CTTĐT - Tre măng Bát Độ được đưa vào trồng tại huyện Yên Bình từ năm 2004 chủ yếu tại một số xã vùng thượng huyện. Sau hơn 20 năm thực hiện đặc biệt là từ khi mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị giữa người dân và doanh nghiệp được hình thành, cây tre măng Bát Độ đã từng bước mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế cho người dân Yên Bình.
Người dân huyện Yên Bình thu hoạch măng tre Bát Độ
Là một trong những hộ tiên phong trồng tre măng Bát Độ đầu tiên ở xã Mỹ Gia, đến nay gia đình ông Trần Phúc Dân ở thôn Phú Mỹ đã có gần 8ha tre măng Bát Độ. Nhờ được trồng và chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, lại có chất đất và khí hậu phù hợp nên toàn bộ diện tích tre Bát Độ của gia đình Ông Dân đang sinh trưởng phát triển tốt. Ông Dân cho biết: “Năm 2022 gia đình ông thu hoạch trên 4ha tre măng cho thu nhập gần 120 triệu đồng, hiện nay diện tích tre măng của gia đinh sắp được thu hoạch, dự ước cho thu nhập khoảng gần 200 triệu đồng, cuộc sống của gia đình đã khấm khá hơn”.
Là xã vùng thượng huyện với trên 70% là đồng bào dân tộc thiểu số, người dân Mỹ Gia sống chủ yếu dựa vào kinh tế thuần nông, đặc biệt là kinh tế đồi rừng, do không quy hoạch thành vùng sản xuất hàng hóa nên hiệu quả kinh tế thấp, đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Trước thực trạng đó, năm 2004, huyện Yên Bình đã chỉ đạo ngành chuyên môn vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng tre măng Bát Độ. Mỹ Gia là một trong những địa phương được đưa vào trồng thí điểm trên khu vực Núi Ngàng thuộc thôn Phú Mỹ. Khi mới triển khai, xã gặp nhiều khó khăn do người dân còn đắn đo, không ủng hộ, vẫn còn quen với tập quán canh tác cũ. Ông Hà Văn Lĩnh - Chủ tịch UBND xã Mỹ Gia cho biết: “Xã đã vận động cán bộ, đảng viên gương mẫu đi trước, mặt khác huyện cũng đã chủ động liên kết với Công ty Cổ phần Yên Thành để tìm đầu ra sản phẩm, từ đó bà con đã thấy được hiệu quả từ cây măng tre Bát Độ nên đã tự nguyện tham gia đăng ký trồng trên diện tích gần 100ha. Năm 2022 vừa qua, đã có 60 ha được thu hoạch, bình quân 1ha cho thu nhập gần 30 triệu đồng, đã góp phần quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”.
Huyện Yên Bình hiện có trên 300ha tre măng Bát Độ được trồng chủ yếu tại các xã khu vực thượng huyện là Mỹ Gia, Yên Thành, Xuân Lai, Cảm Nhân. Trong đó có hơn 200ha đang cho thu hoạch. Qua thực hiện cho thấy cây tre măng Bát Độ rất phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu của các xã khu vực thượng huyện, cây phát triển tốt nhanh cho thu hoạch. Để giúp người dân tiêu thụ sản phẩm, thời gian qua, các địa phương đã thực hiện có hiệu quả mô hình liên kết theo chuỗi giá trị giữa người dân và doanh nghiệp, từ tập huấn kỹ thuật, cung ứng trước vật tư, phân bón, cây giống đến khâu sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm đều có sự vào cuộc tích cực của doanh nghiệp. Hiện tại Công ty Cổ phần Yên Thành đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm măng Bát Độ cho bà con. Anh Hoàng Văn Hiệp - thôn Làng Dẫy xã Cảm Nhân cho hay: “Hàng năm, diện tích tre măng Bát Độ của gia đình thu hoạch đã được Công ty Cổ phần Yên Thành thu mua và sơ chế măng tươi tại chỗ giúp cho gia đình thuận tiện hơn trong việc tiêu thụ sản phẩm”.
Năm nay, do tiếp tục được thâm canh tốt nên tre Bát Độ ở huyện Yên Bình sinh trưởng, phát triển tốt cho sản lượng cao. Trung bình mỗi ha tre măng Bát Độ cho thu nhập từ 25 - 30 triệu đồng/năm, cao gấp 2 - 3 lần so với cây nguyên liệu khác; sản phẩm tre măng Bát Độ được Công ty Cổ phần Yên Thành tiêu thụ khá ổn định và đã được xuất khẩu sang thị trường Đài Loan, Nhật Bản và một số nước trong khu vực. Dự kiến, năm nay sản lượng măng thương phẩm ước đạt trên 1.200 tấn, giá trị kinh tế ước khoảng trên 5 tỷ đồng. Ông Nguyễn Thành Đạt - Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Yên Bình cho biết: “Năm 2023 huyện Yên Bình tiếp tục triển khai Dự án sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm măng tre Bát Độ tại các xã: Mỹ Gia, Cảm Nhân, Ngọc Chấn, Phúc An, Yên Thành, Xuân Long, Bạch Hà, Phúc Ninh, Tân Hương và thị trấn Yên Bình với quy mô 145ha trong đó vụ thu năm 2023 trồng 70ha, diện tích còn lại trồng vào vụ xuân 2024, qua đó tạo thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung”.
Với diện tích nhân rộng của dự án và diện tích tre măng Bát Độ hiện có sẽ là điều kiện giúp người dân vùng Đông hồ xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng góp phần xây dựng nông thôn mới./.
