người nghèo biết cách sử dụng vốn có hiệu quả...
1651 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tính đến hết tháng 4/2023, tổng dư nợ của Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Trấn Yên đạt 486 tỷ đồng, trong đó tính riêng 4 tháng đầu năm 2023 đạt trên 40 tỷ đồng.
Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Trấn Yên đã thực hiện ủy thác thông qua 75 tổ chức Hội đoàn thể cấp xã, với 267 tổ tiết kiệm và vay vốn với trên 9 nghìn lượt khách hàng là các hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách đang vay vốn NHCSXH.
Doanh số cho vay của Phòng giao dịch trong 4 tháng đầu năm 2023 đạt trên 40 tỷ đồng đã tạo điều kiện cho trên 1.000 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi, với 13 chương trình tín dụng chính sách đang thực hiện tại đơn vị.
Kết quả này cho thấy, chất lượng tín dụng chính sách không ngừng được củng cố, nâng cao; tỷ lệ nợ quá hạn ở mức cho phép chiếm 0,08% so với tổng dư nợ. Cùng với đó, phòng giao dịch NHCSXH huyện đã phối hợp chặt chẽ với 4 tổ chức chính trị làm ủy thác làm tốt công tác quản lý, kiểm tra nâng cao chất lượng dư nợ ủy thác, phối hợp tuyên truyền sâu rộng các chương trình tín dụng chính sách đến từng người dân, giúp nhân dân nắm bắt được kịp thời các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.
Trong thời gian tới Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Trấn Yên sẽ tiếp tục triển khai quyết liệt đồng bộ các giải pháp đảm bảo yêu cầu tăng trưởng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng. Tập trung củng cố, nâng cao chất lượng các mặt hoạt động của đơn vị. Trong đó trọng tâm là nâng cao chất lượng tín dụng, bao gồm: Nâng cao chất lượng tín dụng chính sách ở địa bàn cơ sở; nâng cao năng lực hoạt động của Tổ TK&VV; nâng cao chất lượng hoạt động Điểm giao dịch xã; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của hộ vay.
Phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội làm ủy thác thường xuyên tuyên truyền về các chương trình tín dụng chính sách, khảo sát nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn để giải ngân đáp ứng tối đa nhu cầu vay vốn của đối tượng, đồng thời làm tốt công tác kiểm tra, giám sát để nguồn vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng và phát huy hiệu quả. Bám sát các chương trình phát triển kinh tế của địa phương, đầu tư vốn tín dụng chính sách một cách hợp lý, nâng mức cho vay phù hợp với nhu cầu người vay và giá cả thị trường. Phối hợp, lồng ghép có hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách xã hội với hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và hoạt động của các tổ chức Chính trị xã hội nhằm giúp người nghèo biết cách sử dụng vốn có hiệu quả...