1584 lượt xem
Theo Trang TTĐT huyện Yên Bình
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tre măng Bát Độ được đưa vào trồng tại huyện Yên Bình từ năm 2004 chủ yếu tại một số xã vùng thượng huyện. Sau hơn 20 năm thực hiện đặc biệt là từ khi mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị giữa người dân và doanh nghiệp được hình thành, cây tre măng Bát Độ đã từng bước mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế cho người dân Yên Bình.Là một trong những hộ tiên phong trồng tre măng Bát Độ đầu tiên ở xã Mỹ Gia, đến nay gia đình ông Trần Phúc Dân ở thôn Phú Mỹ đã có gần 8ha tre măng Bát Độ. Nhờ được trồng và chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, lại có chất đất và khí hậu phù hợp nên toàn bộ diện tích tre Bát Độ của gia đình Ông Dân đang sinh trưởng phát triển tốt. Ông Dân cho biết: “Năm 2022 gia đình ông thu hoạch trên 4ha tre măng cho thu nhập gần 120 triệu đồng, hiện nay diện tích tre măng của gia đinh sắp được thu hoạch, dự ước cho thu nhập khoảng gần 200 triệu đồng, cuộc sống của gia đình đã khấm khá hơn”.
Là xã vùng thượng huyện với trên 70% là đồng bào dân tộc thiểu số, người dân Mỹ Gia sống chủ yếu dựa vào kinh tế thuần nông, đặc biệt là kinh tế đồi rừng, do không quy hoạch thành vùng sản xuất hàng hóa nên hiệu quả kinh tế thấp, đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Trước thực trạng đó, năm 2004, huyện Yên Bình đã chỉ đạo ngành chuyên môn vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng tre măng Bát Độ. Mỹ Gia là một trong những địa phương được đưa vào trồng thí điểm trên khu vực Núi Ngàng thuộc thôn Phú Mỹ. Khi mới triển khai, xã gặp nhiều khó khăn do người dân còn đắn đo, không ủng hộ, vẫn còn quen với tập quán canh tác cũ. Ông Hà Văn Lĩnh - Chủ tịch UBND xã Mỹ Gia cho biết: “Xã đã vận động cán bộ, đảng viên gương mẫu đi trước, mặt khác huyện cũng đã chủ động liên kết với Công ty Cổ phần Yên Thành để tìm đầu ra sản phẩm, từ đó bà con đã thấy được hiệu quả từ cây măng tre Bát Độ nên đã tự nguyện tham gia đăng ký trồng trên diện tích gần 100ha. Năm 2022 vừa qua, đã có 60 ha được thu hoạch, bình quân 1ha cho thu nhập gần 30 triệu đồng, đã góp phần quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”.
Huyện Yên Bình hiện có trên 300ha tre măng Bát Độ được trồng chủ yếu tại các xã khu vực thượng huyện là Mỹ Gia, Yên Thành, Xuân Lai, Cảm Nhân. Trong đó có hơn 200ha đang cho thu hoạch. Qua thực hiện cho thấy cây tre măng Bát Độ rất phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu của các xã khu vực thượng huyện, cây phát triển tốt nhanh cho thu hoạch. Để giúp người dân tiêu thụ sản phẩm, thời gian qua, các địa phương đã thực hiện có hiệu quả mô hình liên kết theo chuỗi giá trị giữa người dân và doanh nghiệp, từ tập huấn kỹ thuật, cung ứng trước vật tư, phân bón, cây giống đến khâu sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm đều có sự vào cuộc tích cực của doanh nghiệp. Hiện tại Công ty Cổ phần Yên Thành đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm măng Bát Độ cho bà con. Anh Hoàng Văn Hiệp - thôn Làng Dẫy xã Cảm Nhân cho hay: “Hàng năm, diện tích tre măng Bát Độ của gia đình thu hoạch đã được Công ty Cổ phần Yên Thành thu mua và sơ chế măng tươi tại chỗ giúp cho gia đình thuận tiện hơn trong việc tiêu thụ sản phẩm”.
Năm nay, do tiếp tục được thâm canh tốt nên tre Bát Độ ở huyện Yên Bình sinh trưởng, phát triển tốt cho sản lượng cao. Trung bình mỗi ha tre măng Bát Độ cho thu nhập từ 25 - 30 triệu đồng/năm, cao gấp 2 - 3 lần so với cây nguyên liệu khác; sản phẩm tre măng Bát Độ được Công ty Cổ phần Yên Thành tiêu thụ khá ổn định và đã được xuất khẩu sang thị trường Đài Loan, Nhật Bản và một số nước trong khu vực. Dự kiến, năm nay sản lượng măng thương phẩm ước đạt trên 1.200 tấn, giá trị kinh tế ước khoảng trên 5 tỷ đồng. Ông Nguyễn Thành Đạt - Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Yên Bình cho biết: “Năm 2023 huyện Yên Bình tiếp tục triển khai Dự án sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm măng tre Bát Độ tại các xã: Mỹ Gia, Cảm Nhân, Ngọc Chấn, Phúc An, Yên Thành, Xuân Long, Bạch Hà, Phúc Ninh, Tân Hương và thị trấn Yên Bình với quy mô 145ha trong đó vụ thu năm 2023 trồng 70ha, diện tích còn lại trồng vào vụ xuân 2024, qua đó tạo thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung”.
Với diện tích nhân rộng của dự án và diện tích tre măng Bát Độ hiện có sẽ là điều kiện giúp người dân vùng Đông hồ xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng góp phần xây dựng nông thôn mới./.